Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

LUYEN TAP AMIN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.76 KB, 13 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
Giáo án thực nghiệm sư phạm.
Học viên thực hiện: Lê Ngọc Nam
Giáo viên hướng dẫn: TS. Lê Văn Dũng
Trường thực nghiệm: THPT Hòn Đất và THPT Nguyễn Trung Trực
Lớp thực nghiệm: 12A1 và l2A2
Tiết

PPCT: 16

Bài 9. AMIN
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Củng cố kiến thức về cấu tạo, tính chất vật lí, tính chất hóa học của amin và một
số kiến thức liên quan đến thực tế đời sống sau khi học sinh đã tự học ở nhà kiến thức bài amin.
2. Kĩ năng:
- HS viết được công thức cấu tạo các đồng phân của amin theo bậc, theo mạch cacbon và vị trí
nhóm chức amin.
- HS gọi tên được các amin thường gặp.
- Viết các PTHH của phản ứng dưới dạng cụ thể và tổng quát để chứng minh tính chất hóa học
của amin.
- Giải được một số dạng bài tập thường gặp về amin.
3. Thái độ:
- Tích cực hoạt động để tự chiếm lĩnh kiến thức
- Vui vẻ hợp tác để hoàn thành nhiệm vụ được giao giữa các thành viên trong nhóm.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Tiếp tục củng cố năng lực tự học cho học sinh.
- Phát triển năng lực hợp tác và hoạt động nhóm.
- Biết vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các tình huống trong thực tế đời sống.
II. CHUẨN BỊ:


1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Nghiên cứu tài liệu soan giáo án (Word và bài trình chiếu Powerpoint)


- Soạn và photo các phiếu học tập.
- Loptop, bảng phụ, viết lông.
- Hệ thống câu hỏi cho bài dạy.
2. Chuẩn bị của học sinh :
- Xem video bài giảng và hoàn thành các bài tập đã giao về nhà.
- Tìm đọc thêm một số tài liệu tham khảo để phục vụ tốt cho bài học.
III. PHƯƠNG PHÁP:
- Tổ chức trò chơi lồng ghép phần kiến thức của bài amin.
- Hoạt động cá nhân, nhóm.
IV. TIẾN TRÌNH BÀY DẠY:
1. Ổn định lớp: Chào hỏi, kiểm diện.
2. Kiểm tra bài cũ: Lồng ghép vào trong bài học.
3. Bài mới :
GV : Giới thiệu cho lớp về nội dung và phương pháp của tiết học.

NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM 4 PHẦN
Phần 1: KHỞI ĐỘNG (Tối đa 50 điểm)
Phần 2: VƯỢT CHƯỚNG NGẠI VẬT (80 điểm)
Phần 3: TĂNG TỐC (80 điểm)
Phần 4: VỀ ĐÍCH (30 điểm)
HS: Di chuyển chổ ngồi theo nhóm và tiến hành tiết học.
NỘI DUNG CHI TIẾT
Hoạt động 1:
Phần 1: KHỞI ĐỘNG (Tối đa 50 điểm)
Bước 1: Giao nhiệm vụ:
GV: - Chia lớp thành 4 nhóm (Tổ) và yêu cầu các nhóm thảo luận và chọn người

giỏi nhất của nhóm tham gia phần chơi.
- Phổ biến luật chơi: Phần 1 có 4 gói câu hỏi, mỗi gói có 5 câu hỏi. mỗi nhóm cử
đại diện sẽ chọn một gói và trả lời. Trả lời đúng sẽ được 10 điểm, trả lời sai có
quyền trợ giúp từ nhóm mình và nếu nhóm trả lời đúng sẽ được 5 điểm.


