Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

Tiểu luận Thủy Triều Đỏ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.69 MB, 29 trang )

Tiểu luận
Thủy Triều Đỏ
I/ Khái niệm:
1) Định nghĩa:
“ Thủy triều đỏ” là cách gọi thông thường, nhưng các nhà khoa
học thường gọi là hiện tượng nở hoa của tảo biển.
o “Tảo” là 1 nhóm rất rộng, bao gồm rất nhiều loài từ đơn bào tới phức tạp
như rong biển, từ độ dài một vài micro-mét tới 50 mét. Đặc điểm chung
là chúng tương tự thực vật trên mặt đất - quang hợp hấp thụ khí CO2 và
thải ra O2. Hiện tượng tảo nở hoa thường gây ra bởi các loài tảo nhỏ bé
gọi là “vi tảo” - mà đặc biệt là các loài vi tảo ở tầng gần mặt nước nơi
ánh sáng mặt trời có thể xun tới. Các lồi vi tảo đó được gọi là “thực
vật phù du”.

• Hiện tượng tảo nở hoa (có tài liệu cịn gọi là hiện tượng nở hoa của nước)
gây ra bởi các loài vi tảo và vi khuẩn lam sống trong nước biển hoặc nước
ngọt khi chúng phát triển rất nhanh, bùng phát quá mức về mật độ tế bào
hoặc sinh khối. Hiện tượng “nở hoa” thường đồng hành với sự giảm
nhanh chóng hàm lượng ơ-xy trong nước làm chết nhiều lồi sinh vật biển
trong tự nhiên và ni trồng.
• Hiện tượng nở hoa xãy ra ở cả biển và nước ngọt, khi xảy ra ở biển gọi là
thủy triều đỏ. Tảo nở hoa có thể sống ở bề mặt nước và ở tầng đáy.
Lưu Ý về định nghĩa “thủy triều đỏ”:

1. Thủy triều đỏ khơng nhất thiết có màu đỏ. Tảo có thể có đủ loại màu, thơng
dụng nhất là xanh và đỏ. Hơn nữa, có trường hợp tảo sinh sơi chưa đủ dày
đặc nên chưa làm đổi màu nước, nhưng đã đủ để gây thiệt hại
2. Thủy triều đỏ không liên quan đến “thủy triều”
3. Từ “thủy triều đỏ” được dùng hiện nay tạo ra cảm giác là 1 hiện tượng
thiên nhiên gây tàn phá. Tuy nhiên, trên thực tế, không phải tất cả hiện
tượng tảo nở hoa đều gây hại.



1


Hình 1.1. Thủy triều đỏ

Hình 1.2. Hình ảnh thủy triều đỏ

2


Hình 1.3. Sinh vật chết hàng loạt do thủy triều đỏ

2) Nguyên nhân:
Hiện tại khoa học vẫn còn tranh cãi về nguyên nhân của hiện tượng này.
Tuy nhiên, về cơ bản, tảo cũng như các loài sinh vật khác, sinh sôi nảy nở
quá mức khi điều kiện sống tốt, đặc biệt là nhiệt độ phù hợp và nguồn
dinh dưỡng dồi dào ( thuật ngữ gọi là phù dưỡng).
Có thể chia thành 2 loại nguyên nhân:





Tự nhiên: Trên thực tế, ở nhiều nơi trên thế giới, hiện tượng tảo nở
hoa lặp đi lặp lại, có khi nhiều năm một lần, khi lại chỉ vài tháng.
Cứ đến một thời điểm nào đó, khi lượng dinh dưỡng tảo trong nước
tăng lên cao, tảo lại đua nhau sinh nở và làm đổi màu nước. Sau
một thời gian, hiện tượng tự hết. Các yếu tố tự nhiên như dòng hải
lưu, thời tiết hay các hiện tượng như El Nino có thể góp phần trong

việc tạo ra điều kiện thuận lợi để tảo nở.
Tác động con người: Nếu ở một nơi mà chưa từng xảy ra tảo nở
hoa hoặc hiếm khi xảy ra nhưng giờ xảy ra nhiều hơn. Nguyên
nhân là do các hoạt động của con người đã tác động đến mơi
trường nước. Ngồi ánh sáng, tảo cịn cần các chất vơ cơ khác như
Phosphat, nitrat, silicat, Fe ( tương tự như cây trên cạn cần bón
phân đạm và phân lân). Việc sử dụng tràn lan phân bón hóa học
trong nơng nghiệp, rồi nước thải cơng nghiệp khi ra biển đều có

3


cung cấp nguồn dinh dưỡng phong phú cho tảo. Hiện tượng nước
ấm dần lên cũng được cho là điều kiện thuận lợi cho tảo phát triển.

Về cơ bản, mỗi loại tảo cần mơi trường và chất dinh dưỡng khác
nhau. Có một số yếu tố có thể gây ra một đợt tảo nở hoa. Độ
mặn thấp, hàm lượng dinh dưỡng cao trong nước (Nitơ và Phốt
pho), dòng chảy chậm, và nhiệt độ nước bề mặt ấm hơn bình
thường là nguyên nhân góp phần hình thành thủy triều đỏ.

