Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Giáo án Ngữ văn 8 từ tiết 33 - 36

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.7 KB, 17 trang )

Ngày soạn: 16/10/2019

Tiết 33

Văn bản HAI CÂY PHONG
(Trích Người thầy đầu tiên) – Ai-ma-tốpI. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT- giúp HS
1. Kiến thức
- Vẻ đẹp và ý nghĩa hình ảnh của hai cây phong trong đoạn trích.
- Sự gắn bó của người họa sĩ với quê hương, với thiên nhiên và lòng biết ơn thầy
Đuy-sen.
- Cách xây dựng mạch kể lồng ghép; cách miêu tả giàu hình ảnh và lời văn giàu cảm
xúc.
2. Kĩ năng
- Kĩ năng bài dạy
+ Đọc-hiểu một văn bản có giá trị văn chương; phát hiện, phân tích những đặc sắc về
nghệ thuật miêu tả, biểu cảm trong một đoạn trích tự sự;
+ Cảm thụ vẻ sinh động, giàu sức biểu cảm của các hình ảnh trong đoạn trích.
- Kĩ năng sống
+ Tư duy sáng tạo: phân tích ý nghĩa của hình tượng hai cây phong.
+ Xác định giá trị bản thân: biết ơn những người đã dưỡng dục mình, có trách nhiệm
với q hương.
- GD KNS
+ Kĩ năng giao tiếp: trình bày suy nghĩ, những nhận xét đánh giá về vẻ đẹp của hai
cây phong gắn với làng q Ku-ku-rêu. Nó khơng chỉ là biểu tượng cho tình u,
cho sức mạnh cho khí phách của con người giản dị nhưng cũng bất khuất kiên
cường ở nơi đây mà hai cây phong cịn gắn với hình ảnh người thầy giáo đã ươm
mầm tri thức cho vùng quê nghèo.
+ KN tư duy sáng tạo: phân tích, bình luận về vẻ đẹp lãng mạn nhưng cũng đầy
huyền bí của hai cây phong; những ước mơ, khát vọng của tuổi trẻ thời nào cũng
đáng trân trọng (Sử dụng các PP: động não, biểu đạt sáng tạo...)
3. Thái độ


- GD HS tình cảm yêu mến quê hương, đất nước.
- Giáo dục học sinh tình cảm u mến, kính trọng những người dưỡng dục mình, yêu
quê hương và trân trọng những kỉ niệm tuổi thơ.
- GD bảo vệ môi trường: sự gần gũi của con người với thiên nhiên, cây cỏ (những
trò chơi trên đồi cao cùng 2 cây phong...) là những việc làm thân thiện với thế giới
xung quanh qua đó cịn gợi bao điều khao khát mn khám phá thế giới của các
bạn trẻ, từ đó cần xây dựng một môi trường sống xã hội tốt đẹp.
- GD đạo đức: Giáo dục khát vọng lý tưởng cao đẹp vì cộng đồng, sống có tình u
thương và trách nhiệm với mọi người xung quanh. Biết ơn những người dưỡng dục.
Có trách nhiệm đối với quê hương
=> giáo dục về các giá trị TRÁCH NHIỆM, YÊU THƯƠNG, ĐOÀN KẾT…..
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân.
- Năng lực giao tiếp, thưởng thức văn học.
II. CHUẨN BỊ
- GV: nghiên cứu soạn giảng,máy tính, SGK, SGV, thiết kế, đọc tư liệu.
- Hs: chuẩn bị bài ở nhà theo hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa.
III. PHƯƠNG PHÁP – KĨ THUẬT


- Phương pháp : vấn đáp, thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, dạy học nhóm, giải quyết
vấn đề.
- Kĩ thuật giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, động não, “trình bày một phút”, tóm tắt tài
liệu.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp (1’)
Ngày giảng
Lớp
HS vắng
8A

