Tải bản đầy đủ (.pdf) (35 trang)

Các yếu tố tác động đến khả năng sinh lợi của ngân hàng các nước Đông Nam Á và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (971.09 KB, 35 trang )

Đề cương nghiên cứu

I.

LÝ DO NGHIÊN CỨU
Đối với tất cả các quốc gia trên thế giới, hệ thống ngân hàng ln đóng vai trị

hết sức quan trọng trọng trong bất kỳ giai đoạn phát triển nào của đất nước. Và cuộc
khủng hoảng tài chính 2007-2009 vừa qua đã một lần nữa đã gióng lên hồi chng
cảnh báo về tầm quan trọng của hệ thống ngân hàng - cả đối với kinh tế quốc gia lẫn
kinh tế quốc tế - cũng như sự cần thiết của việc nâng cao tính minh bạch, hiệu quả
hoạt động, khả năng sinh lợi và chất lượng công tác giám sát các hoạt động của ngân
hàng. Ngân hàng thương mại dù ở bất cứ quốc gia nào, phát triển hay kém phát triển,
cũng đều là nhóm trung gian tài chính lớn nhất, cũng là trung gian tài chính mà các
chủ thể kinh tế giao dịch thường xuyên nhất, hệ thống ngân hàng chỉ cần “hắt hơi, sổ
mũi” thôi là đã khiến nền kinh tế lao đao.
Do đó, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc giám sát lĩnh vực tài chính, tăng
tính minh bạch và ổn định của hệ thống tài chính, cũng như tăng cường kỷ luật thị
trường, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã xây dựng và phổ biến “Bộ chỉ số lành mạnh tài
chính” (Financial Soundness Indicators: FSIs). Bộ chỉ số này đo lường sự lành mạnh
tài chính của mỗi quốc gia, có vai trị rất quan trọng trong việc đánh giá, nhìn nhận
chính xác thực trạng và hiệu quả hoạt động của hệ thống tài chính mỗi quốc gia cũng
như tồn cầu, đồng thời có vai trị lớn trong việc dự đốn, cảnh báo sớm và hoạch
định chính sách, đưa ra các biện pháp quản lý hợp lý nhằm hạn chế những bất ổn, rủi
ro có thể xảy ra, góp phần ngăn chặn, giảm thiểu hậu quả của khủng hoảng tài chính
(Ngân hàng nhà nước Việt Nam).
Nhìn về Việt Nam, hệ thống tài chính của nước ta đã phát triển rất mạnh kể từ
đầu thập niên 90 thế kỷ XX đến nay với sự ra đời và mở rộng liên tục của các ngân
hàng và chi nhánh, đặc biệt là trong thời gian gần đây. Đến cuối năm 2010, tổng
nguồn tín dụng mà hệ thống tài chính cung cấp cho nền kinh tế đã tăng rất nhanh và
đạt đến 125% GDP, trở thành nguồn cung ứng vốn chủ yếu cho nền kinh tế. Nhiều


ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng đã phát triển lên mơ hình tập đồn, cung

Nguyễn Cơng Tâm – MFB3

1


Đề cương nghiên cứu

cấp gần như đầy đủ các dịch vụ tài chính, tiền tệ cho khách hàng tổ chức và cá nhân
(Vũ Đình Ánh, 2012).
Mặc dù vậy, sự phát triển bùng nổ cả về quy mô và mức độ đa dạng của hệ
thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam đã bắt đầu bộc lộ những mặt trái của nó, đó
là những nguy cơ rủi ro về thanh khoản, tín dụng, tỷ giá,… gây tác động tiêu cực đến
hoạt động và làm giảm khả năng sinh lợi của ngân hàng. Và mặc dù trên báo cáo tài
chính của các ngân hàng đều thể hiện con số lợi nhuận khủng, nhưng thực tế nếu xem
xét các chỉ số đo lường khả năng sinh lợi như ROA hay ROE, những chỉ số phản ánh
hiệu quả kinh doanh thực sự của ngân hàng, thì vẫn cịn tương đối thấp so với các lĩnh
vực khác. Bên cạnh đó, mức độ minh bạch của hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện
đang ở mức rất thấp, thể hiện rõ nét nhất qua việc nước ta chưa công bố bất kỳ chỉ số
nào trong bộ chỉ số lành mạnh tài chính cho Quỹ tiền tệ quốc tế như nhiều quốc gia
khác.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu về hiệu quả hoạt động của ngân hàng hay cụ thể
hơn là tìm ra các yếu tố tác động và mức độ tác động của các yếu tố đó lên khả năng
sinh lợi ngân hàng là hết sức cần thiết, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển và
các nền kinh tế mới nổi, làm căn cứ để những nhà hoạch định chính sách có thể hồn
thiện các chính sách, quy định và ban quản trị các ngân hàng điều chỉnh phương thức
kinh doanh, cách thức quản trị,... để hệ thống ngân hàng hoạt động hiệu quả hơn, tạo
ra nhiều lợi nhuận hơn. Trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu như vậy trong khi ở
Việt Nam rất ít. Tuy nhiên, từ cuối năm 2011 và bước sang năm 2012, số lượng người

tham gia nghiên cứu về khả năng sinh lợi, thanh khoản, rủi ro,.. của hệ thống ngân
hàng Việt Nam bỗng dưng tăng đột biến. Do đó, để tránh trùng lặp, tác giả đã mạnh
dạn chọn nghiên cứu về hiệu quả của hệ thống ngân hàng tại các quốc gia trong khu
vực, cụ thể là khu vực Đơng Nam Á. Qua đó, tác giả mong muốn đem đến một cái
nhìn tổng quát về hiệu quả hoạt động của ngân hàng các nước trong khu vực Đông
Nam Á và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.Đồng thời, dựa trên các kết quả
nghiên cứu song song của nhiều tác giả khác tại Việt Nam, cung cấp cơ sở để so sánh

Nguyễn Công Tâm – MFB3

2


Đề cương nghiên cứu

hiệu quả hoạt động của ngân hàng Việt Nam so với các nước trong khu vực Đông
Nam Á.
Theo đó, tác giả đã chọn đề tài “Các yếu tố tác động đến khả năng sinh lợi
của ngân hàng các nước Đông Nam Á và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” cho
luận văn Thạc sĩ của mình.
Nghiên cứu này sẽ sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng với kỹ thuật
hồi quy bảng để kiểm định các giả thuyết đặt ra và xây dựng nên 2 mơ hình hồi quy
tuyến tính thể hiện mức độ ảnh hưởng của các biến được chọn lên ROA và ROE của
ngân hàng.
VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

II.

Nghiên cứu tập trung tìm hiểu các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động, cụ
thể là khả năng sinh lợi, của hệ thống ngân hàng các nước trong khu vực Đông Nam

Á, đồng thời so sánh một cách tổng quát quy mô, sự minh bạch, mức độ rủi ro và hiệu
quả hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam so với các nước trong khu vực trong
trên cơ sở Bộ chỉ số lành mạnh tài chính do IMF xây dựng và ban hành. Từ đó, tác giả
sẽ rút ra bài học kinh nghiệm cần thiết cho Việt Nam.
III.

CÂU HỎI VÀ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.

Câu hỏi nghiên cứu
 Quy mô, sự minh bạch, mức độ rủi ro và hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân
hàng Việt Nam như thế nào khi so sánh với các nước trong khu vực?
 Những yếu tố nào tác động đến khả năng sinh lợi của hệ thống ngân hàng các
nước trong khu vực? Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này ra sao?
 Bài học kinh nghiệm nào cần rút ra cho Việt Nam?

2.

Mục tiêu nghiên cứu

Nguyễn Công Tâm – MFB3

3


Đề cương nghiên cứu

 Thứ nhất, phân tích và so sánh một cách tổng quan quy mô, sự minh bạch, mức
độ rủi ro và hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam so với các

nước trong khu vực thông qua các chỉ số ngân hàng cơ bản.
 Thứ hai, xác định được các yếu tố tác động và mức độ tác động của các yếu tố
đó đến hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng các nước khu vực Đông
Nam Á.
 Thứ ba, rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
IV.

PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Để nghiên cứu các yếu tố tác động đến khả năng sinh lợi của ngân hàng các

nước trong khu vực Đơng Nam Á, tác giả sử dụng nhóm chỉ số cốt lõi cho các tổ chức
nhận tiền gửi trong bộ chỉ số lành mạnh tài chính theo chuẩn IMF làm nền tảng.
Nhóm chỉ số này cũng được sử dụng để so sánh hệ thống ngân hàng Việt Nam với các
nước trong khu vực. Ngoài ra, các chỉ số kinh tế vĩ mô cũng được sử dụng trong
nghiên cứu này.
Các nước được nghiên cứu bao gồm: Phillipines, Indonesia, Malaysia,
Singapore và Thái Lan.
Giai đoạn nghiên cứu: 2000-2011.
V.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.

Cơ sở lý thuyết về khả năng sinh lợi của ngân hàng
Các nghiên cứu về khả năng sinh lợi của ngân hàng xuất hiện từ cuối những

năm 80, đầu những năm 90 của thế kỷ trước, cơ bản dựa trên 2 giả thuyết: giả thuyết
quyền lực thị trường (MP – Market Power) và giả thuyết cấu trúc hiệu quả (ES–
Efficient Structure) (Athanousoglou, 2006).

Giả thuyết MP, mà đơi khi cịn được gọi là giả thuyết Cấu trúc – Hành vi –
Hiệu quả (SCP, Structure – Conduct - Performance), khẳng định rằng quyền lực thị
trường gia tăng mang lại lợi nhuận độc quyền. Nó cho rằng cấu trúc của thị trường
quyết định hành vi của công ty và rằng hành vi quyết định kết quả trên thị trường, ví

Nguyễn Cơng Tâm – MFB3

4


Đề cương nghiên cứu

dụ như khả năng sinh lợi, hiệu quả, tiến bộ về kỹ thuật và tăng trưởng. Đặc biệt, nhiều
ngành có sự tập trung cao tạo ra những hành vi dẫn đến kết quả kinh tế nghèo nàn,
đặc biệt là làm giảm sản lượng và hình thành giá cả độc quyền. Theo đó, giả thuyết
SCP lập luận rằng thị trường ngân hàng càng tập trung thì lãi suất cho vay càng cao
và lãi suất huy động càng thấp vì mức độ cạnh tranh bị giảm đi. Một trường hợp đặc
biệt của giả thuyết MP là giả thuyết quyền lực thị trường tương đối (RMP – Relative
Market Power) gợi ý rằng các cơng ty có thị phần lớn và các sản phẩm khác biệt có
thể thực hiện quyền lực thị trường và kiếm lợi nhuận không cạnh tranh (Berger,
1995a). Chẳng hạn như một số ngân hàng lớn với ưu thế thương hiệu và chất lượng
sản phẩm của mình có thể tăng giá sản phẩm, dịch vụ và kiếm được lợi nhuận nhiều
hơn. Nghiên cứu theo lý thuyết SCP về hiệu suất các ngân hàng về tổng quát có thể
được chia thành hai nhóm theo các biện pháp đo lường hiệu suất được sử dụng. Nhóm
đầu tiên sử dụng một số biện pháp đo lường giá cả một số sản phẩm và dịch vụ ngân
hàng cụ thể để nắm bắt được hiệu suất của ngân hàng, trong khi thứ hai sử dụng một
thước đo khả năng sinh lợi, chẳng hạn như khả năng sinh lợi trên tài sản hoặc vốn chủ
sở hữu. Tuy nhiên, sử dụng mức giá của một hay vài sản phẩm ngân hàng duy để đo
lường hiệu suất có thể bị sai lệch do tính chất đa sản phẩm của một ngân hàng. Biện
pháp khả năng sinh lợi thì có thể cung cấp nhiều thơng tin hơn, nhưng cũng có thể

giải thích khó khăn hơn vì sự phức tạp của các thủ tục kế toán cần phải có (AlMuharrami và Matthews, 2009).
Cũng theo Al-Muharrami và Matthews (2009), một giả thuyết khác là cấu trúc
hiệu quả (ES) xuất hiện từ sự chỉ trích giả thuyết SCP. Giả thuyết ES mặc nhiên cho
rằng mối quan hệ giữa cấu trúc thị trường và hiệu suất công ty được xác định bởi hiệu
suất của cơng ty, hay nói cách khác, hiệu suất của công ty tạo nên cấu trúc thị trường.
Các cơng ty với trình độ quản lý cao hoặc cơng nghệ sản xuất hiện đại có chi phí thấp
hơn và do đó đạt lợi nhuận cao hơn. Giả thuyết ES thường được đề xuất theo hai
hướng tiếp cận khác nhau, tùy thuộc vào loại hiệu suất được xem xét. Ở hướng tiếp
cận theo hiệu quả X (X-Efficiency), các công ty hiệu quả hơn thường có chi phí thấp,
khả năng sinh lợi cao và thị phần lớn hơn, bởi vì họ có một khả năng vượt trội trong
Nguyễn Cơng Tâm – MFB3

5


Đề cương nghiên cứu

việc quản lý và giảm thiểu chi phí sản xuất ở bất kỳ sản lượng đầu ra nào. Đối với
hướng tiếp cận hiệu quả quy mô (Scale-Efficiency), mối quan hệ được mơ tả ở trên
được giải thích là do thực tế nhiều công ty nhờ quy mô lớn hơn có khả năng sản xuất
với chi phí gần hơn với điểm chi phí trung bình tối thiểu, tức chi phí thấp hơn, và do
đó đạt được lợi nhuận cao hơn là nhờ vào tính kinh tế theo quy mơ.
Bên cạnh 2 giả thuyết trên thì lý thuyết về danh mục đầu tư cân bằng
(Balanced Porfolio Theory) cũng đã được sử dụng để cung cấp cái nhìn sâu sắc hơn
]trong việc nghiên cứu về khả năng sinh lợi ngân hàng (Nzongang và Atemnkeng,
2006). Lý thuyết danh mục đầu tư cân bằng, đôi khi được gọi là lý thuyết danh mục
đầu tư hiện đại, cho rằng nhà đầu tư có thể tối thiểu hóa rủi ro thị trường cho một mức
lợi nhuận kỳ vọng thông qua việc tạo ra danh mục đầu tư đa dạng hóa. Trong thực tế,
nó tìm cách để đảm bảo rằng các khoản đầu tư được nắm giữ trong cùng một tài
khoản không phải cùng thay đổi (tăng/giảm) theo một mơ hình hay chiều hướng giống

nhau. Hiệu quả tổng thể của việc đa dạng hóa này là để giảm thiểu biến động của lợi
nhuận kỳ vọng. Theo đó, việc nắm giữ tối ưu từng tài sản trong danh mục đầu tư đa
dạng là một hàm của các quyết định về chính sách được xác định bởi một số yếu tố
như tỷ suất lợi nhuận trên toàn bộ tài sản trong danh mục đầu tư, rủi ro gắn liền với
quyền sở hữu của mỗi tài sản tài chính và kích thước của danh mục đầu tư (Agu,
1992). Điều đó ngụ ý rằng việc đa dạng hóa danh mục đầu tư và các thành phần danh
mục đầu tư mong muốn của các ngân hàng thương mại là kết quả của các quyết định
của ban quản trị ngân hàng. (Nzongang và Atemnkeng, 2006).
Theo đó, nhiều nghiên cứu đã đựa dựa vào các giả thuyết và lý thuyết trên để
giới thiệu một số biến hữu ích để đưa vào trong các mơ hình khả năng sinh lợi của các
ngân hàng. Chúng ta sẽ nghiên cứu về điều này ở phần sau.
2.