Hình 2.1. Tảo Karenia Brevia
Theo Ủy ban bảo tồn cá và động vật hoang dã Florida, nhiều loại tảo độc hại
nở hoa được kích thích bởi dinh dưỡng ơ nhiễm gắn liền với chất thải nơng
nghiệp và đơ thị. Tuy nhiên, có loại tảo như Karenia Brevia khơng có mối
liên hệ nào với ơ nhiễm ven bờ. Bởi thủy triều đỏ Florida phát triển cách bờ
đến khoảng 60 cây số, cách ly hẳn với những nguồn dinh dưỡng nhân tạo và
nó cũng xảy ra trước khi con người định cư ở ven biển đó. Tuy nhiên, một
khi thủy triều đỏ di chuyển vào gần bờ thì chúng có khả năng hấp thụ
dưỡng chất nhân tạo để phát triển. Cho đến nay, khoa học vẫn chưa xác

định được điều kiện chính xác để tảo nở hoa. Cũng chưa có giải pháp hiệu
quả hiện tượng này, thơng thường chỉ đợi nó qua đi. Ở các nước thường
xảy ra hiện tượng “ thủy triều đỏ” người ta có thể giám sát, dự đốn và
cảnh báo sớm cho người dân.

4


Hình 2.2. Hàng trăm tấn cá chết do thủy triều đỏ ở Florida

3) Phân loại:
Thủy triều đỏ không nhất thiết có màu đỏ. Tảo có thể có đủ
loại màu, thơng dụng nhất là xanh và đỏ. Hơn nữa, có
trường hợp tảo sinh sôi chưa đủ dày đặc nên chưa làm đổi
màu nước, nhưng đủ để gây hại.
• Có thể coi “ thủy triều đỏ” là cách gọi thông dụng của tảo nở hoa, tuy
nhiên chỉ áp dụng trong trường hợp nước đã bị đổi màu và màu đó là
nâu hoặc đỏ.
• Tảo là một nhóm rất rộng, bao gồm rất nhiều loài từ đơn bào tới phứt
tạp như rong biển, từ độ dài một vài micro mét tới 50 mét. Đặc điểm
chung là chúng tương tự thực vật trên mặt đất – quang hợp hấp thụ
CO2 và thải ra O2. Hiện tượng tảo nở hoa thường gây ra bởi các loài
5


tảo nhỏ bé gọi là “vi tảo” – đặc biệt là các vi tảo ở tầng gần mặt nước
nơi ánh sáng mặt trời có thể xun tới. Các lồi vi tảo đó được gọi là
“thực vật phù du”.
• Hiện tượng tảo nở hoa thường xảy ra ở ven biển, nhưng nó cũng xảy ra
trong mơi trường nước ngọt. Nơi sơng hồ, nó thường được gây ra bởi vi

khuẩn lam (trước đây hay gọi là tảo lục lam nhưng hiện tại được phân
loại thành vi khuẩn).

Hình 3.1. Tác động của ngành công nghiệp lên môi trường nước

6


Hình 3.2. Sở đồ cơ chế của thủy triều đỏ

Có mấy loại tảo gắn với thuỷ triều đỏ?
Theo LiveScience, không phải tất cả tảo nở hoa đều có hại. Nhưng có một số lồi
tảo độc hại gắn với thuỷ triều đỏ như tảo Karenia Brevia, tảo Alexandrium
Fundyense và tảo Alexandrium Catenella.
o Ở Vịnh Mexico, tảo Karenia Brevia là loại đặc biệt phổ biến dọc bờ biển Tây
Florida và Texas (Mỹ).
o Alexandrium Fundyense là loại tảo được tìm thấy ở bờ biển Đại Tây Dương, từ
New England đến Canada.
o Alexandrium Catenella là loại tảo phổ biến ở Thái Bình Dương, từ Mexico đến
Alaska, và dọc bờ biển các nước Úc, Nhật Bản.
o Khơng rõ lồi tảo độc hại nào gây ra thuỷ triều đỏ ở vùng biển miền Trung Việt
Nam (nếu có).

7


Tảo Alexandrium Fundyense dưới kính hiển vi

Các loại ngộ độc do tảo gây ra
Độc tố do tảo sinh ra gồm nhiều nhóm khác nhau, chúng được tích lũy trong thịt

động vật thủy sinh thông qua chuỗi thức ăn và là nguyên nhân trực tiếp của nhiều
dạng ngộ độc khác nhau. Người ta thống kê có các dạng ngộ độc sau:






Ngộ độc gây liệt cơ PSP (Paralytic shelfish poisoning) do các lồi thuộc chi
Alexandrium và Gymnodiniums, tích lũy trong nhuyễn thể hai mảnh vỏ.
Ngộ độc tiêu chảy DSP (Diarrhetic shellfish poisoning) do một số lồi thuộc chi
Dinopysis, tích lũy trong nhuyễn thể hai mảnh vỏ.
Ngộ độc gây mất trí nhớ ASP (Amnesic shellfish poisoning) do một số lồi thuộc
chi Pseudo-nitzschia, tích lũy trong nhuyễn thể hai mảnh vỏ.
Ngộ độc cá rạn san hơ CFP (Ciguatera shellfish poisoning) do nhóm tảo giáp
sống đáy tích lũy trong cá rạn san hơ
Ngộ độc thần kinh NSP (Neurptoxic shellfish poisoning) do một số loài trong đó
có Gymnodinium breve gây tê liệt thần kinh