8B
2. Kiểm tra bài cũ (4’)
? Tại sao chiếc lá cuối cùng là một kiệt tác?
Đáp án – biểu điểm:
- Chiếc lá cuối cùng là một kiệt tác, vì:
+ Sinh động, giống như thật.
+ Tạo ra sức mạnh, khơi dậy sức sống trong tâm hồn của Giơn-xi.
+ Được vẽ bằng cả tình thương bao la và đức hi sinh cao thượng của cụ Bơ-men.
3. Bài mới-Giới thiệu bài (1’)
Đất nước Cư-rơ-gư-xtan xa xôi và tươi đẹp, có núi đồi và thảo nguyên, những
dãy núi trập trùng và áng mây lơ lửng bên trên “chẳng khác nào một đoàn chiến hạm
đang bơi về một nơi nào’”... Chính nơi đây là nguồn cảm hứng cho nhà văn Ai-matốp thể hiện tài năng của mình qua tác phẩm “Người thầy đầu tiên”. Hơm nay, cơ trị
chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một đoạn trích trong tác phẩm này.
Hoạt động của GV- HS
Hoạt động 1

Nội dung kiến thức

Thời gian: 7’
Mục tiêu: HDHS tìm hiểu chung về tác giả và tác phẩm
Phương pháp: Vấn đáp, phân tích, đàm thoại.
Kĩ thuật : động não.
I.Tìm hiểu chung
?Trình bày những hiểu biết của em về tác giả? (Đối 1.Tác giả
tượng HSTB)
- Ai-ma-tốp (1928 – 2008) là
- HS trả lời, nhận xét.
nhà văn Cư-rơ-gư-xtan.
GV chốt ý, bổ sung: Ông xuất thân trong một gia - Ơng có nhiều tác phẩm nổi
đình viên chức. Năm 1953 ông tốt nghiệp đại học tiếng: Cây phong trùm khăn

nông nghiệp và trở thành kĩ sư chăn nuôi, nhưng sau đỏ, Người thầy đầu tiên, Con
đó ơng học tiếp về văn học rồi chuyển sang viết văn tàu trắng, Và một ngày dài
và hoạt động báo chí. Ơng được dư luận đánh giá cao hơn thế kỉ....
ngay từ tác phẩm đầu tay: “Gia-mi-li-a” (1958). - Ông được tặng giải thưởng
Nhiều tác phẩm của Ai-ma-tốp được dịch sang Tiếng Lê-nin năm 1963.
Việt và được bạn đọc yêu mến.
GV Bổ sung: Đề tài chủ yếu trong các truyện ngắn
của Ai-ma-tốp là cuộc sống khắc nghiệt nhưng cũng
đậm chất lãng mạn của người dân vùng đồi núi Kưrơ-gư-xtan; tình yêu, tình bạn, tinh thần dũng cảm
vượt qua thử thách, hi sinh thời chiến tranh; thái độ
đấu tranh tích cực của tầng lớp thanh niên, trước hết
là nữ thanh niên để thoát khỏi những tập tục lạc hậu.


? Hãy trình bày những nét chính về tác phẩm? (Đối
tượng HSTB)
HS trả lời, nhận xét.
GV chốt ý, bổ sung thông tin về tác giả và tác phẩm
trên phông chiếu, HS quan sát thông tin.
GV bổ sung: tác phẩm viết về tình thầy trị cao đẹp,
từ đó ca ngợi sức sống dẻo dai, sự vươn lên mạnh mẽ
của một lớp người trẻ tuổi trên đất nước Cư-gơ-rưxtan những năm 20 của thế kỉ trước.

2.Tác phẩm
- Tác phẩm trích từ truyện
“Người thầy đầu tiên” rút từ
tập “Núi đồi và thảo
nguyên” (1961).
- Văn bản là phần đầu của
truyện.