Sơ lược một số nghiên cứu trước
Có rất nhiều nghiên cứu trước đây về các yếu tố tác động đến khả năng sinh lợi

ngân hàng ở nhiều khu vực và quốc gia trên thế giới. Kết quả của những nghiên cứu
cho rằng các yếu tố quyết định khả năng sinh lợi ngân hàng khác nhau giữa các quốc
Nguyễn Công Tâm – MFB3

6


Đề cương nghiên cứu

gia và giữa các vùng trên thế giới. Chúng ta sẽ tìm hiểu vài nghiên cứu thực nghiệm
trong khoảng thời gian gần đây.
2.1

Nghiên cứu của Athanasoglou và các tác giả (ctg.) (2006)

Mục đích của nghiên cứu này là để kiểm tra khả năng sinh lời của ngân hàng

dựa trên tác động của các yếu tố nội tại, yếu tố ngành và yếu tố kinh tế vĩ mô, bằng
cách sử dụng một bảng dữ liệu không cân bằng của các tổ chức tín dụng khu vực
Đơng Nam châu Âu (SEE) trong giai đoạn 1998-2002.
Theo đó, nghiên cứu đã sử dụng mơ hình hồi quy bội để thực hiện mục tiêu
trên. Tác giả đã sử dụng 7 yếu tố bên trong bao gồm Thanh khoản, Rủi ro tín dụng,
Vốn, Quản trị chi phí, Quy mơ, Sở hữu nước ngồi, Thị phần; 2 biến ngành: Chỉ số tái
cấu trúc, Chỉ số Herfindahl-Hirschman; 2 biến vĩ mô: Lạm phát và GDP bình quân
đầu người, để đánh giá tác động của chúng đến khả năng sinh lợi ngân hàng, đo lường
bằng ROA hoặc ROE.
Các kết quả ước lượng cho thấy rằng, ngoài tính thanh khoản ra thì tất cả các
yếu tố nội tại ảnh hưởng đáng kể đến khả năng sinh lợi ngân hàng. Một kết quả quan
trọng khác là mức độ tập trung có ảnh hưởng tích cực, cung cấp bằng chứng hỗ trợ
cho giả thuyết Cấu trúc – Hành vi – Hiệu quả (SCP). Ngược lại, một mối quan hệ tích
cực giữa việc tái cấu trúc ngân hàng và khả năng sinh lợi đã khơng được tìm thấy. Đối
với các biến kinh tế vĩ mô, trong khi lạm phát tác động mạnh mẽ thì GDP bình qn
đầu người lại khơng có tác động đến khả năng sinh lợi ngân hàng
2.2

Nghiên cứu của Sufian và Chong (2008)
Mục tiêu của nghiên cứu này là để khảo sát các yếu tố quyết định đến lợi

nhuận ngân hàng tại Philippines bằng cách sử dụng dữ liệu thứ cấp từ các bảng báo
cáo tài chính hàng năm của các ngân hàng trong giai đoạn 1990-2005 và các chỉ số
kinh tế vĩ mô được thu thập từ nguồn dữ liệu của Quỹ tiền tệ quốc tế IMF
Theo đó, nghiên cứu đã sử dụng mơ hình hồi quy bội để khào sát tác động của
5 yếu tố bên trong bao gồm Quy mơ, Rủi ro tín dụng, Mức độ đa dạng hóa thu nhập,

Nguyễn Cơng Tâm – MFB3


7


Đề cương nghiên cứu

Quản trị chi phí và Mức độ an tồn vốn; và 4 biến vĩ mơ: Tăng trưởng kinh tế, Tăng
trưởng cung tiền, Lạm phát và Mức vốn hóa thị trường lên khả năng sinh lợi ngân
hàng, đo lường bằng ROA.
Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy rằng Quy mơ, Rủi ro tín dụng và Chi
phí hoạt động tác động ngược chiều đến lợi nhuận ngân hàng, trong khi Thu nhập
ngoài lãi và Mức độ an toàn vốn có tác động cùng chiều. Trong suốt giai đoạn nghiên
cứu, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy rằng lạm phát tác động ngược chiều đến lợi
nhuận ngân hàng, trong khi tác động của Tăng trưởng kinh tế, Tăng trưởng cung tiền
và Mức vốn hóa thị trường chứng khốn khơng đáng kể đủ để giải thích cho sự thay
đổi trong lợi nhuận ngân hàng.
2.3

Nghiên cứu của Gul và ctg. (2011)
Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm điều tra sự tác động của các yếu tố bên

trong đặc trưng và các chỉ số kinh tế vĩ mô đến khả năng sinh lợi của hệ thống ngân
hàng, với bộ dữ liệu của 15 NHTM lớn nhất Pakistan trong giai đoạn 2005-2009.
Bằng phương pháp Tổng bình phương bé nhất, các tác giả đã điều tra tác động của Tài
sản, Vốn vay, Vốn chủ sở hữu, Tiền gửi, Tăng trưởng kinh tế, Lạm phát và Mức vốn
hóa thị trường lên các chỉ số khả năng sinh lợi chính: lợi nhuận trên tài sản (ROA), lợi
nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), lợi nhuận trên vốn sử dụng (ROCE) và lãi ròng
biên (NIM) một cách riêng biệt.
Kết quả nghiên cứu cho rằng cả các yếu tố đặc trưng bên trong và bên ngoài
đều là những yếu tố quyết định đến khả năng sinh lợi ngân hàng ở Pakistan. Những

ngân hàng có Vốn chủ sở hữu, Tổng tài sản, Khoản cho vay, Lượng tiền gửi và Mức
vốn hóa thị trường lớn hơn và khi Tăng trưởng GDP và Lạm phát cao hơn sẽ được
xem như an tồn hơn và do đó có lợi thế để tạo ra lợi nhuận cao hơn. Giả thuyết 1 cho
rằng các yếu tố kinh tế vi mơ có tác động đáng kể tới khả năng sinh lợi. Trong khi đó,
giả thuyết 2 cho rằng các yếu tố kinh tế vĩ mô bên ngồi ngân hàng có tác động đáng
kể đến khả năng sinh lợi. Và kết quả đã cho thấy rằng cả hai giả thuyết đều được chấp
nhận và có tác động đáng kể đến khả năng sinh lợi của các ngân hàng tại Pakistan.
Nguyễn Công Tâm – MFB3

8


Đề cương nghiên cứu

2.4

Nghiên cứu của Said và Tumin (2011)
Mục tiêu của nghiên cứu này là nhằm xác định mức độ đóng góp của các yếu

tố quyết định khả năng sinh lợi đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại
tại Malaysia và Trung Quốc. Để thực hiện mục tiêu trên, các tác giả đã sử dụng báo
cáo tài chính năm của 4 ngân hàng thương mại nhà nước tại Trung Quốc và 9 NHTM
tại Malaysia từ bộ dữ liệu ngân hàng trong giai đoạn 2001-2007.
Theo đó, để thực hiện mục tiêu trên, nghiên cứu đã sử dụng mơ hình hồi quy
bội. Các yếu tố được tác giả sử dụng bao gồm 5 yếu tố bên bên trong: Thanh khoản,
Tín dụng, Vốn, Chi phí hoạt động, Quy mơ; và 3 biến kiểm sốt vĩ mơ: GDP, Tỷ lệ
lạm phát và Lãi suất để đánh giá ảnh hưởng của chúng đến biến phụ thuộc là hiệu suất
của ngân hàng, đo lường bằng ROAE và ROAA.
Kết quả:
Khi đo lường hiệu suất ngân hàng bằng ROAE:



Đối với Malaysia: chỉ có duy nhất chỉ số tín dụng góp phần đáng kể

(ngược chiều) vào hiệu suất của các ngân hàng thương mại, với độ tin cậy 5%.
Điều này cho thấy chỉ số tín dụng càng cao thì khả năng sinh lợi càng thấp.