8


Một số loại tảo độc trong ao nuôi tôm

Hiện tượng nở hoa của tảo độc hại thành một số loại sau:
1. Các lồi khơng chứa độc tố nhưng khi nở hoa làm thay đổi màu nước; dưới
những điều kiện đặc biệt chẳng hạn như trong các vịnh kín, tảo nở hoa có thể
tăng đến mật độ rất cao làm chết cá và các động vật khơng xương sống có
trong thủy vực đó do cạn kiệt oxy. Tiêu biểu trong nhóm này là các loài:
Gonyaulax polygramma, Noctiluca scintillans (tảo giáp), Trichodesmium

erythraeum (tảo lam).
2. Các loài sản sinh ra các độc tố mạnh mà ta có thể phát hiện được thơng qua
chuỗi thức ăn tới con người, gây nên một loạt các chứng bệnh về thần kinh
và tiêu hóa, trong đó các đại diện của tảo Giáp, có các lồi thuộc chi
Dinophysis, Goniaulax và Prorocentrum có tính độc rất cao.
3. Các lồi không độc với người nhưng lại độc với cá và các động vật không
xương sống (đặc biệt trong các hệ thống nuôi thâm canh) do phá hủy hoặc
làm tắc các mang của chúng; bao gồm các loài tảo khuê Chaetoceros
convolutus, tảo giáp Gymnodinium mikimotoi,… gây nên.
9


Một vài lồi tảo có thể gây độc ngay ở mật độ thấp chưa làm thay đổi màu nước,
chẳng hạn như loài Alexandrium tamarense, các độc tố PSP được phát hiện
trong thân mềm khi mật độ của loài này thấp hơn 103 tế bào/lít, trong khi các tảo
khác thường gây hại khi chúng xuất hiện ở các mật độ cao hơn, làm thay đổi
màu nước và kết quả là gây nên thủy triều đỏ. Loài Gyrodinium aureolum gây
chết cá và các động vật đáy ở mật độ cao hơn 107 tế bào/lít (Andersen, 1996).

4) Dấu hiệu nhận biết
Khi tảo tập hợp đủ dày sẽ thay đổi màu nước có thể quan sát được (song cũng có
trường hợp khơng đổi màu). Một số loại tảo khi về đêm sẽ phát sáng. Có loại tạo
ra từng đám bọt trắng theo sóng vào bờ. Tảo có thể theo gió gây mùi khó chịu
hoặc khó thở. Tuy nhiên, mỗi lồi tảo có đặc tính khác nhau, nên cần phải lấy
mẫu nước để thử nghiệm mới có thể kết luận chính xác.

Hình 4.1. Tảo phát quang ở bở biển Australia

5) Các đợt thuỷ triều đỏ kéo dài bao lâu?


10


Thuỷ triều đỏ có thể kéo dài vài tuần hoặc lâu hơn 1 năm. Chúng thậm chí có thể
giảm dần sau đó tái xuất hiện. Q trình tảo nở hoa phụ thuộc vào các điều kiện
vật chất và sinh học có ảnh hưởng đến sự phát triển của nó, gồm ánh sáng mặt
trời, các chất dinh dưỡng và độ mặn, cũng như tốc độ và hướng của gió và dịng
chảy.
Thuỷ triều đỏ thường xuất hiện gần bờ, tuy nhiên, nó cũng có thể xảy ra cách bờ từ 1040 dặm (tương đương 16-64km, theo Uỷ ban bảo tồn cá và động vật hoang dã Florida)

II/ Tác hại:
Thực vật phù du vơ cùng quan trọng trong hệ sinh thái. Nó tạo nên nền tảng của
lưới thức ăn, làm cơ sở cho sự sống ở đại dương. Thực vật phù du được cho là
sản sinh ra tới 80% lượng ô-xy trên trái đất. Chỉ khi sinh sôi một cách đột biến
dày đặc tại một vùng nước, chúng mới trở thành vấn đề.
Tảo nở hoa có 2 loại: vơ hại và có hại. Trong số hơn 5000 loài thực vật phù du
được biết tới, số lồi có hại chỉ chiếm khoảng 2%.

1) Cách thức gây hại chính:
Tảo nở hoa (Thủy triều đỏ) gây hại theo hai cách chính:
a)Tảo sinh ra chất độc. Các loại sinh vật khác hấp thụ phải chất độc sẽ bị
nhiễm độc. Cứ thế, chất độc lan trong chuỗi thức ăn, gây ra cái chết cho các loại
sinh vật biển lớn hơn như động vật phù du, các loài nhuyễn thể, cá, động vật có vú
ở biển v.v.

b) Gây thiếu hụt ô-xy trong nước. Giống như cây cối trên cạn, vào ban
đêm, “tập đoàn” tảo ngừng quang hợp và tiêu thụ một lượng lớn ơ-xy trong nước.
Ngồi ra, khi sinh sơi nhanh chóng thì số lượng tảo chết cũng rất lớn. Khi chết, xác
tảo chìm xuống đáy. Tại đây, vi khuẩn sẽ phân hủy xác tảo, và quá trình này tiêu
tốn nhiều ô-xy trong nước. Sự thiếu hụt ô-xy này có thể khiến cá và các loại động

vật dưới nước chết hàng loạt, bao gồm cả tầng đáy và tầng trên.