Điều chỉnh, bổ sung giáo án
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
Hoạt động 2
Thời gian: 17 phút
Mục tiêu: HDHS đọc, tìm hiểu chú thích, bố cục, mạch kể
Phương pháp: đọc diễn cảm, vấn đáp.
Kĩ thuật: Động não, đặt câu hỏi và trả lời
II.Đọc-hiểu văn bản
GV tóm tắt tồn bộ tác phẩm “Người thầy đầu 1.Đọc – tìm hiểu chú thích:
tiên”
SGK
GV nêu yêu cầu đọc: giọng đọc chậm rãi, hơi buồn,
gợi nhớ nhung và suy nghĩ của người kể chuyện. Có
một chút thay đổi giọng đọc giữa những đoạn người
kể chuyện xưng tôi và xưng chúng tôi để phân biệt
ngôi kể và điểm nhìn nghệ thuật.
+ Giới thiệu làng và 2 cây phon: giọng kể tự hào.
+ Hồi tưởng những kỉ niệm ấu thơ: háo hức, mê say,
tha thiết.
+ Nghĩ về người trồng phong, về quả đồi mang tên
Đuy-sen: giọng buồn, xa vắng.
- GV cùng 2 – 3 HS đọc hết văn bản trong SGK.
- HS, GV nhận xét giọng và cách đọc của HS.
- Kết hợp tìm hiểu một số chú thích khó:
3,5,6,7,11,14.
? Qua việc chuẩn bị và soạn bài ở nhà, em có nhận
xét gì về ngơi kể của văn bản? (Đối tượng HSTB)
- Có hai ngơi kể đan xen nhau: tơi và chúng tơi.

? Trình tự kể chuyện có gì đặc biệt? (Đối tượng
HSTB)
- Mạch kể thứ nhất: người kể chuyện xưng tôi, đứng
ở hiện tại kể về hai cây phong,
- Mạch kể thứ hai: người kể chuyện xưng “chúng tôi”
để nhân danh các bạn của anh trong thời quá khứ.
? Theo em, 2 mạch kể này, mạch kể nào quan trọng
hơn? Vì sao? (Đối tượng HS khá, giỏi)
- Trong hai mạch kể: mạch kể xưng tôi dài hơn, quan

*Ngơi kể, mạch kể
- Ngơi thứ nhất:
+ Số ít: “tơi” – người họa sĩ.
+ Số nhiều: “chúng tôi” –
người họa sĩ và các bạn thời
thơ ấu.
- Kể đan xen hiện tại và quá
khứ với hai mạch kể. Mạch
kể linh hoạt, giúp cho câu
chuyện sống động, chân


trọng và đậm nét hơn.
thực.
- Mạch kể 1 nằm ở đầu và cuối văn bản, bao bọc lấy
mạch kể 2 và hơn nữa trong mạch kể 2 lại có cả mạch
kể 1.
=> mạch kể thứ nhất là chủ đạo (tôi có mặt ở cả 2
mạch kể).
? Tác dụng của cách kể này là gì? (Đối tượng HSTB)

- Sử dụng hai đại từ nhân xưng cùng hai mạch kể ở
hai thời điểm hiện tại và quá khứ đan xen giúp cho
nhân vật “tôi” và “chúng tôi” đồng hiện chia sẻ tâm
sự, suy nghĩ với bạn đọc
=> cách kể chuyện linh hoạt, sinh động và gần gũi.
- Việc sử dụng hai đại từ nhân xưng như thế cịn giúp
chúng ta khơng chỉ hiểu được tình cảm, suy nghĩ của
riêng người kể chuyện xưng “tơi” mà cịn hiểu được
tâm tư chung của cả một thế hệ những người cùng
thời với anh.
? Căn cứ vào mạch kể các ý đan xen trong các phần
em hãy chia bố cục của văn bản, nêu nội dung của
từng phần? (Đối tượng HSTB)
Chia văn bản làm 3 phần:
- Phần 1: từ đầu – gương thần xanh: hai cây phong 2.Bố cục: 3 phần
biểu tượng của quê hương.
- Phần 2: tiếp – biêng biếc kia: Hai cây phong với kí
ức tuổi thơ.
- Phần 3: cịn lại: suy nghĩ của tơi về người trồng cây.
Gv: ta sẽ tìm hiểu văn bản theo bố cục.
Điều chỉnh, bổ sung giáo án
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
Hoạt động 3
Thời gian: 10 phút
Mục tiêu: HDHS phân tích văn bản
Phương pháp: vấn đáp, gợi mở, phân tích, giảng bình, nêu và giải quyết vấn đề,
trực quan, tri giác ngôn ngữ nghệ thuật.
Kĩ thuật: Động não, đặt câu hỏi và trả lời.