Đối với Trung Quốc: chỉ số vốn và chỉ số hoạt động góp phần đáng kể

vào hiệu suất của các ngân hàng thương mại, với độ tin cậy 10%. Điều này cho
thấy không như các ngân hàng tại Malaysia, sức mạnh của vốn và chi phí hoạt
động tác động đáng kể tới hiệu suất của các ngân hàng tại Trung Quốc.
Khi đo lường hiệu suất ngân hàng bằng ROAA:


Đối với Malaysia: chỉ số tín dụng, chỉ số vốn và chỉ số hoạt động ảnh

hưởng đến hiệu suất của các ngân hàng thương mại, với độ tin cậy 5%. Chỉ số
vốn tác động cùng chiều trong khi 2 chỉ số còn lại tác động ngược chiều.


Đối với Trung Quốc: tác động ngược chiều của chỉ số tín dụng và chỉ số

hoạt động cũng đúng đối với Trung Quốc. Tuy nhiên, ảnh hưởng của chỉ số
vốn lại khơng được tìm thấy.
Nguyễn Cơng Tâm – MFB3

9



Đề cương nghiên cứu

Trong cả 2 trường hợp, chỉ số thanh khoản và quy mơ đều khơng có tác động
đáng kể đến khả năng sinh lợi của các ngân hàng thương mại tại cả Malaysia và
Trung Quốc.
Tóm lại, như ta đã thấy từ các nghiên cứu ở trên và nhiều nghiên cứu khác, có
rất nhiều yếu tố tác động đến khả năng sinh lợi của ngân hàng, có thể phân loại chúng
thành hai nhóm: nhóm các yếu tố bên trong và nhóm các yếu tố bên ngồi. Nếu chi
tiết hơn thì có thể phân tiếp các yếu tố bên ngồi thành 2 nhóm nhỏ: nhóm các yếu tố
ngành và nhóm các yếu tố vĩ mô.
3.

Các yếu tố tác động đến khả năng sinh lợi ngân hàng
Các yếu tố bên trong:

3.1

Quy mơ ngân hàng và tác động của nó đến khả năng sinh lợi ngân hàng

Quy mô ngân hàng thường được sử dụng để xem xét tính kinh tế theo quy mơ
trong ngành ngân hàng. Nó kiểm sốt sự khác biệt chi phí sản phẩm và sự đa dạng hóa
rủi ro theo quy mơ của các tổ chức tài chính. Gul, Irshad và Zaman (2011) tìm thấy
bằng chứng cho rằng quy mô tác động cùng chiều đến khả năng sinh lợi ngân hàng,
cụ thể là ngân hàng có quy mơ lớn sẽ có ROA cao hơn. Olweny và Shipho (2011)
cũng tìm thấy tác động tích cực của quy mơ lên khả năng sinh lợi của các ngân hàng.
Trong khi đó, Athanasoglou và các tác giả (2005), Said và Tumin (2011) lại khơng
tìm thấy bằng chứng nào về tác động của quy mơ lên khả năng sinh lợi của ngân hàng.
3.2


An tồn vốn và tác động của nó đến khả năng sinh lợi ngân hàng
Mức độ an toàn vốn thể hiện tỉ lệ vốn tự có so với tổng tài sản để tài trợ cho

các hoạt động của ngân hàng. Các hoạt động của ngân hàng càng rủi ro thì càng cần tỉ
lệ vốn tự có cao hơn để đảm bảo hoạt động và bù đắp kịp thời cho những rủi ro trên.
Thước đo mức độ an toàn vốn của các ngân hàng hiện nay là tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu
(hệ số CAR). Tỉ lệ này thường được dùng để bảo vệ những người gửi tiền trước rủi ro
của ngân hàng và tăng tính ổn định cũng như hiệu quả của hệ thống tài chính tồn
cầu. Bằng tỉ lệ này người ta có thể xác định được khả năng của ngân hàng thanh tốn
các khoản nợ có thời hạn và đối mặt với các loại rủi ro khác như rủi ro tín dụng, rủi ro
vận hành. Nói cách khác, ngân hàng nào đảm bảo được tỉ lệ này tức là nó đã tự tạo ra
Nguyễn Cơng Tâm – MFB3

10


Đề cương nghiên cứu

một khả năng chống lại những cú sốc về tài chính, vừa tự bảo vệ mình, vừa bảo vệ
cho những người gửi tiền. Chính vì lý do trên, các nhà quản lý ngành ngân hàng các
nước luôn xác định rõ và giám sát các ngân hàng phải duy trì một tỉ lệ an tồn vốn tối
thiểu. Hiệp định Basel III đang duy trì tỉ lệ này ở mức 8% trong khi ở Việt Nam tỉ lệ
này hiện đang là 9%. Các nghiên cứu của Berger (1995), Olweny và Shipho (2011)
cho thấy yếu tố an tồn vốn có tác động tích cực đến khả năng sinh lợi của các NHTM
cổ phần tại Mỹ và Kenya. Athanasoglou và tác giả (2005) cũng cho rằng các ngân
hàng có tình trạng nguồn vốn an tồn có thể theo đuổi nhiều cơ hội kinh doanh hiệu
quả hơn, đồng thời có nhiều thời gian cũng như sự linh hoạt để đối phó với những vấn
đề phát sinh hay tổn thất bất ngờ về vốn, do đó đạt khả năng sinh lợi cao hơn.
3.3


Chất lượng tài sản có và tác động của nó đến khả năng sinh lợi ngân hàng
Quy mô, cơ cấu và chất lượng tài sản có (thể hiện trên bảng cân đối kế toán)

quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Chất lượng tài sản có là chỉ tiêu
tổng hợp nói lên chất lượng quản lý, khả năng thanh toán, khả năng sinh lời và triển
vọng bền vững của một ngân hàng. Chất lượng tài sản kém và thanh khoản yếu là 2
yếu tố hàng đầu dẫn đến sự đổ vỡ của ngân hàng. Thông thường chất lượng tài sản
kém là do sự quản lý lỏng lẻo trong quá trình cho vay, cả hiện tại lẫn trong quá khứ.
Phần lớn rủi ro trong hoạt động ngân hàng đều tập trung ở phía tài sản của nó, nên
cùng với việc đảm bảo có đủ vốn thì vấn đề nâng cao chất lượng tài sản có là yếu tố
quan trọng đảm bảo cho ngân hàng hoạt động an toàn. Olweny và Shipho (2011) đã
chứng minh rằng chất lượng tài sản kém sẽ có một sự tác động rất mạnh mẽ theo
chiều hướng tiêu cực đến khả năng sinh lợi của các NHTM tại Kenya. Nghiên cứu tại
Malaysia và Trung Quốc của Said và Tumin (2011) cũng cho kết quả tương tự.
3.4

Quản trị chi phí và tác động của nó đến khả năng sinh lợi ngân hàng
Theo nhiều chuyên gia, chất lượng của cơng tác quản lý chính là chìa khóa

thành công không chỉ riêng ngành ngân hàng mà cho rất nhiều lĩnh vực khác. Có rất
nhiều thứ cần quản lý, trong đó việc kiểm sốt chi phí hoạt động là một yếu tố liên
quan chặt chẽ đến khái niệm quản lý hiệu quả và là yếu tố quyết định đến khả năng
Nguyễn Công Tâm – MFB3

11


Đề cương nghiên cứu

sinh lợi ngân hàng. Molyneux và Thornton (1992) tìm thấy mối tương quan thuận

giữa chi phí hoạt động và khả năng sinh lợi ngân hàng. Trong khi các nghiên cứu khác
của Olweny và Shipho (2011) hay Athanasoglou và ctg. (2005) thì cho rằng ngân
hàng nào có chi phí hoạt động càng cao thì khả năng sinh lợi càng thấp.
3.5