- Cử một thư kí để ghi chép nội dung bài làm vào giấy hoặc bảng phụ để trình bày
và điểm đạt được sau mỗi phần chơi.
- Nhóm (Tổ) về nhất được cộng 10 điểm (cộng vào bài 15 phút/2), kèm theo phần
thưởng 40 viên kẹo.
HS: Thảo luận chọn người đại diện chơi, thư kí và cả nhóm cùng tham gia chơi.
Bưới 2: Thực hiện nhiệm vụ
GV: Chiếu lần lượt nội dung từng phần chơi lên tivi hoặc bảng chiếu và yêu cầu
học sinh tham gia chơi
HS: Tham gia chơi.
Bước 3: Kiểm tra đánh giá.
GV: - Tổ chức cho các nhóm chơi và ghi nhận kết quả của từng nhóm.
- Hệ thống kiến thức của bài qua phần chơi.
HS:

- Tham gia chơi và cùng với giáo viên theo dõi kết quả của nhóm mình sau

mỗi phần thi
- Thư kí mỗi nhóm có nhiệm vụ ghi nhận lại kết quả và nộp lại cho GV
Bước 4: Nhận xét và tiểu kết phần 1.
GV: - Tổng hợp kết quả sau phần chơi, công bố điểm và kết quả phần chơi thứ 1.
HS

- Theo dõi và kiểm tra kết quả của nhóm mình.
Nội dung của 4 nhóm câu hỏi:


Nhóm câu hỏi 1:
Câu 1: Số đồng phân cấu tạo của amin bậc hai có cùng công thức phân tử C 4H11N
là:

A. 4

B. 1

C. 3

D. 8

Câu 2: Metylphenylamin có cơng thức cấu tạo là
A. C6H5NH2

B. C6H5NHCH3

C. C6H5CH2NH2

D. CH3C6H4NH2

Câu 3: So sánh lực bazơ của amin theo thứ tự nào sau đây là đúng?
A. C3H7NH2 < C6H5NH2 < NH3

B. C6H5NH2 < C3H7NH2 < NH3

C. NH3 < C6H5NH2 < C3H7NH2

D. C6H5NH2 < NH3 < C3H7NH2



Câu 4: Nhỏ vài giọt nước brom vào ống nghiệm đã đựng sẵn 1 ml anilin, quan sát
thấy trong ống nghiệm xuất hiện
A. kết tủa xanh.

B. kết tủa vàng.

C. kết tủa trắng.

D. kết tủa đen.

Câu 5: Cho anilin tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được 38,85 gam muối.
Khối lượng anilin đã phản ứng là
A. 18,6g
B. 9,3g
C. 37,2g
D. 27,9g.
Nhóm câu hỏi 2:
Câu 1: Trong các chất cho dưới đây, chất nào là amin bậc một?
A. CH3CH2NHCH3

B. (CH3)3N

C. CH3CH2CH2NH2

D. (C2H5)2NH

Câu 2: Phenylamin (hay anilin) có cơng thức cấu tạo là
A. C6H5CH2NH2.


B. CH3C6H4NH2.

C. C6H5NHCH3.

D. C6H5NH2.

Câu 3: So sánh lực bazơ của amin theo thứ tự nào sau đây là đúng?
A. C3H7NH2 < C6H5NH2 < NH3

B. C6H5NH2 < C3H7NH2 < NH3

C. NH3 < C6H5NH2 < C3H7NH2

D. C6H5NH2 < NH3 < C3H7NH2

Câu 4: Để nhận biết hai chất lỏng không màu là phenylamin và hexylamin ta dùng:
A. Dung dịch HCl

B. Dung dịch NaOH C. Nước brom D. Dung dịch H2SO4

Câu 5: Cho m gam Anilin tác dụng hết với dung dịch Br2 thu được 9,9 gam kết tủa.
Giá trị m đã dùng là
A. 1,86 gam

B. 2,79 gam

C. 0,93 gam

D. 3,72 gam


Nhóm câu hỏi 3:
Câu 1: Số đồng phân amin bậc 1 có công thức phân tử C3H9N là
A. 3.

B. 2.

C. 4.

D. 5.

Câu 2: Trong các amin cho dưới đây, amin nào là amin bậc ba?
A. (CH3)3N.