2) Ảnh hưởng đối với hệ sinh thái:
Theo các nhà khoa học, trong vài thập kỷ qua, hiện tượng Thủy triều đỏ và nở hoa
nước đang gia tăng ở cả 2 khía cạnh tần số/cường độ xuất hiện và phân bố địa lý.
Thông thường, trong nước biển vi tảo thường tồn tại với mật độ khoảng 10 -100 tế
bào vi tảo trong 1ml, thế nhưng khi có hiện tượng nở hoa, mật độ của vi tảo có thể
lên đến 60-70 nghìn tế bào/ml, gấp 600-700 lần mức bình thường. Khi đó, nước
11


biển chuyển từ màu trong xanh sang màu khác, có thể là màu vàng nhạt, lục, vàng
xám (mùn cưa) hoặc đỏ như máu, thậm chí, có một số loại vi tảo có thể bùng phát
mà khơng làm thay đổi màu của nước.
Sự nở hoa của các loài tảo độc hại (habs) đã mang lại những tác động khác nhau
tùy thuộc vào phạm vi cũng như tính chất của từng lồi gây nên hiện tượng đó.
Thủy triều đỏ được biết đến dưới các đợt nở hoa bùng phát của tảo biển, tấn công
và làm tổn thương hàng loạt đối với động vật biển, giáp xác và thân mềm như cua,
tôm, trai, sò, vẹm. Sự tác động của tảo độc, hại tới các loài động vật như chim, thú
chủ yếu bằng cách gián tiếp, thông qua chuỗi thức ăn tức là những động vật bậc
cao sẽ bị tác động khi tiêu thụ các hải sản biển cá, cua.. Đã nhiễm độc tố cao.
Ngồi ra, một số lồi tảo độc hại có thể trực tiếp gây hại cho các loài thủy sinh vật,
như làm tắc nghẽn mang hoặc khi phân hủy giải phóng độc tố ra môi trường. Gây
ra cái chết hàng loạt cho các lồi cá có lẽ là tác động lớn nhất thường quan sát được
trong những tác động của habs trên các loài động vật hoang dã. Trường hợp tảo nở
hoa làm hàm lượng Oxy tăng cao đến mức bảo hịa thì 100% Hb chuyển thành
hbo2, lúc này áp suất riêng phần của Oxy rất lớn sẽ đẩy một phần hbo2 tồn tại ở
dạng bọt khí làm tắc nghẽn mạch máu gây rối loạn tuần hoàn và làm chết cá. Tuy
nhiên habs có thể ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh khác của hệ sinh thái nước ngọt
và hệ sinh thái biển. Độc tố của tảo đã gây ra sự tử vong của cá voi, lợn biển, sư tử

biển, cá dolphin, rùa biển, chim,cá và các loài động vật hoang dã khác.
Gần đây, độc tố của tảo cịn được tìm thấy trong mẫu vi khuẩn nhóm Fecal. Sinh
khối lớn từ tảo khiến vi khuẩn gia tăng hoạt động phân hủy gây thiếu oxi thậm chí
là khơng cịn oxi hịa tan trong nước dẫn đến các lồi cá khơng cịn oxi để hơ hấp
hoặc tình trạng ngộ độc khí Hidro sunfua là hiện tượng phổ biến trong các sự kiện
habs. Mật độ tế bào cao trong hiện tượng tảo nở hoa này còn gây ra tác động trực
tiếp đến sự sinh trưởng của các lồi thực vật hữu ích khác bằng cách ngăn chặn
nguồn ánh sáng mặt trời xâm nhập vào các cột nước. Những tác động gián tiếp của
habs cịn thơng qua sự làm thay đổi chất lượng của các mắt xích trong lưới thức ăn
cũng như các hậu quả khác từ sự phân hủy xác động thực vật chết. Một số loài tảo
khác cũng gây ra hiện tượng trên nhưng không gây độc đối với con người và động
vật hoang dã tuy nhiên sự nở hoa thường đưa đến hậu quả làm cho mơi trường xấu
đi, tảo độc có chứa 50-70% protein nên sau khi chết đi, chìm xuống đáy thủy vực,
các loại tảo tích tụ lai ngày càng dày thêm, vừa làm giảm thể tích vừa kéo theo sự
12


tiêu thụ oxy hòa tan trong nước do bị phân hủy bởi các vi sinh vật khác đặc biệt là
vi khuẩn làm biến mất các loài thủy sinh và giải phóng các chất khí có hại và xơng
mùi hơi thối gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống thủy sinh vật, môi trường
sinh thái. Kết quả gây nên hiện tượng thiếu ơxy trong các tầng nước làm chết các
lồi thủy sản. Q trình này làm thay đổi thành phần hóa học trong nước, gây tăng
các khí độc.
Hình 2.1. Cá chết hàng loạt do thủy triều đỏ

3)Ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe con người?:
Nếu cá chết do thiếu hụt ô-xy thì nhìn chung khơng ảnh hưởng sức khỏe con
người. Tuy nhiên, chúng ta có thể bị ảnh hưởng trong trường hợp ăn phải hải
sản đã nhiễm độc. Không chỉ ở cá đã chết, mà các loài thân mềm hai mảnh vỏ
như ngao sị trai hàu có thể tích tụ chất độc mà vẫn sống, người ăn vào sẽ nguy

hiểm. Tùy theo loại tảo độc và mức độ tích tụ của chất độc mà, khi ăn phải, tác
động sẽ khác nhau, ví dụ khó thở, tiêu chảy, nơn mửa, chóng mặt, v.v., có
những trường hợp đặc biệt nặng gây chết người.
Chất độc cũng bị tiết ra môi trường. Chẳng hạn tảo Karenia brevis khiến người
tắm biển bị kích ứng da. Chất độc của loại tảo này cịn lan ra khơng khí và theo
gió thổi vào bờ khiến những người hít phải cảm thấy khó thở.
Tùy theo loại tảo nào mà các nhà khoa học sẽ có khuyến cáo khác nhau về việc
có nên tắm biển và ăn hải sản khơng, các điểm cần chú ý là gì. Tuy nhiên, nếu
hải sản đã chết dạt vào bờ thì ln ln khơng nên ăn.