3.Phân tích
? Theo dõi đoạn văn từ đầu – “phía tây”, em hãy cho a.Hai cây phong biểu
biết đoạn văn đã giới thiệu điều gì? (Đối tượng tượng của quê hương
HSTB)
- Giới thiệu cảnh sắc làng Ku-ku-rêu – quê hương *Làng Ku-ku-rêu
thân yêu của “tôi” – người họa sĩ.
? Làng Ku-ku-rêu được miêu tả qua những từ ngữ và
hình ảnh nào? (Đối tượng HSTB)
- Nằm ven chân núi.


- Trên một cao nguyên rộng lớn.
- Khe nước ào ào đổ xuống từ nhiều ngách đá.
- ...thung lũng đất vàng.
- Thảo nguyên mênh mông nằm giữa các nhánh của
rặng núi Đen.
- Con đường sắt...thẫm mày chạy tít đến chân trời
phía tây.
? Từ những từ ngữ và hình ảnh đó, em hình dung đây
là một làng quê như thế nào? (Đối tượng HS khá)
- Làng Ku-ku-rêu hiện lên trong trang văn quả như
một bức tranh đậm chất hội họa với đường nét: là sự
vươn cao của núi, sự trải dài mênh mông của thảo
nguyên, con đường sắt làm thành một dải thẫm màu.
Màu sắc là những gam màu mạnh, tương phản: màu
trắng tinh khiết của nước, vàng của thung lũng, đen
của những rặng núi. Đường nét và màu sắc ấy tạo
thành một bức tranh sống động, hài hòa, một khung
cảnh rộng lớn, hoang sơ, hùng vĩ nhưng vơ cùng
thanh bình của một vùng quê miền núi vùng Trung Á.

? Qua đoạn văn, em thấy tình cảm của “tơi” với q
hương của mình như thế nào? (Đối tượng HSTB)
- Những cụm từ “làng tôi” được lặp đi lặp lại, vang
lên như một sự khẳng định đầy kiêu hãnh tự hào và
biết bao thương mến. Có thể nói, cảnh sắc quê hương
được “tôi” cảm nhận bằng đôi mắt quan sát tinh tế
của một họa sĩ tài ba và sau mỗi câu chữ là bao cảm
xúc dâng trào, bao tự hào, hãnh diện, bao bồi hồi
thương nhớ.

Làng Ku-ku-rêu là một
vùng quê thanh bình, có
cảnh sắc hoang sơ, bao la,
hùng vĩ, đẹp tựa một bức
tranh. “Tơi” u mến, tự hào
về q hương mình.

Điều chỉnh, bổ sung giáo án
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
4. Củng cố (2’)
? Giáo viên hệ thống lại kiến thức bài học.
5. Hướng dẫn HS học bài và chuẩn bị bài (3’)
- Học bài, nắm kiến thức bài học.
- Chuẩn bị tiết 2: “ Hai cây phong”.
PHIẾU HỌC TẬP
?Theo dõi tiếp đoạn trích và cho biết, nhớ làng Ku-ku-rêu, tơi nhớ nhất hình ảnh
nào?
? Hình ảnh hai cây phong được giới thiệu qua những chi tiết nào? Ở đây, tác giả đã
sử dụng nghệ thuật gì? Có người nói đây là một sự so sánh giàu ý nghĩa, em có đồng

ý khơng? Vì sao?