B. CH3CH2CH2NH2. C. CH3CH2NHCH3. D. (C2H5)2NH.

Câu 3: Chất khơng có khả năng làm xanh giấy quỳ tím là
A. Etylamin.

B. Đimetylamin.

C. Metylamin.

D. Anilin.

Câu 4: So sánh lực bazơ của amin theo thứ tự nào sau đây là đúng?


A. CH3NH2 > C6H5NH2 > NH3


B. NH3 > C6H5NH2 > CH3NH2

C. C6H5NH2 > CH5NH2 > NH3

D. CH3NH2 > NH3 > C6H5NH2

Câu 5: Trung hòa 6,75 gam một amin no, đơn chức cần dùng vừa đủ 150 ml dung
dịch HCl 1M. Công thức phân tử của X là
A. C2H7N.

B. C3H7N.

C. CH5N.

D. C3H9N.

Nhóm câu hỏi 4:
Câu 1: Số đồng phân cấu tạo của amin bậc 1 có cùng cơng thức phân tử C4H11N là:
A. 4

B. 1

C. 3

D. 8

Câu 2: Dung dịch nào dưới đây khơng làm q tím đổi màu?
A CH3CH2NH2

B.NH3


C.C6H5NH2

CH3NHCH2CH3

Câu 3: Dãy gồm các chất được xếp theo chiều tính bazơ tăng dần từ trái qua phải

A. CH3NH2, NH3, C6H5NH2.

B. CH3NH2, C6H5NH2, NH3.

C. C6H5NH2, NH3, CH3NH2.

D. NH3, CH3NH2, C6H5NH2.

Câu 4: Cho phản ứng: X + Y 

C6H5NH3Cl.

X + Y có thể là :

A. (C6H5)2NH + HCl

B. C6H5NO2 + HCl

C. C6H5NH2 + Cl2

D. C6H5NH2 + HCl

Câu 5: Cho lượng dư anilin phản ứng hồn tồn với dung dịch chứa 0,1 mol

H2SO4 lỗng. Khối lượng muối thu được bằng bao nhiêu gam?
A 28,4 gam

B 14,2gam

C 7,1gam

D 19,1gam

Hoạt động 2:
Phần 2: VƯỢT CHƯỚNG NGẠI VẬT (Tối đa 80 điểm)
Bước 1: Giao nhiệm vụ:
GV: - Phổ biến luật chơi: Phần 2 là một ô chữ có 4 hàng ngang tương ứng với 4 câu
hỏi và một từ khóa. Mỗi nhóm sẽ chọn một chọn 1 hàng ngang và trả lời. Trả lời


đúng sẽ được 20 điểm. Các nhóm cịn lại cũng được tham gia chơi nhưng nếu đúng
chỉ được 10 điểm.
- Nhóm nào đốn được từ khóa sau kết quả câu hỏi hàng ngang số 1 được 40 điểm,
hàng ngang số 2 được 30 điểm, hàng ngang số 3 được 20 điểm, hàng ngang số 4
được 10 điểm hoặc sau gợi ý được 5 điểm bằng cách giơ tay nhanh nhất. Nếu trả lời
đúng thì phần chơi kết thúc và các nhóm cùng tham gia trả lời các hàng ngang cịn
lại và kết quả đúng sẽ được 10 điểm/ 1 hàng ngang. Nếu chọn trả lời từ khóa mà kết
quả sai thì sẽ mất quyền tham gia phần chơi này.
- Yêu cầu thư kí của nhóm ghi kết quả thảo luận, thống nhất của nhóm về phần
chơi vào bảng phụ để giơ lên và kết quả điểm thi của nhóm mình nộp lại cho GV.
- Các nhóm tham gia chơi phải giữ bí mật kết quả của nhóm mình để và giữ trật tự (
nếu quá ồn sẽ bị trừ 10 điểm/ 1 lần nhắc nhở)
HS: Thảo luận nhóm cùng tham gia chơi.
Bưới 2: Thực hiện nhiệm vụ