Rủi ro tín dụng và tác động của nó đến khả năng sinh lợi ngân hàng
Rủi ro tín dụng là khả năng không chi trả được nợ của bên đi vay đối với bên

cho vay khi đến hạn phải thanh toán. Bất kỳ một hợp đồng cho vay nào cũng có rủi ro
tín dụng và bên cho vay ln phải chịu rủi ro khi chấp nhận một hợp đồng cho vay tín
dụng. Một trong những hoạt động chính của các NHTM là hoạt động tín dụng, do đó
việc phịng ngừa rủi ro tín dụng là hết sức quan trọng, địi hỏi các ngân hàng phải có
khả năng phân tích, đánh giá và quản lý rủi ro hiệu quả vì nếu ngân hàng chấp nhận
nhiều khoản cho vay có rủi ro tín dụng cao thì ngân hàng có khả năng phải đối mặt
với tình trạng thiếu vốn hay tính thanh khoản thấp. Điều này có thể làm giảm hoạt
động kinh doanh thu khả năng sinh lợi của ngân hàng, thậm chí phá sản. Vì thế bộ
phận quản lý tín dụng và quản trị rủi ro là hai bộ phận không thể thiếu trong cơ cấu tổ
chức của bất kỳ ngân hàng thương mại nào. Nhiều nghiên cứu trước đây đều cho thấy
mối tương quan nghịch giữa rủi ro tín dụng và khả năng sinh lợi của ngân hàng, chẳng
hạn các nghiên cứu của Athanasoglou và tác giả (2005) ở Hy Lạp, Sufian và Chong
(2008) ở Philippines,…
3.6

Rủi ro thanh khoản và tác động của nó đến khả năng sinh lợi ngân hàng
Rủi ro thanh khoản là rủi ro lớn nhất trong số các rủi ro của ngân hàng vì nó

khơng những đe dọa đến sự an toàn của từng NHTM mà cịn có khả năng làm sụp đổ
cả hệ thống ngân hàng. Rủi ro thanh khoản của ngân hàng phát sinh khi người gửi tiền
vì một lý do nào đó ào ạt rút tiền. Khi đó các NHTM phải vay vốn bổ sung gấp hoạt
bán tháo tài sản với giá rẻ để trả nợ tiền gửi và có thể mất khả năng thanh tốn nếu

tiền bán tài sản khơng đủ để đáp ứng. Loại rủi ro thanh khoản thứ hai phát sinh khi
không thể đáp ứng được nhu cầu đối với các khoản vay bất ngờ do thiếu tiền. Cả hai
trường hợp trên trên đều tác động một cách tiêu cực đến sức khỏe và hoạt động của
Nguyễn Công Tâm – MFB3

12


Đề cương nghiên cứu

các NHTM. Tuy nhiên, việc giữ cho thanh khoản luôn ở mức cao để giảm thiểu rủi ro
thanh khoản là một hành động thiếu khơn ngoan, nó ảnh hưởng xấu đến khả năng sinh
lợi ngân hàng vì tốn q nhiều chi phí cơ hội. Vì vậy, việc cân đối như thế nào giữa
rủi ro thanh khoản và khả năng sinh lợi của các ngân hàng là công việc thường xuyên
và tốn nhiều công sức. Nhiều nghiên cứu thực tế cho thấy ngân hàng có thanh khoản
kém hơn sẽ có khả năng sinh lợi cao hơn, tức tính thanh khoản tác động ngược chiều
đến khả năng sinh lợi ngân hàng. Đó là các nghiên cứu của Molyneux và Thornton
(1992), Sufian (2011),… Trong khi Olweny và Shipho (2011) lại tìm được bằng
chứng cho thấy ngân hàng nào có tính thanh khoản cao hơn sẽ đạt được khả năng sinh
lợi cao hơn. Trường hợp khác, Said và Tumin (2011) lại cho rằng thanh khoản khơng
có tác động đáng kể đến khả năng sinh lợi của các ngân hàng.
3.7

Chính sách lãi suất và tác động của nó đến khả năng sinh lợi ngân hàng
Trong quá trình hoạt động, các NHTM phải thường xuyên điều chỉnh, cân đối

giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay sao cho hợp lý, đem lại mức khả năng sinh
lợi phù hợp đồng thời vẫn giữ chân được khách hàng. Chính sách lãi suất tác động
trực tiếp và mạnh mẽ đến khả năng sinh lợi của NHTM. Mức lãi suất huy động sẽ ảnh
hưởng trực tiếp đến chi phí vốn trong khi tiền lãi từ hoạt động tín dụng là nguồn thu

nhập chủ yếu của NHTM. Nghiên cứu của Bobáková (2003) đã cho thấy khả năng
sinh lợi của các NHTM chịu tác động bởi chính sách lãi suất và những nhà quản trị
ngân hàng có thể điều chỉnh chính sách lãi suất để tăng khả năng sinh lợi của ngân
hàng mình.
3.8

Đa dạng hóa thu nhập và tác động của nó đến khả năng sinh lợi ngân hàng
Trong những năm gần đây, các NHTM ngày càng tạo ra được thu nhập từ

nhiều hoạt động khác nhau chứ khơng cịn gói gọn trong một vài hoạt động truyền
thống nữa, đó gọi là sự đa dạng hóa thu nhập. Khái niệm về sự đa dạng hóa thu nhập
bắt nguồn từ lý thuyết danh mục đầu tư, rằng tổ chức hoặc cá nhân có thể giảm thiểu
rủi ro bằng cách đa dạng hóa danh mục đầu tư của mình. Tuy nhiên, lợi ích đến mức
nào của chiến lược này vẫn còn là đề tài gây tranh cãi. Những người ủng hộ thì cho
Nguyễn Cơng Tâm – MFB3

13


Đề cương nghiên cứu

rằng việc đa dạng hóa sẽ đem đến nguồn thu nhập ổn định hơn và tính kinh tế theo
quy mơ. Bên phía chống đối thì lại cho rằng việc đa dạng hóa sẽ làm gia tăng chi phí
hoạt động và việc quản lý sẽ phức tạp hơn. Nghiên cứu của Sufian (2011) cho thấy
mối tương quan thuận giữa thu nhập phi lãi và khả năng sinh lợi của các ngân hàng tại
Hàn Quốc, nghiên cứu của Oweny và Shipho (2011) cũng cho kết quả tương tự.
Trong khi đó, Kotrozo và Choi (2006) lại tìm thấy rằng ngân hàng nào đa dạng hóa
hoạt động thì hiệu suất có xu hướng giảm so với các ngân hàng tập trung hơn vào các
hoạt động của họ.
3.9


Năng suất lao động và tác động của nó đến khả năng sinh lợi ngân hàng
Năng suất lao động là yếu tố quan trọng đối với tất cả các doanh nghiệp. Năng

suất lao động tăng lên thì sẽ tiết kiệm được thời gian và chi phí, từ đó làm tăng khả
năng sinh lợi. Nghiên cứu của Athanasoglou và ctg. (2005) đã tìm thấy tăng trưởng
năng suất có tác động tích cực và đáng kể đến khả năng sinh lợi của các ngân hàng.
Nghiên cứu cho thấy sự tăng trưởng năng suất cao hơn làm tăng khả năng sinh lợi
ngân hàng, hay nói cách khác, các ngân hàng có thể gia tăng khả năng sinh lợi của họ
bằng cách cải thiện năng suất lao động thông qua việc tuyển dụng lao động chất lượng
cao và giảm thiểu tổng số lao động.
3.10