? Cịn đối với riêng tơi – người họa sĩ, hai cây phong có mối quan hệ như thế nào?
Tìm những câu văn thể hiện điều đó?Những lời kể ấy, nói với em điều gì về mối quan
hệ, tình cảm của “tơi” với hai cây phong?
? Chính tình u với hai cây phong đã giúp cho người họa sĩ có những cảm nhận thật
độc đáo về chúng. Hãy tìm đoạn văn đó? Trong cảm nhận của tơi, hai cây phong có
gì đặc sắc so với các lồi cây khác?
?Khi đọc đoạn văn này, có người cho rằng đoạn văn là một bức tranh sinh động, đẹp
đẽ, giàu chất họa và chất nhạc. Ý kiến của em như thế nào?
? Em cảm nhận được chất họa và chất nhạc là nhờ vào những yếu tố nghệ thuật nào
trong đoạn văn? Tất cả những điều đó cho em cảm nhận gì về hai cây phong? Qua
đó, em hiểu thêm gì về tác giả?
?Phần văn bản này người kể chuyện xưng “chúng tôi”, em hiểu chúng tôi ở đây là
những ai? Người kể chuyện đã kể lại những kỉ niệm nào của tuổi ấu thơ? Kỉ niệm ấy
được kể lại bằng mấy sự việc? Có ý kiến cho rằng qua việc kể 2 sự việc ấy, người kể
chuyện đã tạo dựng lên hai bức tranh hội họa. Em có đồng ý với ý kiến đó khơng?
?Em có cảm nhận như thế nào về hai bức tranh trên?
?Em hãy thử hình dung cảm xúc của lũ trẻ khi chúng ngồi lặng im trên các cành
phong? Như vậy, hai cây phong đem lại cho những đứa trẻ làng Ku-ku-rêu những
gì?


Ngày soạn: 12/10/2018
Tiết 34
Văn bản HAI CÂY PHONG (Tiếp theo)
(Trích Người thầy đầu tiên)
– Ai-ma-tốpI. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT ( Như tiết 33)
II. CHUẨN BỊ

III. PHƯƠNG PHÁP – KĨ THUẬT
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp (1’)
Ngày giảng
Lớp
HS vắng
8A
8B
2. Kiểm tra bài cũ (5’)
? Hãy nêu vài nét chính về tác giả Ai-ma-tốp? Trong văn bản “Hai cây phong” có
mấy mạch kể, mạch kể nào là chủ yếu? Tác dụng của hai mạch kể ấy là gì?
Trả lời:
- Ai-ma-tốp (1928 – 2008) là nhà văn Cư-rơ-gư-xtan.
- Ơng có nhiều tác phẩm nổi tiếng: Cây phong trùm khăn đỏ, Người thầy đầu tiên, Con
tàu trắng, Và một ngày dài hơn thế kỉ....
- Ông được tặng giải thưởng Lê-nin năm 1963.
- Ngơi kể thứ nhất:
+ Số ít: “tơi” – người họa sĩ.
+ Số nhiều: “chúng tôi” – người họa sĩ và các bạn thời thơ ấu.
- Kể đan xen hiện tại và quá khứ với hai mạch kể. Mạch kể linh hoạt, giúp cho câu
chuyện sống động, chân thực.
3. Bài mới- Giới thiệu bài (1’)
Ở tiết trước, chúng ta mới ghé thăm làng Ku-ku-rêu thân yêu của người họa sĩ,
hôm nay, cơ trị chúng ta tiếp tục tìm hiểu phần cịn lại của văn bản để hiểu được vẻ
đẹp của hai cây phong, những kỉ niệm tuổi thơ gắn liền với hai cây phong của tôi và
suy nghĩ về người đã trồng cây trên đồi Đuy-sen.
Hoạt động của GV- HS
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1
Thời gian: 25’

Mục tiêu: HDHS phân tích văn bản
Phương pháp: vấn đáp, gợi mở, phân tích, giảng bình, nêu và giải quyết vấn đề,
trực quan, tri giác ngôn ngữ nghệ thuật.
Kĩ thuật: Động não, đặt câu hỏi và trả lời.
II. Đọc – hiểu văn bản
?Theo dõi tiếp đoạn trích và cho biết, nhớ làng Ku- 3.Phân tích
ku-rêu, tơi nhớ nhất hình ảnh nào? (Đối tượng a. Hai cây phong – biểu
HSTB)
tượng của quê hương
- Hình ảnh hai cây phong.
* Hình ảnh hai cây phong
? Hình ảnh hai cây phong được giới thiệu qua
những chi tiết nào? (Đối tượng HSTB)
-Vị trí:
+ Phía trên làng, giữa một ngọn đồi.