13


Hình 3.1. Xác sinh vật chết hàng loạt gây khó thở cho con người

4) Ảnh hưởng đến nền kinh tế:
Thời gian gần đây, hiện tượng này xuất hiện ngày càng nhiều và để lại nhiều
hậu quả nghiêm trọng như: thiệt hại kinh tế của các ngành khai thác, nuôi trồng
thuỷ sản, ngành du lịch…, gây hại đến sức khoẻ con người, suy thối mơi trường
biển ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững…

a) Kinh tế thế giới:
Một trong những sự cố xấu nhất trong những năm gần đây đã xảy ra dọc theo bờ
biển Vịnh Florida vào năm 2005. Ở đây, thuỷ triều đỏ là sự kiện xảy ra hằng
năm, thường kéo dài vài tháng liên tục.Tuy nhiên, năm 2005 này, một trận thuỷ
triều đỏ đã kéo dài toàn bộ một năm, phát triển một cách nhanh chóng và trải dài
trên một diện tích tới 26000 dặm vng trên mặt biển, trên một khu vực lớn hơn
diện tích của tiểu bang West Virginia. “Khơng cịn gì có thể sống sót ở đây cả –
khơng gì cả” một khách du lịch thuyền Captain nói với phóng viên tờ The
Miami Herald. “Điều duy nhất tôi thấy trên bề mặt biển chỉ là cá chết”.


14


Một trận thuỷ triều đỏ khác cũng xảy ra dọc trên bờ biển nước Anh trong năm
2005, các cơ quan chức năng đã phải ra sắc lệnh đóng cửa cả một khu vực rộng
lớn đang vào đúng đỉnh cao của mùa du lịch. Những thiệt hại kinh tế tại
Massachusetts đã được ước tính lên đến 15 triệu USD. Tại một số khu vực, nền
kinh tế biển, đánh bắt các loài có vỏ vẫn khơng đảm bảo được độ an tồn dù sự
kiện này đã xảy ra trước đó cả một năm.
Trong mùa xuân năm 2005, hiện tượng nở hoa gây hậu quả nghiêm trọng nhất từ
năm 1972 của loài tảo độc hại thuộc ngành tảo dinoflagellate, Alexandrium
fundyense, đã lây lan từ Maine tới Massachusetts. Và trong sự bùng phát này đã
dẫn đến một số địa điểm thu hoạch các loài giáp xác phải đóng cửa nhằm ngăn
chặn ngộ độc độc tố PSP cho người tiêu dùng. Nước Mỹ đã ra quyết định đóng
cửa các bãi biển, cửa hàng bán đồ hải sản dọc theo bờ biển New England bắt đầu
sớm như giữa tháng năm, gây ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế phụ thuộc
nhiều vào hải sản và du lịch của khu vực này. Một ước tính sơ bộ của các tác
động về kinh tế do mất nguồn thu từ nuôi trồng, kinh doanh thủy hải sản ở
Massachusetts và Maine là khoảng 11 triệu USD.
Theo một báo cáo khác về hiện tượng nở hoa của loài Karenia brevis thuộc
ngành dinoflagellate ở Tây Florida, năm 2005 đã gây ra hậu quả nặng nề nhất kể
từ năm 1970. Kết quả là hàng loạt các loài cá kể cả cá lớn bị tiêu diệt, gây kích
thích hơ hấp mạnh đối với các ngư dân và dân cư ven biển. Sự kiện này bắt đầu
từ tháng 3 và kéo dài tác động cho tới đầu mùa hè. Xác tảo và các loài thú, động
vật biển chết dưới sự phân hủy của vi khuẩn càng làm giảm mạnh lượng oxy
trong nước. Hậu quả là trong bán kính hơn 2000 dặm vng diễn ra sự tử vong
bất thường của cá Denphin, vơ số lồi cá khác, thân mềm…ảnh hưởng nặng nề
đến môi sinh khu vực và dự kiến tổng thiệt hại lên tới 20 triệu USD.
Trong thời gian từ 1998-2004 ở Trung Quốc tại biển Vàng và biển Bohai đã xảy

ra tổng số 6 lần thủy triều đỏ trong đó có tới 112 trường hợp gây ra tử vong của
quần chúng và cái chết cho nhiều loài cá.106 trường hợp khác cũng được ghi
nhận nhưng không gây tổn hại nghiêm trọng. So với Biển Đông Trung Quốc và
Nam Trung Quốc, thủy triều đỏ ở Biển Vàng, Biển Bohai là các khu vực bị ảnh
hưởng lớn hơn và thời gian lâu hơn. Cho đến nay đã xác nhận được tổng số là 23
loài gây ra thủy triều đỏ trong nước của Biển Vàng và biển Bohai Trung Quốc.
Chúng thuộc 4 taxon thực vật phù du và một nhóm các động vật phù du:
15


dinoflagellates, diatoms, raphidophytes, haptophytes, và ciliates. Phổ biến nhất
là các lồi diatoms và dinoflagelltes.
Hình 4.1. Hai đợt thủy triều đỏ quy mô lớn lan khắp vùng biển Bohai (TQ)