GV: Chiếu nội dung ô chữ lên tivi hoặc bảng chiếu và yêu cầu học sinh tham gia
chơi
HS: Cả nhóm thảo luận và cùng tham gia chơi.
Bước 3: Kiểm tra đánh giá.
GV: - Tổ chức cho các nhóm chơi và ghi nhận kết quả của từng nhóm.
- Hệ thống kiến thức của bài qua phần chơi.
HS:

- Tham gia chơi và cùng với giáo viên theo dõi kết quả của nhóm mình sau

mỗi phần thi
- Thư kí mỗi nhóm có nhiệm vụ ghi nhận lại kết quả và nộp lại cho GV
Bước 4: Nhận xét và tiểu kết phần 2.
GV: - Tổng hợp kết quả sau phần chơi, công bố điểm và kết quả phần chơi thứ 2.
HS

- Theo dõi và kiểm tra kết quả của nhóm mình.

Nội dung ơ chữ ( TỪ KHĨA: NICOTIN)


Câu 1: Khi thay thế nguyên tử H trong phân tử NH3 bằng gốc hiđrocacbon ta được
hợp chất hữu cơ có tên gọi chung là gì?
Đáp án: AMIN
Hàng ngang số 1 cho ta biết “Từ khóa” có 1 chữ N.
Câu 2: Chất gây ra mùi tanh cho các loại cá nước ngọt (như: Cá lóc, cá rơ, các mè,
cá chép…) chủ yếu là chất nào?
Đáp án: Tri metyl amin.
Hàng ngang số 2 cho ta biết thêm “Từ khóa” có 2 chữ N và 1 chữ I.
Vì sao cá có mùi tanh?

Cá có mùi tanh là do trong cá có chứa một chất có gốc amin (NH) có mùi vị
tanh, điển hình là trimelylamin NH(CH3)3 là chất có mùi tanh nổi trội nhất. Người
ta cũng đã định lượng được trong 100g cá nước ngọt có từ 66 -116
mg trimetylamin, cịn trong 100g cá biển có từ 250 - 470mg. Điều này giải thích vì
sao mà cá biển lại tanh hơn cá nước ngọt.
(Nguồn: Internet – Học tốt hóa học 8 -9, truy cập ngày 30/9/2019)
Câu 3: Nhỏ vài giọt nước brom vào ống nghiệm đã đựng sẵn 1 ml anilin, thấy
trong ống nghiệm xuất hiện kết tủa màu gì?
Đáp án: Trắng
Hàng ngang số 3 cho ta biết “Từ khóa” có 2 chữ N, 1 chữ I và 1 chữ T
Câu 4: Để rửa lọ đã đựng anilin ta có thể dùng dung dịch này.
Đáp án: Axit clohiđric
Hàng ngang số 1 cho ta biết “Từ khóa” có 2 chữ N, 2 chữ I, 1 chữ T, 1 chữ C và 1
chữ O.
=> Từ khóa là: NICOTIN


Phần 3: TĂNG TỐC – TINH THẦN ĐỒNG ĐỘI (Tối đa 40 điểm)
Bước 1: Giao nhiệm vụ:
GV: - Phổ biến luật chơi: Phần 3 một phiếu học tập gồm 4 câu hỏi. Mỗi nhóm sẽ
thảo luận và trả lời. Trả lời đúng 4 câu và nộp nhanh nhất sẽ được 40 điểm, nộp nhì
30 điểm, nộp 3 được 20 điểm, nộp cuối 10 điểm.
- Lưu ý: Nếu làm sai 1 câu trừ 10 điểm.
- u cầu thư kí của nhóm ghi kết quả thảo luận, thống nhất của nhóm về
phần chơi vào phiếu nộp lại cho GV và ghi điểm của nhóm mình.
- Các nhóm tham gia chơi phải giữ bí mật kết quả của nhóm mình để và giữ
trật tự ( nếu quá ồn sẽ bị trừ 10 điểm/ 1 lần nhắc nhở)
HS: Thảo luận nhóm cùng tham gia chơi.
Bưới 2: Thực hiện nhiệm vụ
GV: Phát các phiếu học tập cho nhóm thảo luận và làm vào phiếu và nộp lại cho

giáo viên.
HS: Cả nhóm thảo luận và cùng tham gia chơi.
Bước 3: Kiểm tra đánh giá.
GV: - Tổ chức cho các nhóm chơi và ghi nhận kết quả của từng nhóm.
- Hệ thống kiến thức của bài qua phần chơi.