+ Hệt như những ngọn hải đăng đặt trên đỉnh núi.
? Ở đây, tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì? (Đối
tượng HSTB)
-Nghệ thuật so sánh – so sánh 2 cây phong với ngọn
hải đăng.
? Em biết gì về ngọn hải đăng? (Đối tượng HSTB)
-Hải đăng: đèn biển, thường dựng ở mũi đất hoặc
trên một hòn đảo để hướng dẫn tàu thuyền đi lại
ngoài khơi hoặc ra vào bến cảng
? Có người nói đây là một sự so sánh giàu ý nghĩa,
em có đồng ý khơng? Vì sao? (Đối tượng HS khá,
giỏi)
-Ngọn hải đăng dẫn đường cho người đi biển, cịn

hai cây phong là tín hiệu dẫn đường cho người dân
làng Ku-ku-rêu khi đi xa về làng.
GV: Ngọn hải đăng đứng giữa biển cả bao la tỏa
sáng soi đường chỉ lối dẫn dắt những con tàu cập bến
bình yên và hai cây phong cũng làm nhiệm vụ chỉ lối
dẫn đường cho những người con Ku-ku-rêu hướng
về, tìm về quê hương yêu dấu. Hai cây phong đã trở
thành biểu tượng thiêng liêng, niềm tự hào của dân
làng Ku-ku-rêu.
? Còn đối với riêng tơi – người họa sĩ, hai cây
phong có mối quan hệ như thế nào? Tìm những câu
văn thể hiện điều đó? (Đối tượng HSTB)
- Đối với tơi:
+Biết chúng từ thuở bắt đầu biết mình.
+ Mỗi lần về quê coi bổn phận là tìm 2 cây phong.
+ Lúc nào nhìn cũng rõ.
+ Khi trở về làng lần nào cũng nghĩ thầm: sắp thấy
chúng chưa? Mong sao...đến với hai cây phong...để
nghe mãi tiếng lá reo...say mê...ngây ngất.
?Những lời kể ấy, nói với em điều gì về mối quan hệ,
tình cảm của “tơi” với hai cây phong? (Đối tượng
HSTB)
-Tơi gắn bó với hai cây phong sâu nặng: biết chúng
từ thưở bắt đầu biết mình, gắn bó đến nỗi coi bổn
phận đầu tiên là nhìn 2 cây phong ấy khi về
làng...với họa sĩ, tình u q hương đã chan hịa, đã
gắn bó với tình thương nhớ hai cây phong đầu làng.
Hai cây phong dường như đã trở thành 1 phần tâm
hồn anh, chi phối cả niềm vui, nỗi buồn của người
họa sĩ.

? Chính tình yêu với hai cây phong đã giúp cho
người họa sĩ có những cảm nhận thật độc đáo về
chúng. Hãy tìm đoạn văn đó? (Đối tượng HSTB)
- GV đưa đoạn văn lên màn hình.
? Trong cảm nhận của tơi, hai cây phong có gì đặc

Bằng nghệ thuật so sánh,
liên tưởng, tưởng tượng và bút
pháp tự sự xen lẫn miêu tả,
biểu cảm xuất chúng của aima-tốp, hai cây phong hiện lên
với hình dáng cao lớn, tư thế
hiên ngang, đường nét lá cành
uyển chuyển, mang vẻ đẹp tâm
hồn con người; thể hiện sức
sống mạnh mẽ, dẻo dai, bất
khuất mà dịu dàng thân thương
của những con người nơi đây.
Đồng thời thấy được tình yêu
quê hương tha thiết của người
họa sĩ.


sắc so với các loài cây khác? (Đối tượng HSTB)
- Hai cây phong có tiếng nói riêng, tâm hồn
riêng chan chứa những lời ca êm dịu:
+Nghiêng ngả thân cây, lay động lá cành.
+Khơng ngớt tiếng rì rào.
+Như ngọn sóng thủy triều.
+Như một tiếng thì thầm thiết tha nồng thắm...như
một đốm lửa vơ hình.