Trình trạng cơng nghệ thơng tin và tác động của nó đến khả năng sinh lợi

ngân hàng
Trong những năm gần đây, việc các NHTM đẩy mạnh ứng dụng công nghệ
thông tin vào các hoạt động đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư và
doanh nghiệp tiếp cận những sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại. Công nghệ thông
tin là yếu tố đóng vai trị nịng cốt, là nhân tố tạo dựng một nền móng vững chắc giúp
các ngân hàng đứng vững trong thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Ngân hàng
nào được trang bị tốt về cơ sở hạ tầng cơng nghệ thơng tin và chịu khó cập nhật cơng
nghệ mới thường xuyên thì năng lực cạnh tranh và khả năng chiếm thị phần sẽ tăng
lên đáng kể, giảm bớt được chi phí giao dịch, từ đó sẽ làm gia tăng khả năng sinh lợi.
Sự gia tăng khả năng sinh lợi rịng do có được lợi thế chi phí và lợi thế cạnh tranh khi
Nguyễn Công Tâm – MFB3

14



Đề cương nghiên cứu

ngân hàng tập trung đầu tư vào công nghệ thông tin đã được chứng minh qua nghiên
cứu của Porter và Millar (1985).
Các yếu tố bên ngoài:
3.11

Thị phần và tác động của nó lên khả năng sinh lợi ngân hàng
Giả thuyết quyền lực thị trường tương đối (RMP – Relative Market Power) gợi

ý rằng các cơng ty có thị phần lớn và các sản phẩm khác biệt có thể thực hiện quyền
lực thị trường và kiếm lợi nhuận không cạnh tranh (Berger, 1995a). Các ngân hàng
với ưu thế thương hiệu và thị phần lớn có thể tăng giá sản phẩm, dịch vụ và thu được
nhiều lợi nhuận hơn. Athanasoglou và ctg. (2006), Kosak và Cok (2008) đều tìm thấy
tác động cùng chiều của thị phần lên khả năng sinh lợi của ngân hàng các nước Đông
Nam châu Âu. Trong khi đó, nghiên cứu của Guru và ctg. (2002) tại Malaysia lại
khơng tìm thấy bằng chứng cho thấy có mối quan hệ giữa thị phần và khả năng sinh
lợi của ngân hàng.
3.12. Mức độ tập trung thị trường và tác động của nó đến khả năng sinh lợi
ngân hàng
Căn cứ vào giả thuyết quyền lực thị trường (MP), thị trường ngân hàng càng
tập trung thì mức độ cạnh tranh càng giảm đi, và các ngân hàng với tính độc quyền
cao có thể kiếm được nhiều lợi nhuận hơn. Nghiên cứu thực nghiệm của Nzongang và
Attemnkeng (2006) đã cho thấy tác động cùng chiều của mức độ tập trung thị trường
lên khả năng sinh lợi của các ngân hàng, kết quả trên đã ủng hộ cho giả thuyết SCP
đối với thị trường ngân hàng ở Cameroon. Athanosoglou và ctg. (2006) cũng tìm thấy
mối quan hệ cùng chiều giữa mức độ tập trung và khả năng sinh lợi ngân hàng các
nước Đông Nam Âu, đo lường bằng ROA.
3.13


Lạm phát và tác động của nó đến khả năng sinh lợi ngân hàng
Khi lạm phát trong nền kinh tế tăng cao, chẳng những lợi nhuận của các doanh

nghiệp mà cả lợi nhuận của ngân hàng cũng bị giảm sút. Để đối phó với tình trạng
lạm phát cao, thơng thường các chính sách tài chính và tiền tệ thắt chặt sẽ được sử

Nguyễn Cơng Tâm – MFB3

15


Đề cương nghiên cứu

dụng, điều này ảnh hưởng tiêu cực đến quy mô và hiệu quả huy động vốn của ngân
hàng, làm tăng chi phí vốn của ngân hàng. Bên cạnh đó, lạm phát cao đẩy lãi suất gia
tăng, doanh nghiệp kinh doanh khó khăn hơn nên khả năng trả nợ ngân hàng cũng
giảm, tức nợ xấu ngân hàng có xu hướng gia tăng. Cuối cùng, lợi nhuận của ngân
hàng giảm sút. Đa phần các nghiên cứu thực nghiệm tìm thấy tác động ngược chiều
của lạm phát lên khả năng sinh lợi của ngân hàng, đó là các nghiên cứu của Molyneux
và Thornton (1992), Sufian và Chong (2008),...Tuy nhiên, Athanosoglou và ctg.
(2006), Vong và Chan (2006) lại tìm thấy bằng chứng cho rằng lạm phát tác động
cùng chiều đến khả năng sinh lợi ngân hàng tại các nước Đông Nam châu Âu và Ma
Cau. Họ cho rằng khi lạm phát cao, thu nhập của ngân hàng sẽ tăng nhanh hơn chi
phí, và do đó lợi nhuận gia tăng.
3.14

Tăng trưởng kinh tế và tác động của nó đến khả năng sinh lợi ngân hàng
Thông thường, khi nền kinh tế tăng trưởng cao, tình hình sản xuất kinh doanh

của các doanh nghiệp sáng sủa hơn, do đó, khả năng trả nợ ngân hàng tăng lên làm

giảm rủi ro tín dụng. Bên cạnh đó, kinh tế tăng trưởng tốt khiến nhu cầu nhu cầu tín
dụng tăng cao, nguồn tín dụng được quay vịng liên tục. Những lý do trên khiến lợi
nhuận ngân hàng gia tăng khi nền kinh tế tăng trưởng tốt, hay nói cách khác, do lĩnh
vực ngân hàng khá nhạy cảm với sự phát triển chung của nền kinh tế nên khả năng
sinh lợi của ngân hàng chịu sự tác động cùng chiều từ sự tăng trưởng kinh tế. Các
nghiên cứu của Guru và ctg. (2002), Gul, Irshad và Zaman (2011) tìm thấy tác động
cùng chiều của tăng trưởng kinh tế lên khả năng sinh lợi của ngân hàng. Trong khi đó,
Vong và Chan (2006), Sufian và Chong (2008) lại khơng tìm ra bằng chứng nào cho
thấy tăng trưởng kinh tế có tác động đến khả năng sinh lợi của ngân hàng tại Macao
và Philippines.
3.15

Lãi suất và tác động của nó đến khả năng sinh lợi ngân hàng
Ramlall (2009) cho rằng tác động của lãi suất lên lợi nhuận ngân hàng chia

thành hai kênh riêng biệt. Thứ nhất, sự gia tăng mức lãi suất làm tăng thu nhập của
ngân hàng dựa trên những tài sản mới. Tuy nhiên, tốc độ điều chỉnh thu nhập là một
Nguyễn Công Tâm – MFB3

16


Đề cương nghiên cứu

hàm của tốc độ điều chỉnh lãi suất. Thứ hại, tác động trên xoay quanh lượng dư nợ
cho vay và các chứng khoán nắm giữ. Thật vậy, trong trường hợp lãi suất tăng, các
ngân hàng ưu tiên tập trung vốn để cho vay nhiều hơn là đầu tư vào các chứng khoán
thanh khoản. Trong khi Molyneux và Thornton (1992) tìm thấy mối quan hệ cùng
chiều thì Naceur (2003), Ramlall (2009) khơng tìm thấy mối quan hệ giữa lãi suất và
khả năng sinh lợi ngân hàng.

3.16

Sự phát triển của thị trường chứng khốn và tác động của nó đến khả

năng sinh lợi ngân hàng
Ở các nước phát triển, thị trường chứng khoán là nơi huy động vốn rất hiệu
quả, khơng chỉ cho các ngân hàng mà cịn cả với những doanh nghiệp khác. Thị
trường chứng khoán càng phát triển thì ngân hàng càng dễ dàng hơn trong việc tăng
vốn để phục vụ cho các mục tiêu hoạt động và phát triển của mình. Bên cạnh đó, thị
trường chứng khốn càng phát triển thì mức độ minh bạch thơng tin càng cao, giúp
ngân hàng nhanh chóng quản lý và cập nhật thơng tin tài chính cần thiết của các
doanh nghiệp, đây là điều hết sức quan trọng trong việc ra quyết định cho vay, giúp
giảm thiểu rủi ro tín dụng và nâng cao khả năng sinh lợi cho ngân hàng. Nghiên cứu
của Sufian (2011) tại Hàn Quốc đã tìm thấy tác động cùng chiều của mức độ phát
triển của thị trường chứng khoán lên khả năng sinh lợi của các ngân hàng, cho thấy
trong giai đoạn nghiên cứu, thị trường chứng khoán Hàn Quốc là thị trường tương đối
phát triển. Các nghiên cứu khác của Naceur (2003), Sufian và Chong (2008), Gul và
ctg. (2011) cũng cho kết quả tương tự.
Tóm lại, có tất nhiều yếu tố tác động đến khả năng sinh lợi ngân hàng. Chiều
hướng và mức độ tác động của từng yếu tố thay đổi theo từng khu vực, từng quốc gia,
từng giai đoạn nghiên cứu.