HS:

- Tham gia chơi và cùng với giáo viên theo dõi kết quả của nhóm mình sau

mỗi phần thi
- Thư kí mỗi nhóm có nhiệm vụ ghi nhận lại kết quả và nộp lại cho GV
Bước 4: Nhận xét và tiểu kết phần 3.
GV: - Tổng hợp kết quả sau phần chơi, công bố điểm và kết quả phần chơi thứ 3.
HS

- Theo dõi và kiểm tra kết quả của nhóm mình.
PHIẾU HỌC TẬP

Câu 1: Cho m gam anilin tác dụng hết với dung dịch Br 2 thu được 3,3 gam kết tủa.
Giá trị m đã dùng là
A. 2,79 gam.

B. 3,72 gam.

C. 0,93 gam.

D. 1,86 gam.


.................................................................................................................................... .
................................................................................................................................... ..
.................................................................................................................................. ...
.................................................................................................................................Câ
u 2: Trung hòa 11,8 gam một amin no, đơn chức cần dùng vừa đủ 200 ml dung
dịch HCl 1M. Công thức phân tử của X là
A. C2H5N.

B. C3H7N.

C. CH5N.

D. C3H9N.

.................................................................................................................................... .
................................................................................................................................... ..
.................................................................................................................................. ...
.................................................................................................................................
Câu 3: Cho 59 g hỗn hợp X gồm 3 amin : n-propyl amin, etylmetylamin, trimetyl
amin. Tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là :
A. 100ml

B. 150 ml

C. 200 ml

D. Kết quả khác

....................................................................................................................................
....................................................................................................................................

....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................


Câu 4: Cho 2,1 gam hỗn hợp X gồm 2 amin no, đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy
đồng đẳng phản ứng hết với dung dịch HCl (dư), thu được 3,925 gam hỗn hợp
muối. Công thức của 2 amin trong hỗn hợp X là :
A C2H5NH2 và C3H7NH2

B CH3NH2 và C2H5NH2

C CH3NH2 và (CH3)3N

D C3H7NH2 và C4H9NH2

.................................................................................................................................... .
................................................................................................................................... ..
.................................................................................................................................. ...
.................................................................................................................................
Hoạt động 5: Phần 4: VỀ ĐÍCH (Tối đa 80 điểm)
Bước 1: Giao nhiệm vụ:
GV: - Phổ biến luật chơi: Phần 4 có 2 gói câu hỏi: Câu hỏi dễ mỗi câu hỏi đúng
10 điểm, Gói câu hỏi khó mỗi câu hỏi đúng 20 điểm. Mỗi nhóm sẽ chọn một chọn
1 trong 2 gói câu hỏi trên và trả lời theo từng lượt.
- Yêu cầu thư kí ghi kết quả điểm thi của nhóm mình nộp lại cho GV.
- Các nhóm tham gia chơi phải giữ bí mật kết quả của nhóm mình để và giữ
trật tự ( nếu q ồn sẽ bị trừ 10 điểm/ 1 lần nhắc nhở)
HS: Thảo luận nhóm cùng tham gia chơi.
Bưới 2: Thực hiện nhiệm vụ

GV: Chiếu nội dung các gói câu hỏi lên tivi hoặc bảng chiếu và yêu cầu học sinh
tham gia chơi
HS: Cả nhóm thảo luận và cùng tham gia chơi.
Bước 3: Kiểm tra đánh giá.
GV: - Tổ chức cho các nhóm chơi và ghi nhận kết quả của từng nhóm.
- Hệ thống kiến thức của bài qua phần chơi.
HS:

- Tham gia chơi và cùng với giáo viên theo dõi kết quả của nhóm mình sau

mỗi phần thi
- Thư kí mỗi nhóm có nhiệm vụ ghi nhận lại kết quả và nộp lại cho GV


Bước 4: Nhận xét và tiểu kết phần 4.
GV: - Tổng hợp kết quả sau phần chơi, công bố điểm và kết quả phần chơi thứ 4.
HS

- Theo dõi và ghi lại kết quả thảo luận của nhóm vào vở bài tập.
GÓI CÂU HỎI DỄ:

Câu 1: Số đồng phân cấu tạo của amin công thức phân tử C3H9N là:
A 5

B 3

C 4

D 2


Câu 2: Hãy chỉ ra điều sai trong các điều sau?
A. Tính bazơ của anilin yếu hơn NH3
B. Các amin đều có tính bazơ
C. Amin tác dụng với axit cho ra muối
D. Amin là hợp chất hữu cơ có tính chất lưỡng tính
Câu 3: Tên gọi đúng C6H5NH2 đúng?
A Alanin

B Anilin

C Hexylamin

D Benzyl amoni

Câu 4: Trong các chất cho dưới đây, chất nào là amin bậc một?
A. CH3CH2NHCH3 B. (CH3)3N

C. CH3CH2CH2NH2

D. (C2H5)2NH

Câu 5: Số amin bậc một có cùng công thức phân tử C3H9N là
A. 4
B. 3
C. 1
D. 2
Câu 6: Có 3 chất lỏng benzen, anilin, stiren, đựng riêng biệt trong 3 lọ mất nhãn.
Thuốc thử để phân biệt 3 chất lỏng trên là
A. dung dịch phenolphtalein.
B. nước brom.

C. dung dịch NaOH.
D. giấy q tím.
Câu 7: Dãy gồm các chất đều làm giấy quỳ tím ẩm chuyển sang màu xanh là:
A. anilin, metyl amin, amoniac. B. amoni clorua, metyl amin, natri hiđroxit.
C. anilin, amoniac, natri hiđroxit. D. metyl amin, amoniac, natri axetat.
Câu 8: Số đồng phân amin bậc một, chứa vịng benzen, có cùng cơng thức phân tử
C7H9N là
A. 3.
B. 5.
C. 2.
D. 4.
Câu 9: Chất phản ứng với dung dịch FeCl3 cho kết tủa là:
A. CH3NH2

B. CH3COOH

C. CH3OH

D. CH3COOCH3


Câu 10. Cho các chất sau: (1) NH3; (2) CH3NH2; (3) (CH3)2NH; (4) C6H5NH2; (5)
(C6H5)2NH. Thứ tự tăng dần tính bazo của các chất trên là
A. (4); (5); (1); (2); (3)

B. (1); (4); (5); (2); (3)

C. (5); (4); (1); (2); (3)

D. (1); (5); (2); (3); (4)


Câu 11: Cho m gam anilin tác dụng hết với dung dịch Br 2 thu được 3,3 gam kết
tủa. Giá trị m đã dùng là
A. 2,79 gam.

B. 3,72 gam.

C. 0,93 gam.

D. 1,86 gam.

Câu 12: Trung hòa 11,8 gam một amin no, đơn chức cần dùng vừa đủ 200 ml dung
dịch HCl 1M. Công thức phân tử của X là
A. C2H5N.