Vịnh Liaodong và vịnh Bohai là 2 địa điểm mà thủy triều đỏ xảy ra thường

xuyên nhất. Hai loại độc tố phổ biến nhất tại Trung Quốc là Paralytic Shellfish
poisoning (PSP) và Diarrhetic Shellfish poisoning (DSP). Đối với độc tố PSP
theo quan sát chứng minh là có liên quan đến 4 lồi Alexandrium tamarense, A.
Minutum, một làn “thủy triều đỏ” tảo độc hại đã xuất hiện tại các vùng biển phía
Nam Trung Quốc, gây nhiễm độc cho các loại thủy sản và nguy hiểm cho sức
khỏe người dân. Loại tảo này hút khí ơxy trong nước và giết các động vật biển
thuộc khu vực gần Thâm Quyến. Nguyên nhân của hiện tượng này là do sự kết
hợp giữa thời tiết nóng và mưa lớn gây nên. Tuy nhiên, các vùng biển Trung
Quốc chưa bao giờ bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi các chất thải cơng nghiệp và
các lồi ký sinh như lần này. Các chất gây ô nhiễm đã khiến hiện tượng thủy
triều đỏ xảy ra thường xuyên hơn và khiến nước có mùi hơi thối. Trước đó, một

16



đợt thủy triều đã khiến hàng triệu người dân thuộc thành phố Vơ Tích đã phải
uống nước ơ nhiễm.
Trong tháng hai năm 2002, sự nở hoa của một loài tảo độc hại tại thị trấn ven
biển trong vịnh Elands tỉnh Western Cape Nam Phi đã gây ra một thiệt hại to
lớn. Chính phủ và các nhân viên quân sự đã nỗ lực để cứu sống những con tôm
hùm cuối cùng trong khi đó sự thiệt hại này cũng lại mang đến cơ hội kiếm bạc
triệu cho một số người.
Những tác hại do tảo độc hại nở hoa gây nên là rất lớn. Người ta đã thống kê
được từ tháng 9/1988 đến tháng 3/1989 tại các vịnh Villareal, Carigara và vùng
Samar (Philippin) đã có 45 người bị ngộ độc, trong đó có 6 người chết. Ở vịnh
Manila từ năm 1988 đến nay đã có 672 trường hợp bị ngộ độc, trong đó có 101
người chết. Năm 1989 ở vịnh False (Nam Phi) loài Gymnodinium sp. Nở hoa đã
làm chết khoảng 40 tấn bào ngư. Ở Monte Hermosa (Achentina) từ ngày 11 đến
ngày 17/11/1995 tảo độc nở hoa đã làm chết khoảng 45 triệu con ngao
(Mesoderma macroides).
Theo thống kê của Fukuyo (1992), các loài tảo độc hại nở hoa ở biển Seto
Inland (Nhật Bản) đã gây nên những thiệt hại về kinh tế rất lớn; cụ thể là từ năm
1987 đến năm 1991 ở khu vực này đã xuất hiện 745 lần tảo nở hoa trong đó có
46 lần gây chết cá hàng loạt với tổng số thiệt hại là 4.452 triệu yên, v.v
Ngay trong các vùng nước ven bờ biển Đông thuộc Indonexia, Philipin, đỉnh
vịnh Thái Lan…. Nơi nhận nguồn nước thải công nghiệp khổng lồ, nhất là công
nghiệp thực phẩm, hóa dầu và nước thải sinh hoạt từ các thành phố ven biển, đã
xuất hiện hiện tượng giàu dinh dưỡng ( eutrophication ) và thủy triều đỏ có chu
kỳ do Noctiluca mitialis gây ra.

17


b) Kinh tế Việt Nam:

Đối với Việt Nam, các loài vi tảo này thường xuất hiện theo mùa ở khắp các

Hình 4.2. Cá chết hàng loạt ở nhiều quốc gia do tác động thủy triều đỏ

vùng biển trên cả nước, tập trung nhiều nhất ở vùng Trung Trung bộ và Nam
Trung bộ. Hiện tượng thuỷ triều đỏ cũng đã xuất hiện từ tháng 6 đến trung tuần
tháng 7 âm lịch tại vùng biển Nam Trung Bộ trong các năm 2002, 2003, đặc biệt
tại Khánh Hồ, Ninh Thuận, Bình Thuận hay ở Mũi Né, TP Phan Thiết.
Năm 2005, thuỷ triều đỏ đã đưa một lớp xác tảo dày vào bờ, đồng thời làm nước
biển có mùi hơi tanh, gây khó khăn cho nhiều công ty du lịch trong vùng.