+ Im bặt một thống rồi khắp lá cảnh lại cất tiếng thở
dài một lượt như thương tiếc người nào.
+Và khi mây đen kéo đến cùng bão dông, xô gãy
cành, tiat trụi lá, hai cây phong nghiêng ngả tấm thân
dẻo dai và reo vù vù như một ngọn lửa bốc cháy
rừng rực.
 Hai cây phong có vẻ đẹp độc đáo: sinh động
như con người, có sức sống vơ cùng mạnh mẽ
trước thiên nhiên vùng cao nguyên đầy khắc
nghiệt.
?Khi đọc đoạn văn này, có người cho rằng đoạn văn
là một bức tranh sinh động, đẹp đẽ, giàu chất họa và
chất nhạc. Ý kiến của em như thế nào? (Đối tượng
HSTB)
- Chất họa: đường nét lá cành uyển chuyển,
nghiêng ngả thân cây, lay động lá cành,
nghiêng ngả tấm thân, ngọn lửa bốc cháy.
- Chất nhạc: âm thanh trầm bổng, nồng nàn: rì
rào, thì thầm, im bặt, thở dài, reo vù vù...
? Em cảm nhận được chất họa và chất nhạc là nhờ
vào những yếu tố nghệ thuật nào trong đoạn văn?
(Đối tượng HSTB)
- Tự sự đan xen miêu tả, biểu cảm.
- So sánh, nhân hóa.
- Liên tưởng, tưởng tượng.
? Tất cả những điều đó cho em cảm nhận gì về hai
cây phong? (Đối tượng HSTB)
-Qua cách nhìn của người họa sĩ, hai cây phong đã
trở thành con người trọn vẹn đầy cá tính, vơ cùng
độc đáo. Hai cây phong có niềm vui, nỗi buồn như

con người. Trong bài thơ “Tren Việt Nam” Nguyễn
Duy viết “Bão bùng thân bọc lấy thâ; Tay ơm tay níu
tre gần nhau thêm”, thì cây phong của Ai-ma-tốp,
khi mây đen kéo đến cùng với bão dông, xô gãy
cành, tỉa trụi lá vẫn dẻo dai, vù vù như ngọn lửa bốc
cháy rừng rực, khác nào con người hiên ngang trước
bão tố cuộc đời.
? Qua đó, em hiểu thêm gì về tác giả? (Đối tượng
HSTB)
- Yêu quê hương tha thiết.


GV bình: mang một tâm hồn nghệ sĩ hài hịa 2 tố
chất: hội họa và âm nhạc, “tơi” mới có thể vẽ lại
những đường nét, sắc màu, tái hiện cả âm thanh trầm
bổng, thắm hơn lửa nồng nàn say đắm của 2 cây
phong. Tình cảm gắn bó với q hương, làng xóm
bao trùm lên tất cả. Chính tình u q hương của
người họa sĩ đã mang đến cảm giác choáng ngợp,
say sưa. Đến đây, ta gặp lại E-ren-bua (nhà văn Nga)
đã từng viết: “Lòng yêu nước bắt nguồn từ yêu
những vật tầm thường nhất. Yêu cây trồng trước nhà,
yêu phố nhỏ đổ ra bờ sơng”. Q hương với Ai-matốp chính là hai cây phong. Họa sĩ yêu hai cây phong
quê nhà với tất cả tấm lịng và nghĩa tình thủy chung,
như ông đã tâm sự: “Tuổi trẻ của tôi đã để lại nơi ấy
bên cạnh chúng như một mảnh vỡ của chiếc gương
thần xanh”. Mảnh vỡ của chiếc gương thần xanh ấy b.Hai cây phong và kí ức
là gì? Là tâm hồn tuổi thơ vô cùng trong sáng.
tuổi thơ
GV yêu cầu HS đọc nhanh đoạn văn bản từ “Vào