B. C3H7N.

C. CH5N.

D. C3H9N.

GÓI CÂU HỎI KHĨ:
Câu 1: Khi đốt cháy hồn tồn một amin đơn chức X, thu được 8,4 lít khí CO2, 1,4
lít khí N2 (các thể tích khí đo ở đktc) và 10,125 gam H2O. Công thức phân tử của X
là (cho H = 1, O = 16)
A. C3H7N.
B. C2H7N.
C. C3H9N.
D. C4H9N.
Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm 2 amin no đơn chức là đồng đẳng kế tiếp

nhau trong dãy đồng đẳng, thu được CO2 và hơi nước tỷ lệ thể tích CO2: H2O = 5:8.
Cơng thức phân tử của 2 amin?
A. CH3NH2 và C2H5NH2

B. C3H7NH2 và C4H9NH2

C. C2H5NH2 và C3H7NH2

D. C4H9NH2 và C5H12NH2

Câu 3: Cho 2,1 gam hỗn hợp X gồm 2 amin no, đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy
đồng đẳng phản ứng hết với dung dịch HCl (dư), thu được 3,925 gam hỗn hợp
muối. Công thức của 2 amin trong hỗn hợp X là :
A C2H5NH2 và C3H7NH2

B CH3NH2 và C2H5NH2

C CH3NH2 và (CH3)3N

D C3H7NH2 và C4H9NH2

Câu 4: Người ta điều chế anilin bằng sơ đồ sau:
 HNO ñaëc

Benzen  HSO3 ñaë
Nitrobenzen  Fe
0HCl
  Anilin
c
2


4

t


Biết hiệu suất giai đoạn tạo thành nitrobenzen đạt 60% và hiệu suất giai đoạn
tạo thành anilin đạt 50%. Khối lượng anilin thu được khi điều chế từ 156 gam
benzen là
A. 186,0 gam
B. 111,6 gam
C. 55,8 gam
D. 93,0 gam
Câu 5: Đốt cháy hồn tồn V lít hơi một amin X bằng một lượng oxi vừa đủ tạo
ra 8V lít hỗn hợp gồm khí cacbonic, khí nitơ và hơi nước (các thể tích khí và hơi
đều đo ở cùng điều kiện). Amin X tác dụng với axit nitrơ ở nhiệt độ thường, giải
phóng khí nitơ. Chất X là
A. CH2=CH-NH-CH3.
B. CH3-CH2-NH-CH3.
C. CH3-CH2-CH2-NH2.
D. CH2=CH-CH2-NH2.
Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một amin no, mạch hở X bằng oxi vừa đủ thu
được 0,5 mol hỗn hợp Y gồm khí và hơi. Cho 4,6g X tác dụng với dung dịch HCl
(dư), số mol HCl phản ứng là
A. 0,1
B. 0,4
C. 0,3
D. 0,2
Câu 7: Cho 0,76 gam hỗn hợp X gồm hai amin đơn chức, có số mol bằng nhau,
phản ứng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, thu được 1,49 gam muối. Khối lượng

của amin có phân tử khối nhỏ hơn trong 0,76 gam X là
A. 0,45 gam.
B. 0,38 gam.
C. 0,58 gam.
D. 0,31 gam
Câu 8: Đốt cháy hồn tồn 50 ml hỗn hợp khí X gồm trimetylamin và 2
hiđrocacbon đồng đẳng kế tiếp bằng một lượng oxi vừa đủ, thu được 375 ml hỗn
hợp Y gồm khí và hơi. Dẫn tồn bộ Y đ qua dung dịch H 2SO4 đặc (dư). Thể tích
khí cịn lại là 175 ml. Các thể tích khí và hơi đo ở cùng điều kiện. Hai hiđrocacbon
đó là
A. C2H4 và C3H6 B. C3H6 và C4H8 C. C2H6 và C3H8 D. C3H8 và C4H10
Hoạt động 6: Tổng kết, công bố điểm, xếp hạng và trao giải thưởng.
GV: - Tổng hợp kết quả sau 4 phần chơi, công bố điểm và kết quả toàn cuộc chơi.
HS

- Theo dõi và kiểm tra kết quả của nhóm mình.

Hoạt động 7: Củng cố và dặn dị:
GV: - Học sinh về xem video bài giảng Amino axit và hoàn thành các bài tập được
giao.
HS: - Xem video và hoàn thành các bài tập.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×