18


Hình 4.3. Tảo chết tạo thành những lớp bọt dày đặc trên bãi biển Đồi Dương

Lần gần đây nhất, là từ 15-17/5/2007, trên địa bàn 2 xã Xuân Phương và Xuân
Thọ 2 (huyện Sông Cầu, tỉnh Phú Yên) thủy triều đỏ đã xuất hiện, gây ra tình
trạng tơm hùm ni lồng chết hàng loạt. Từ những quan sát ban đầu, các nhà
khoa học nhận thấy vùng biển Bình Thuận là một điểm nóng về tảo độc. Hiện
tượng này dường như xảy ra hàng năm vào khoảng tháng 3 đến tháng 8, khi
nhiệt độ ấm lại và cường độ bức xạ cao nhất trong năm. Cũng trong thời kỳ
tháng 7 – 8, hiện tượng nước trồi tỏ ra mạnh nhất, nhiều nhà khoa học cho rằng
hiện tượng nước trồi cũng có quan hệ mật thiết đến sự nở hoa của vi tảo. Đồng
thời, nghề sản xuất giống thủy sản và nuôi lồng các lồi tơm hùm, cá mú cũng
thải ra mơi trường một lượng dinh dưỡng đáng kể cũng là một điều kiện kích
thích sự nở hoa. Trận thủy triều đỏ tháng 7-2002 (ở Tuy Phong, Bình Thuận)
làm 90% thủy sinh vật biển bị tiêu diệt, 82 người bị nhiễm độc tố tảo lam
Lyngbya majuscula gây ngứa, phồng rộp, vàng da nhạy cảm… Nước biển và
khơng khí bị ơ nhiễm trầm trọng kéo dài nhiều tháng sau.


19


Năm 2004, thủy triều đỏ lại tái xuất hiện ở vùng biển Tuy Phong trong bán kính
20 km, mật độ tảo dày đặc hơn 10 cm làm nước biển ô nhiễm, hôi thối khủng
khiếp. Loại tảo xanh lam (vi khuẩn lam) còn nở hoa ở nhiều hồ chứa nước ngọt
như Thành Công, Giảng Võ, Bảy Mẫu (Hà Nội năm 2004) làm ô nhiễm môi
trường và ảnh hưởng nặng nề tới sức khỏe dân cư và cá nuôi trong hồ chết sạch.

Hình 4.4 Tơm hùm chết hàng loạt ở Phú n

Thiệt hại do thuỷ triều đỏ gây ra rất lớn. Nhiều chủ trại tôm và cá trắng tay do
tất cả các sản phẩm được ni đều chết khi gặp phải dịng nước màu đỏ độc hại
này. Chỉ tính riêng trong tháng 7/2002, tảo nở hoa ở biển Nha Trang đã làm chết
một số cá, gây thiệt hại khoảng 10 tỷ đồng. Trong 3 ngày 15-17/5/2007, dòng
nước màu đỏ này cũng đã cuốn theo 4.450 con tôm hùm ở xã Xuân Thọ 2 và
hơn 3000 con tôm hùm đang được nuôi ở xã Xn Phương, gây khó khăn cho 59
hộ ni tơm hùm trong khu vực này. Một số lần tảo độc hại nở hoa làm thiệt hại
về kinh tế khác đã được ghi nhận: vào tháng 5, 6/1995 tảo Noctiluca scintillans
nở hoa ở khu vực vịnh Văn Phong – Bến Gỏi thuộc vùng biển Khánh Hoà đã
làm chết khoảng 20 tấn tơm hùm với thiệt hại ước tính khoảng 6 tỷ đồng
(Nguyễn Ngọc Lâm và cs, 1996). Về lâu dài, các thiệt hại về mơi trường sinh
thái vẫn chưa tính được hết. Đặc biệt nếu xét đến những ảnh hưởng đối với rạn
san hô ven biển, khi xảy ra hiện tượng này, san hơ bị làm chết trắng, các lồi
sinh vật biển sống trong rạn san hô cũng chịu chung số phận, đe doạ trực tiếp
20


đến nguồn lợi thuỷ sản trong tương lai và gây hậu quả nghiêm trọng đối với sinh

thái.

III/ Diễn biến và thực trạng:
Những sự cố đáng chú ý
o 1793: Trường hợp đầu tiên được ghi nhận xảy ra ở British Columbia,
Canada.
o 1840: Khơng có trường hợp tử vong của con người đã được quy cho
thủy triều đỏ tại Florida, nhưng người dân có thể bị kích ứng đường
hơ hấp (ho, hắt hơi và chảy nước mắt) khi các sinh vật thủy triều đỏ
(Karenia brevis) hiện diện dọc theo bờ biển và gió phát tán đi những
chất độc lơ lửng trong khơng khí của chúng vào bầu khơng khí. Việc
bơi lội vẫn an tồn song kích ứng da hay tồi tệ hơn là cháy da có thể
xảy ra trong khu vực tập trung cao của thủy triều đỏ.
o 1972: Thủy triều đỏ xuất hiện ở New England bởi một loài tảo độc có
tên Alexandrium (Gonyaulax) tamarense dẫn đến ngộ độc gây liệt cơ
(PSP) và cuối cùng dẫn đến tử vong.
o 1976: Trường hợp đầu tiên có biểu hiện của ngộ độc liệt cơ là ở
Sabah, Borneo nơi 202 nạn nhân đã được báo cáo có tình trạng trên,
7 người đã tử vong.
o Đợt thủy triều đỏ bùng phát năm 2005 tại bang New England (Mỹ)
đã giết chết 30 con lợn biển dọc theo bờ biển bang Florida trong mùa
xuân và làm ngành cơng nghiệp chế biến sị của New England thiệt
hại hàng triệu đô-la Mĩ
o 2011: Bắc California
o 2011: Vịnh Mexico
o 2013: Tháng Một, một đợt thủy triều đỏ xảy ra một lần nữa tại bờ
biển Đông thuộc bang Sabah nằm trên đảo Borneo của Malaysia. Hai

