Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Giáo án Hóa học 9 tiết 20 21

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.17 KB, 11 trang )

Ngày soạn: 24/10/2019

Tiết 20
KIỂM TRA 1 TIẾT

I. Mục tiêu
1. Về kiến thức
- Đánh giá sự hiểu biết của HS về tính chất hóa học của bazơ, muối, mối quan hệ
giữa các loại hợp chất vô cơ.
- Kịp thời uốn nắn những sai lệch của HS.
2. Về kĩ năng
- Viết phương trình hóa học
- Vận dụng những kiến thức về oxit, axit để làm bài tập
3. Về tư duy
- Rèn khả năng tư duy linh hoạt, độc lập và sáng tạo.
- Rèn khả năng khái quát hóa, trừu tượng.
4. Về thái độ và tình cảm
- Nghiêm túc, trung thực
5. Định hướng phát triển năng lực học sinh
- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, năng lực tự học, năng lực hợp tác.
- Năng lực riêng: Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực vận dụng kiến
thức hóa học vào cuộc sống.
II. Chuẩn bị
1. GV: Đề và đáp án
2. HS: Giấy kiểm tra
III. Phương pháp
- Kiểm tra đánh giá.
IV. Tiến trình giờ dạy
1. Ổn định lớp
Lớp
Ngày giảng


Sĩ số
9A
36
9B
31
9C
30
2. Phát đề
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
Mức độ nhận thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng

Nội dung
kiến thức TNKQ
1. Tính
chất hóa
học của
oxit,
axit,

TL

- Biết được tính
chất hố học
của bazơ và
phân loại các
loại chất vô cơ.


TNKQ

TL

- Biết quan sát
và rút ra tính
chất hóa học
của một số
chất vơ cơ cụ

TNKQ

TL

Vận dụng ở Cộng
mức cao hơn
TNKQ TL


bazơ và - Biết được
phân
bazơ tan và
loại các bazơ không tan
loại chất
vơ cơ.
Số câu
hỏi
Số điểm
%
2. Muối,

phân
bón hóa
học.

Số câu
hỏi
Số điểm

3
C1,2,3
1,5
(15%)

thể.
- Dùng các hóa
chất thích hợp
để phân biệt,
nhận biết một
số chất vơ cơ.
2
C5,6
1,0
(10%)

2,5
(25%)

- Biết nhận ra
sản phẩm của
các tính chất

hóa học của
muối.
- Biết được
phân bón nào
là phân Kali.
- Vận dụng
kiến thức thực
tế để nhận biết
các chất

-Tính
được
khối
lượng
hoặc nồng độ,
thể tích dung
dịch các chất
tham gia phản
ứng và tạo
thành sau phản
ứng liên quan
đến muối
- Giải thích
hiện
tượng
thực tế
1,5

3
C4,7,8


4,5

C2,3a,
b
3,0
(30%)

1,5

(15%)
%
3. Mối
quan hệ
giữa các
loại hợp
chất vơ
cơ.
Số câu
hỏi

5

- Viết được các
PTHH
biểu
diễn sơ đồ
chuyển hóa.

Tính được

Nồng độ%
của các chất
trong hỗn
hợp.

1
C1

Số điểm

2,0

%
Tổng số
câu
Tổng số
điểm
%

(20%)

4,5
(45%)

0,5
C3c
1,0
(10%)

1,5

3,0
(30%)

6

2

1

1,5

0,5

11

3,0

1,0

2,0

3,0

1,0

10,0

(30%)

(10%)


(20%)

(30%)

(10%)

100%


PHỊNG GD&ĐT THỊ XÃ ĐƠNG TRIỀU
TRƯỜNG THCS BÌNH DƯƠNG

ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT (SỐ 2)
HỌC KỲ I NĂM HỌC 2019 - 2020

MƠN: HĨA HỌC
I/ Trắc nghiệm khách quan (4,0 điểm)
Hãy chọn phương án đúng nhất trong các câu sau:
Câu 1: Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch bazơ là:
A. CaO.
B. CuO.
C. CO.
D. SO2.
Câu 2: Dung dịch KOH phản ứng với dãy oxit:
A. CO2; SO2; P2O5; Fe2O3
B. Fe2O3; SO2; SO3; MgO
C. P2O5; CO2; SO2 ; SO3
D. P2O5 ; CO2; CuO; SO3
Câu 3: Dãy chất nào cho sau đây thuộc loại bazơ không tan?