Nguyễn Công Tâm – MFB3

17


Đề cương nghiên cứu

4.


So sánh tổng quan tình hình hoạt động hệ thống ngân hàng Việt Nam với

các nước trong khu vực
4.1

Về quy mô
Bảng quy mô vốn điều lệ các quốc gia trong khu vực

Quốc gia
INDONESIA
Bank Mandiri
Bank BNI
Bank central Asia
Bank Rakyat Indonesia
Bank Danamon Indonesia
Panin Bank
VIETNAM
Vietinbank
BIDV
Vietcombank
Agribank
Sacombank
ACB
Techcombank
PHILIPINES
Bank of Philippine Islands
Metropolitan Bank Et Trust
Company


Vốn

Đơn vị: triệu USD
Vốn

975

Quốc gia
MALAYSIA
Maybank
Public bank (PBB)
Commerce Asset - Holding
AMMB Holding
RHB Bank Berhad
Hong Leong Bank
THAILAND
Bangkok Bank
Siam Commercial Bank
Kasikornbank
Krung Thai Bank
Siam City Bank
Thai Military Bank
Bank of Ayudhya
SINGAPORE
DBS Bank

704

United overseas Bank


2.122
1.499
1.304
1.070
807
363
577
724
621
1062
344
401
355

4,102
2,382
1,695
1,476
1,179
1,128
3,178
2,189
1,996
1,837
853
802
771
9,623
6,297


Oversea - Chinese Banking
5,589
Corporation
Nguồn: www.thebanker.com/top1000, Hằng và Hồng (2010) tổng hợp

Equitable PCI Bank

464

Nhìn vào bảng trên, ta dễ dàng nhận thấy quy mô vốn của các ngân hàng Việt
Nam ở mức thấp so với các nước trong khu vực. Trong đó, ngân hàng có quy mơ vốn
lớn nhất là Agribank cũng chỉ gần xấp xỉ với các ngân hàng có quy mơ vốn trung bình
trong khu vực. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam hiện có quá
nhiều ngân hàng có qui mơ nhỏ, xuất phát điểm là các NHTM nông thôn nhưng lại
Nguyễn Công Tâm – MFB3

18


Đề cương nghiên cứu

vươn ra hoạt động tại thành thị, do đó có tốc độ tăng trưởng tài sản và danh mục cho
vay phát triển quá nóng. Kèm theo đó là hệ thống quản lý rủi ro và kỹ năng quản lý
hoạt động ngân hàng còn tương đối kém, gây tác động không tốt đến sự lành mạnh
của hệ thống ngân hàng.
Về quy mô tài sản: Tổng tài sản ngành NH tăng gấp đôi trong giai đoạn 2007 –
2010. Quy mô ngành Ngân hàng Việt Nam đã mở rộng đáng kể trong những năm gần
đây. Theo số liệu của IMF, tổng tài sản của ngành đã tăng gấp 2 lần trong giai đoạn
2007 – 2010, từ 1.097 nghìn tỷ đồng (52,4 tỷ USD) lên 2.690 nghìn tỷ đồng (128,7 tỷ
USD). Con số này được dự báo sẽ tăng lên 3.667 nghỉn tỷ đồng (175,4 tỷ USD) vào

thời điểm cuối năm 2012. Việt Nam cũng nằm trong danh sách 10 quốc gia có tốc độ
tăng trưởng tài sản ngành NH nhanh nhất trên thế giới theo thống kê của The Banker,
đứng vị trí thứ 2 (chỉ sau Trung Quốc). Trong đó, Eximbank là NH duy nhất của Việt
Nam nằm trong tốp 25 NH tăng trưởng nhanh nhất về tài sản trong 2010, đứng ở vị trí
thứ 13 (VCBS, 2010)
Bảng Top 10 tăng trưởng tài sản ngành ngân hàng

Nguồn: The Banker, VCBS
Mặc dù tổng tài sản tăng trưởng nhanh, qui mô của các NH Việt Nam vẫn nhỏ
hơn nhiều so với các nước trong khu vực. Theo số liệu của Bloomberg, trung bình 2
chỉ tiêu tổng tài sản và vốn chủ sở hữu của 8 NH niêm yết tại Việt Nam là 166.844 tỷ

Nguyễn Công Tâm – MFB3

19


Đề cương nghiên cứu

đồng và 12.574 tỷ đồng, thấp hơn mức trung bình của các nước trong khu vực như
Trung Quốc, Malaysia, Ấn Độ, Thái Lan và Indonesia. Với qui mô tương đối nhỏ, các
NH Việt Nam đều chịu áp lực phải tăng cường qui mô nguồn vốn nhằm đảm bảo các
chỉ số an toàn hoạt động. NHNN hiện tại đang sử dụng hai cơng cụ chính để nâng cao
khả năng an toàn vốn của các NHTM: (1) quy định về mức vốn điều lệ tối thiểu và (2)
quy định về hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR) (VCBS, 2010).
4.2

Về mức độ lành mạnh và an toàn
Việt Nam vẫn đang bị đánh giá thấp về sự lành mạnh cũng như mức độ bảo vệ


nhà đầu tư của hệ thống ngân hàng. Trong khi nhiều quốc gia trên thế giới đã báo cáo
các chỉ số lành mạnh tài chính theo hàng quý từ năm 2008 cho IMF thì Việt Nam vẫn
chưa thực hiện.
Bảng xếp hạng chỉ số lành mạnh ngân hàng và mức độ bảo vệ nhà đầu tư

Nguồn: Hằng và Hồng (2010) tổng hợp
Về mức độ an toàn vốn, đến cuối năm 2011, hầu hết các ngân hàng đều đạt hệ
số CAR tối thiểu 9% theo yêu cầu, tuy nhiên con số bình qn tồn hệ thống chỉ ở
mức xấp xỉ 10%, thấp hơn khá nhiều so với các nước trong khu vực.
Nguyễn Công Tâm – MFB3

20


Đề cương nghiên cứu

Bảng hệ số CAR hệ thống ngân hàng các nước Đông Nam Á

Nguồn: Tổng hợp
Về rủi ro tín dụng, nhìn vào bảng thống kê nợ xấu bên dưới, ta thấy sau cuộc
khủng khoảng tài chính tồn cầu, trong khi nợ xấu hệ thống ngân hàng các nước trong
khu vực có xu hướng giảm dần thì Việt Nam ta lại có xu hướng tăng lên. Điều này có
thể được giải thích phần nào do tình trạng tăng trưởng tín dụng nóng liên tục trong
thời gian qua trong khi việc quản lý tín dụng khơng hiệu quả. Nếu so về mức độ, ta
thấy nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam chỉ ở mức trung bình so với khu vực.
Tuy nhiên, chúng ta cần lưu ý là số nợ trên mới chỉ tính theo chuẩn mực phân loại nợ
và trích lập dự phịng rủi ro của Việt Nam, theo đó nợ được trả từng phần, từng tháng,
từng q. Nếu đến hạn mà khơng trả được phần nợ đó, thì chỉ phần nợ đó được đưa
vào nợ xấu. Theo chuẩn mực quốc tế, nếu phần nợ đến hạn không trả được, thì tất cả
các khoản nợ đều được xếp vào nợ xấu (BSC, 2011). Và có thể do sự khác biệt trong

tiêu chuẩn sử dụng để tính tốn nợ xấu như trên mà hãng xếp hạng tín nhiệm quốc tế
Fitch Ratings đánh giá nợ xấu của Việt Nam năm 2011 cao gấp 4 lần con số 3.3% đưa
ra.