21



o

o
o
o
o

trường hợp tử vong đã được báo cáo sau khi họ tiêu thụ một dạng
động vật có vỏ đã bị nhiễm độc tố từ thủy triều đỏ.
2013: Tháng Một, một đợt thủy triều đỏ xảy ra ở bãi biển Sarasota chủ yếu tại chuỗi đảo Siesta Key, Florida gây ra hiện tượng cá chết
gây ra tác động tiêu cực đối với khách du lịch, và gây ra các vấn đề
về đường hô hấp cho du khách
2014: Vào tháng 8 một đợt thủy triều đỏ khơng lồ xảy ra tại Florida
có độ dài 90 dặm (khoảng 145 km) và rộng 60 dặm (khoảng 96 km).
2015: Tháng Sáu, 12 người nhập viện ở Bohol do ngộ độc thủy triều
đỏ.
2015: Tháng Tám, xảy ra ở một số bãi biển Hà Lan giữa Katwijk và
Scheveningen.
2015: Tháng Chín, thủy triều đỏ xảy ra tại Vịnh Mexico, ảnh hưởng
đến Đảo Padre (Đảo Bắc Padre và Đảo Nam Padre) ở Texas.

Những cơn thủy triều đỏ khủng khiếp nhất thế giới
A. Thủy triều đỏ đầu tiên 1793:
Theo các tài liệu, cơn thủy triều đỏ đầu tiên xảy ra tại Columbia thuộc
Anh, vào tháng 6/1793. Khi ấy, Thuyền trưởng George Vancouver đang
lái tàu qua khu vực ven biển miền Trung nước này. Các thuyền viên đã
tìm thấy con trai trong một vũng kín và ăn chúng vào bữa sáng. Chỉ trong
vịng vài phút sau, họ bị tê mơi và các ngón tay. Rất nhanh sau đó, họ
cảm thấy tê tay chân, chóng mặt và buồn nơn. Một người đàn ông tên

John Carter, đã chết vì căn bệnh kỳ lạ này.
Mãi cho đến gần hai thế kỷ sau đó thủ phạm mới được xác định: đó là
lồi thực vật phù du của cơn thủy triều đỏ làm nhiễm độc các con trai,
dẫn đến căn bệnh George Vancouver và cái chết của một trong những
thành viên trên tàu.
B. Thủy triều đỏ ở New England năm 1972
22


Trận thủy triều đỏ này là do tảo độc Gonyaulax gây ra. Sinh vật này được chú ý vì
độc tính cao khi nó tạo ra chất saxitoxin và gonyautoxins. Những chất này tích tụ
trong động vật có vỏ, và giống như sự kiện 1793 ở Columbia (Anh), có thể gây
ngộ độc và tử vong khi con người ăn động vật có vỏ nhiễm. Lồi tảo này đã được
tìm thấy trong khu vực từ phía nam Maine cho đến Massachusetts.

C. Thủy triều đỏ ở Floria (Mỹ) năm 2003

Hình C: Thủy triều đỏ năm 2003 ở Floria.

Đợt thảm kịch xảy ra ở Floria (Mỹ) đã giết chết ít nhất 60 con lợn biển.
Trước đó năm 1996, một đợt thủy triều đỏ đã làm chết 149 con lợn
biển, kéo dài trong 6 tuần từ tháng 3/1996 đến tháng 4 năm đó. Đợt
tảo độc trải dài suốt từ Venice đến Marco Island (Mỹ) này đã giết chết
khoảng 2% dân số của loài động vật quý hiếm – Lợn biển.
D. Thủy triều đỏ ở New England năm 2005
Đây được cho là đợt thủy triều độc tồi tệ nhất trong lịch sử, một lần nữa
kéo dài từ Maine nam đến Nantucket. Đợt thủy triều đỏ đã làm phá sản
ngành cơng nghiệp hải sản có vỏ. Thủy triều đỏ 2005 kéo dài 48km, trở

23



thành hiện tượng độc hại kỷ lục khi chỉ cần 1 con sị nhiễm độc cũng có
thể gây chết người.
E. Thảm họa thủy triều đỏ tại Florida 2014.
Vào tháng 8 một đợt thủy triều đỏ không lồ xảy ra tại Florida có độ dài
90 145km và rộng 96km. Đây là hiện tượng thủy triều đỏ diện rộng
nhất từng được ghi nhận.
Thủy triều đỏ khơng nhất thiết giết các lồi giáp xác, nhưng chất độc
tích tụ trong chúng có thể chuyển qua người, gây ngộ độc. Việc đóng
cửa ngư trường khai thác sò ở bang Washington gây tổn thất 9,2 triệu
USD, và ngành công nghiệp cua thiệt hại 84 triệu USD.
Một chuyên nhóm dân sự đã nỗ lực tuyên tryền nhằm nâng cao nhận
thức của người dân về thủy triều đỏ, cùng các biện pháp bảo vệ sức
khỏe cần thiết.

Thủy triều đỏ gây thiệt hại nghiêm trọng ở HongKong

Hình E: Thủy triều đỏ Florida 2014

Một số hình ảnh thủy triều dỏ trên khắp thế giới:

24


Thủy triều đỏ tại Trung Quốc năm 2014

25



×