A. NaOH, Cu(OH)2, Ba(OH)2
B. Cu(OH)2, Al(OH)3, Mg(OH)2
C. NaOH, Ba(OH)2, KOH
D. Al(OH)3, Mg(OH)2, KOH
Câu 4: Nếu chỉ dùng dung dịch nước vơi trong Ca(OH) 2 thì có thể phân biệt được
2 dung dịch muối trong mỗi cặp chất sau:
A. Na2SO4 và Fe2(SO4)3
B. Na2SO4 và K2SO4
C. NaCl và BaCl2
D. Na2CO3 và K3PO4.
Câu 5: Điện phân dung dịch NaCl bão hồ, có màng ngăn giữa hai điện cực, sản
phẩm thu được là:
A. NaOH, H2, Cl2
B. NaCl, NaClO, H2, Cl2
C. NaCl, NaClO, Cl2
D. NaClO, H2 và Cl2
Câu 6: Dãy chất nào sau đây bị nhiệt phân hủy ở nhiệt độ cao:
A. BaSO3, BaCl2, KOH, Na2SO4
B. AgNO3, Na2CO3, KCl, BaSO4
C. CaCO3, Zn(OH)2, KNO3, KMnO4
D. Fe(OH)3, Na2SO4, BaSO4, KCl
Câu 7: Phân bón nào sau đây là phân kali?
A. CO(NH2)2
B. Ca3(PO4)2
C. NH4NO3.
D. KCl
Câu 8: Để khử độc các chất thải công nghiệp, diệt trùng chất thải sinh hoạt và xác
chết động vật. Người ta có thể dùng chất nào sau đây?
A. Ca(OH)2
B. NaOH

C. NaCl
D. KNO3
II/ TỰ LUẬN (6,0 điểm)
Câu 1: (2 điểm)
Viết các phương trình phản ứng thực hiện dãy biến hóa theo sơ đồ sau:
(3)
CaO (1) Ca(OH)2 (2) CaCO3
CaO (4)
CaCl2
Câu 2: (1 điểm)
Người Do Thái có câu: “Đến Israel mà khơng đi tắm ở Biển Chết, coi như chưa
tới Israel”. Gọi là biển, nhưng thực ra đó chỉ là một cái hồ lớn nằm ở vùng sa mạc
phía Đơng Nam Israel. Vì sao người ngã xuống Biển Chết lại khơng chìm?
Câu 3: (3,0 điểm)
Hòa tan 20 gam NaOH vào 160(g) dung dịch CuSO4 20%. Sau khi phản ứng xảy
ra hoàn toàn, lọc lấy kết tủa.
1. Viết phương trình hóa học xảy ra.


2. Tính khối lượng kết tủa thu được.
3. Tính nồng độ % các chất tan trong nước lọc
(Biết NTK: Na = 23, S = 32, Cu=64, H = 1, O = 16)


PHỊNG GD&ĐT THỊ XÃ ĐƠNG TRIỀU
TRƯỜNG THCS BÌNH DƯƠNG

ĐÁP ÁN KIỂM TRA 1 TIẾT (SỐ 2)
HỌC KỲ I NĂM HỌC 2019 - 2020


MƠN: HĨA HỌC
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
Mỗi câu chọn đúng: 0,5 điểm
Câu
Chọn

1
A

2
C

3
B

4
A

5
A

6
C

7
D

8
A


II. TỰ LUÂN
Câu
Đáp án
Điểm
Câu 1
PTHH viết đúng và cân bằng đúng
(2đ)
0,5đ
1) CaO + H2O ⃗ Ca(OH)2
0,5đ
2) Ca(OH)2 + CO2 ⃗
CaCO3 + H2O
0,5đ
t0
3) CaCO3 ⃗
CaO + CO2
0,5đ