Nguyễn Công Tâm – MFB3

21


Đề cương nghiên cứu

Bảng thống kê nợ xấu hệ thống ngân hàng các nước Đông Nam Á

Nguồn: Tổng hợp
4.3

Về hiệu quả hoạt động và khả năng sinh lợi
Theo đánh giá của các chuyên gia và tổ chức, hệ thống ngân hàng tại Việt Nam

vẫn còn tồn tại rất nhiều rủi ro và yếu kém. Điều này đã được đề cập nhiều nhưng
chưa bao giờ cấp bách như hiện nay. Và việc trong những năm qua Việt Nam đặt
nặng mục tiêu tăng trưởng nhanh, trong khi các ngân hàng vẫn là trung tâm của hệ
thống tài chính, vơ hình chung đã đẩy hệ thống ngân hàng đến tình trạng phát triển
một cách mất cân đối, dẫn đến hoạt động kém hiệu quả, khả năng sinh lợi giảm sút.
Trong vài năm trở lại đây, mặc dù kinh tế nước ta chịu nhiều ảnh hưởng từ
cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu, các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong sản
xuất kinh doanh cũng như tiếp cận nguồn vốn nhưng khả năng sinh lợi của khối ngân
hàng vẫn luôn ở mức cao so với phần còn lại. Tuy nhiên, khả năng sinh lợi “cao” đó
chỉ ở con số tuyệt đối, nếu đánh giá dựa vào mức tỷ suất khả năng sinh lợi trên tài sản
(ROA) hay khả năng sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) thì khơng hẳn là cao nếu so

với các ngành khác và các nước trong khu vực.
Theo đó, ROA bình quân mặc dù tăng đều qua các năm (lên tới 1,2% cuối
2009 và 1.4% năm 2010), nhưng vẫn còn thấp so với một số nước mới nổi và đang
phát triển trong khu vực. Trong khi đó, ROE bình qn chỉ ở mức trung bình.
Nguyễn Cơng Tâm – MFB3

22


Đề cương nghiên cứu

Bảng thống kê ROA hệ thống ngân hàng các nước Đông Nam Á

Nguồn: Tổng hợp
Bảng thống kê ROE hệ thống ngân hàng các nước Đông Nam Á

Nguồn: Tổng hợp
4.4

Kết luận

Tóm lại, nếu so với các nước trong khu vực, ta thấy hệ thống ngân hàng Việt Nam:
 Quy mơ vẫn cịn nhỏ mặc dù tốc độ tăng trưởng tài sản khá cao, cho thấy triển
vọng phát triển ngành ngân hàng khá tốt. Tuy nhiên đây cũng là con dao 2 lưỡi,
vì nếu trình độ quản lý khơng theo kịp tốc độ tăng quy mơ thì khả năng sinh lợi
sẽ giảm sút.
Nguyễn Công Tâm – MFB3

23



Đề cương nghiên cứu

 Tính minh bạch chưa cao.
 Mức độ an toàn vốn thấp, rủi ro về vốn vẫn là vấn đề cần được tiếp tục cải
thiện.
 Rủi ro tín dụng đang có xu hướng tăng cao.
 Khả năng sinh lời ở mức trung bình thấp.
5.

Khung phân tích CAMELS
Hiện nay, việc phân tích tình hình hoạt động và rủi ro của một ngân hàng

thường được thực hiện bằng khung phân tích CAMELS. CAMELS đã được áp dụng
từ những năm 1970 - là hệ thống xếp hạng, giám sát tình hình ngân hàng của Mỹ (Tú,
2010). Khung phân tích CAMELS bao gồm 6 yếu tố: Mức độ an toàn vốn (Capital
Adequacy), Chất lượng tài sản có (Asset Quality), Quản lý (Management), Khả năng
sinh lợi (Earnings), Thanh khoản (Liquidity) và Mức độ nhạy cảm với rủi ro thị
trường (Sensitivity to Market Risk).
Rất nhiều các nghiên cứu đánh giá các yếu tố tác động đến khả năng sinh lợi
của các NHTM trên thế giới dựa trên nền tảng của CAMELS (hoặc CAMEL) và
CAMELS cũng được Ủy ban giám sát ngân hàng Basel và Quỹ tiền tệ quốc tế IMF đề
xuất sử dụng. Nghiên cứu này cũng sử dụng CAMEL làm cơ sở cho mơ hình.
6.

Bộ chỉ số lành mạnh tài chính theo chuẩn IMF (FSIs)
Bộ chỉ số này bao gồm 40 chỉ số tài chính, trong đó có 25 chỉ số phản ánh tình

hình tài chính của khu vực tổ chức nhận tiền gửi, bao gồm 12 chỉ số cốt lõi và 13 chỉ
số khuyến khích; các chỉ số cịn lại phản ánh tình hình tài chính của khu vực tổ chức

tài chính khác, tổ chức phi tài chính, hộ gia đình; tình hình thanh khoản của thị trường
và tình hình của thị trường bất động sản.
Trong phạm vi đề tài này, chúng ta chỉ quan tâm đến nhóm 12 chỉ số cốt lõi
cho các tổ chức nhận tiền gửi. Nhóm chỉ số này là cơ sở để lựa chọn các biến đưa vào
mơ hình nghiên cứu.

Nguyễn Cơng Tâm – MFB3

24


Đề cương nghiên cứu

Bảng tổng hợp các chỉ số cốt lõi cho các tổ chức nhận tiền gửi
Yếu tố

STT
Chỉ số
Ghi chú
1
Tỷ lệ vốn cấp 1 và Chỉ số này đo lường tỷ lệ an toàn vốn tối
cấp 2 so với tài sản thiểu (CAR) của tổ chức nhận tiền gửi hay
điều

chỉnh

trọng số rủi ro

theo chính là đo lường khả năng đáp ứng đủ vốn
của tổ chức này. Chỉ số này cũng cho biết

khả năng đối phó của tổ chức nhận tiền gửi
trước các cú sốc.

2
An toàn

Tỷ lệ vốn cấp 1 so Là chỉ số đo lường sự an toàn vốn của tổ
với tài sản điều chức nhận tiền gửi dựa trên khái niệm cốt lõi

vốn

chỉnh theo trọng số về vốn của Ủy ban Giám sát Ngân hàng.
rủi ro
3

Nợ xấu ròng trên Chỉ số này đánh giá sự an toàn vốn của tổ
vốn

chức nhận tiền gửi và là một chỉ báo quan
trọng về năng lực vốn của tổ chức nhận tiền
gửi trước những tổn thất do nợ xấu gây ra.

4

Nợ xấu trên tổng Chỉ số này dùng để xem xét, đánh giá chất
dư nợ

lượng tài sản và thường được sử dụng như
một biến đại diện cho chất lượng tài sản của
tổ chức nhận tiền gửi, đồng thời, chỉ số này

dùng để xác định độ rủi ro của tài sản trong

Chất

danh mục cho vay.

lượng
tài sản

5

Tỷ trọng dư nợ theo Đây cũng là chỉ số đánh giá chất lượng tài
lĩnh vực kinh tế so sản. Chỉ số này cung cấp thông tin về sự
với tổng dư nợ

phân bố của các khoản vay (bao gồm cả nợ
xấu và khoản nợ trước khi khấu trừ các
khoản dự phịng) đối với người cư trú và
người khơng cư trú. Thiếu sự đa dạng hóa

Nguyễn Cơng Tâm – MFB3

25


×