4) CaO + 2HCl
CaCl2 + H2O
Câu 2
Vì hàm lượng muối trong nước biển ở đây cao tới 270
(1đ)
phần nghìn. Tỷ trọng nước biển cịn lớn hơn cả tỷ trọng

người. Vì thế người ngã xuống Biển Chết lại khơng chìm
mà nổi trên biển như một tấm gỗ.
20
Câu 3
0,5 điểm

(3đ)
Ta có: nNaOH= 40 = 0,5 mol
160 .20
nCuSO4 = 100 .160

= 0,2 mol

Phương trình:
CuSO4 + 2NaOH  Cu(OH)2 + Na2SO4 (1)
Tỉ lệ: nNaOH : nCuSO4 = 0,5 : 0,2 = 2,5 : 1  NaOH còn dư
sau phản ứng.
Theo (1):
nCu(OH)2 = nCuSO4 = 0,2 mol
 mCu(OH)2 = 0,2x98 = 19,6 g
 nNaOH dư = 0,5 – 2x0,2 = 0,1 mol
 mNaOH dư = 0,1x40 = 4 g
Theo (1) ta có: nNa2SO4 tạo ra = nCuSO4 = 0,2 mol
 mNa2SO4 = 0,2x142 = 28,4 g
 mdung dịch sau khi hòa = ( 20 + 160 ) – 19,6 =
160,4 g
4
Vậy:
 C%NaOH dư = 160,4 x100% = 2,5%
28,4
 C%mNa2SO4 tạo ra= 160,4 x100% = 17,7%
3. Thu bài

0,5 điểm
0,25 điểm
0,5 điểm

0,25 điểm
0,5 điểm

0,5 điểm


- Hướng dẫn học sinh học ở nhà và chuẩn bị cho bài sau:
- Chuẩn bị bài tính chất vật lí của kim loại.
+ Nghiên cứu trước bài mới
+ Nghiên cứu cách tiến hành các thí nghiệm trong bài
V. Rút kinh nghiệm
................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................


Chương II: KIM LOẠI
I. Mục tiêu
1.Về kiến thức
Sau khi học xong chương này HS biết được:
- Tính chất vật lí của kim loại
- Tính chất hóa học của kim loại: tác dụng với phi kim, dd axit, dd muối.
- Dãy hoạt động hóa học của kim loại. Ý nghĩa của dãy hoạt động hóa học của kim
loại.
- Tính chất hóa học của nhơm, sắt.
- Thành phần, tính chất, ứng ựng của hợp kim sắt.
- Phương pháp sản xuất nhôm, sơ lược về phương pháp luyện gang và thép.
- Khái niệm về sự ăn mòn kim loại và một số yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim
loại.
- Cách bảo vệ kim loại khơng bị ăn mịn.

2. Về kĩ năng
- Quan sát hiện tượng thí nghiệm cụ thể, rút ra được tính chất hóa học của kim loại
và dãy hoạt động hóa học của kim loại; các yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim
loại.
- Vận dụng được ý nghĩa của dãy hoạt động hóa học của kim loại để dự đoán kết
quả phản ứng của kim loại cụ thể với dd axit, với nước, dd muối.
- Dự đoán, kiểm tra, kết luận về tính chất hóa học của nhơm và sắt. Viết các
phương trình minh họa.
- Quan sát sơ đồ rút ra được nhận xét về phương pháp sản xuất nhôm và luyện
gang, thép.
- Vận dụng kiến thức bảo vệ một số đồ dùng bằng kim loại trong gia đình.
- Giải bài tập hỗn hợp, hiệu suất phản ứng, tăng giảm khối lượng.
3. Về tư duy
- Rèn khả năng quan sát, diễn đạt chính xác, rõ ràng ý tưởng của bản thân và hiểu
được ý tưởng của người khác.
- Rèn khả năng tư duy linh hoạt, độc lập và sáng tạo.
- Rèn khả năng khái quát hóa, trừu tượng.
4. Về thái độ và tình cảm
- Cẩn thận, nghiêm túc khi làm thí nghiệm.
- Yêu thích học tập bộ mơn.
- Có ý thức tun truyền những tiến bộ của khoa học kĩ thuật vào đời sống sản
xuất.
Ngày soạn: 25/10/2019
Tiết 21
BÀI 15: TÍNH CHẤT VẬT LÝ CỦA KIM LOẠI
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức


HS nêu được:

- Một số tính chất vật lí của kim loại như: tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn
nhiệt và ánh kim.
- Một số ứng dụng của Kim loại trong đời sống, sản xuất có liên quan đến
tính chất vật lí như: chế tạo máy móc, dụng cụ sản xuất, dụng cụ gia đình, vật liệu
xây dựng...
2. Về kĩ năng
- Biết thực hiện thí nghiệm đơn giản, quan sát, mô tả hiện tượng, nhận xét và
rút ra kết luận về từng tính chất vật lí.
- Biết liên hệ tính chất vật lí, tính chất hố học với một số ứng dụng của kim
loại.
3. Về tư duy
- Rèn khả năng quan sát, diễn đạt chính xác, rõ ràng ý tưởng của bản thân và
hiểu được ý tưởng của người khác.
- Rèn khả năng tư duy linh hoạt, độc lập và sáng tạo.
- Rèn khả năng khái quát hóa, trừu tượng.
4. Về thái độ và tình cảm
- Thấy được vai trị quan trọng của kim loại trong đời sống và sản xuất.
- Học sinh biêt cách sử dụng kim loại đúng cách.
5. Định hướng phát triển năng lực học sinh
- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, năng lực tự học, năng lực hợp tác.
- Năng lực riêng: Năng lực sử dụng ngơn ngữ hóa học, năng lực thực hành
hóa học, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Một số mẫu kim loại trong phịng thí nghiệm
2. Học sinh: Đọc trước bài ở nhà
Yêu cầu chuẩn bị theo nhóm:
- Một đoạn dây thép (khoảng 20 cm)
- Một vài đồ vật khác: cái kim, ca nhơm, giấy gói bánh kẹo bằng nhơm.
- Một đèn điện để bàn
- Một đoạn dây nhôm nhỏ, 1 mẩu than gỗ.

III. Phương pháp
- Phương pháp dạy học: phương pháp thuyết trình, đàm thoại, trực quan, thí
nghiệm, phương pháp dạy học theo nhóm
- Kĩ thuật dạy học: kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật giao nhiệm vụ.
IV. Tiến trình giờ dạy
1. Ổn định lớp (1’)
Lớp
Ngày giảng
Sĩ số
9A
36
9B
31
9C
30
2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra
3. Giảng bài mới


Hoạt động của GV-HS

Nội dung ghi bảng

Hoạt động 1: Tính dẻo (10’)
I. Tính dẻo
- Mục tiêu: HS biết được tính dẻo của kim
loại và ứng dụng của tính dẻo trong đời
sống, sản xuất.
- Phương pháp dạy học: phương pháp thuyết
trình, đàm thoại, trực quan, thí nghiệm,

phương pháp dạy học theo nhóm
- Kĩ thuật dạy học: kĩ thuật chia nhóm, kĩ
thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật giao nhiệm vụ.
- Hướng dẫn các nhóm làm thí nghiệm:
Dùng búa đập vào dây nhơm, đập vào than
→ quan sát, nhận xét? Giải thích?
→ KL có tính dẻo → rèn, kéo sợi, dát
→ Dây nhơm bị dát mỏng, than vỡ vụn
mỏng tạo nên các đồ vật khác nhau
- GV hướng dẫn HS uốn cong dây nhơm
→ Nhơm có tính dẻo, than thì khơng
? Tại sao có thể dát mỏng được lá vàng, lá
nhơm, lá đồng rất mỏng, các loại sắt trong
xây dựng (trịn, vng...) với những kích
thước khác nhau?
GV giới thiệu: nhơm được dát mỏng dùng
làm giấy gói bánh, kẹo; vàng được dát mỏng
đến mức có thể nhìn xun qua.
....................................................................
....................................................................
II. Tính dẫn điện
Hoạt động 2: Tính dẫn điện (10’)
- Mục tiêu: HS biết được tính dẫn điện của
kim loại và ứng dụng của tính dẫn điện trong
đời sống, sản xuất.
- Phương pháp dạy học: phương pháp thuyết
trình, đàm thoại.
- Kĩ thuật dạy học: kĩ thuật đặt câu hỏi.
- Giải thích vì sao các dây dẫn điện thường
có lõi bằng kim loại, vỏ bằng nhựa:

HS: kim loại dẫn điện, vỏ nhựa để cách điện.
GV: Trong thực tế dây dẫn thường được - Kim loại có tính dẫn điện
dùng bằng kim loại nào?
→ Đồng, nhôm...
- Các kim loại khác có tính dẫn điện giống


nhau hay khơng?
→ Có những khả năng dẫn điện khác nhau
- GV giới thiệu: Dẫn điện tốt nhất là Ag, Cu,
Al, Fe...
- GV: Ứng dụng của KL trong đời sống và
sản xuất?
→ Làm dây dẫn điện: Cu, Al...
- Khi dùng đồ điện cần chú ý điều gì?
→ HS trả lời
....................................................................
....................................................................
Hoạt động 3: Tính dẫn nhiệt (10’)
III. Tính dẫn nhiệt
- Mục tiêu: HS biết được tính dẫn nhiệt của - Kim loại có tính dẫn nhiệt
kim loại và ứng dụng của tính dẫn nhiệt
trong đời sống, sản xuất.
- Phương pháp dạy học: phương pháp thuyết
trình, đàm thoại.
- Kĩ thuật dạy học: kĩ thuật đặt câu hỏi.
GV: Kể tên một số dụng cụ nấu ăn và cho
biết chúng được làm từ những vật liệu nào?
HS: nồi nhơm, gang, inox
GV: ? vì sao chúng được dùng để đun nấu

HS: Có khả năng dẫn nhiệt tốt
GV giới thiệu: Các KL khác cũng có hiện
tượng tương tự
- KL dẫn điện tốt thì dẫn nhiệt tốt.
- Ứng dụng của tính dẫn nhiệt của kim loại
trong đời sống ?
→ HS trả lời
....................................................................
....................................................................
Hoạt động 4: Tính ánh kim (10’)
- Mục tiêu: HS biết được tính dẫn nhiệt của IV. Tính ánh kim
kim loại và ứng dụng của tính ánh kim trong
đời sống, sản xuất.
- Phương pháp dạy học: phương pháp thuyết
trình, đàm thoại.
- Kim loại có tính ánh kim
- Kĩ thuật dạy học: kĩ thuật đặt câu hỏi.


- GV: Hướng dẫn HS quan sát vẻ sáng của
bề mặt KL: đồ trang sức, vỏ hộp sữa mới...
nhận xét?
→ Vẻ sáng lấp lánh
- GV: vẻ sáng lấp lánh được gọi là tính ánh
kim.
- Ứng dụng của ánh kim của kim loại trong
thực tế
→ HS trả lời: làm đồ trang sức
GV: Giới thiệu một số kim loại có tính ánh
kim: Vàng, platin, bạc…

....................................................................
....................................................................

4. Củng cố (3 phút)
Yêu cầu HS nhắc lại các nội dung chính của bài; đọc phần “em có biết’’.
5. Hướng dẫn về nhà và chuẩn bị bài sau (1 phút)
- Làm bài tập 1 → 5 trang 48 SGK
- Nghiên cứu trước nội dung bài16: “Tính chất hóa học của kim loại”
+ Nghiên cứu cách tiến hành các thí nghiệm trong bài



×