năm học...biêng biếc kia”.
?Phần văn bản này người kể chuyện xưng “chúng
tôi”, em hiểu chúng tôi ở đây là những ai? (Đối
tượng HSTB)
-Chúng tôi: là người họa sĩ và những người bạn của
mình – bọn con trai ở làng Ku-ku-rêu lúc cịn nhỏ.
Người họa sĩ đại diện cho các bạn mình cưng “chúng
tôi” kể lại kỉ niệm tuổi thơ.
? Người kể chuyện đã kể lại những kỉ niệm nào của
tuổi ấu thơ? Kỉ niệm ấy được kể lại bằng mấy sự
việc? (Đối tượng HS khá, giỏi)
- Kể lại kỉ niệm: trước khi bắt đầu nghỉ hè của
năm học cuối cùng, bọn con trai trèo lên hai
cây phong để phá tổ chim.
- Kỉ niệm được kể bằng hai sự việc:
+Sự việc 1: Bọn con trai trèo lên hai cây phong.
+Sự việc 2: bọn chúng ngồi trên những cành phong
cao ngất ngắm phong cảnh quê hương quên mất việc
phá tổ chim.Mỗi sự việc ấy được tách ra kể bằng một
đoạn văn.
? Có ý kiến cho rằng qua việc kể 2 sự việc ấy, người
kể chuyện đã tạo dựng lên hai bức tranh hội họa.
Em có đồng ý với ý kiến đó khơng? (Đối tượng
HSTB)
- Đồng ý. Chất hội họa của mỗi bức tranh được
miêu tả bằng các chi tiết:
Bức tranh 1: hai cây phong
+ Hình ảnh: khổng lồ, bóng râm mát rượi; nghiêng
ngả, đu đưa; mắt, mấu, cành cao ngất; đàn chim
hoảng hốt chao đi chao lại.



+ Âm thanh: tiếng lá xào xạc dịu hiền; tiếng chim
kêu hoảng hốt.
+ Màu sắc: thế giới đẹp vô ngần của không gian bao
la và ánh sáng.
Bức tranh 2: Làng Ku-ku-rêu
+ Hình ảnh: chuồng ngựa, căn nhà xép bình thường;
dải thảo nguyên hoang vu, làn sương mờ; bao nhiêu
vùng đất, con sơng chưa từng biết, chưa nghe nói;
dịng sơng lấp lánh như sợi chỉ bạc mỏng mảnh;
chân trời xa thẳm biêng biếc.
+ Âm thanh: ảo huyền, tiếng lá cây đáp lại gió, thì
thầm to nhỏ.
+ Màu sắc: xanh biêng biếc của thảo ngun; màu
sáng lấp lánh của dịng sơng.
 Người kể chuyện bằng con mắt của một họa sĩ
đã khéo léo vẽ nên bức tranh về hai cây phong
và khung cảnh làng q bằng ngơn ngữ đậm
chất hội họa.
?Em có cảm nhận như thế nào về hai bức tranh
trên? (Đối tượng HSTB)
-Đây là hai bức tranh thiên nhiên vừa có đường nét,
màu sắc, hình khối, vừa lấp lánh ánh sáng và rộn rã
âm thanh nên nó là 2 bức tranh sinh động, tràn đầy
sức sống và rất có hồn: Hai cây phong được nhân
hóa – biết vui mừng chào đón lũ trẻ. Khung cảnh
làng quê với đất trời thảo nguyên bao la, đẹp một
cách kì diệu với màu sắc và ánh sáng lấp lánh lại vừa
mới lạ, đầy bí ẩn thôi thúc lũ trẻ khám phá.

-Hai bức tranh ấy tạo thành một bức tranh lớn, mà
tâm điểm là hai cây phong. Hai cây phong khổng lồ
ấy tạo nên chiều cao, bề sâu và mở ra một khơng
gian bao la, khống đạt đến vô cùng của đất trời.
Bức tranh thiên nhiên thấm đẫm tình người ấy đâu
chỉ được vẽ bằng tài năng mà hơn cả nó được vẽ
bằng chính trái tim của người họa sĩ.
?Em hãy thử hình dung cảm xúc của lũ trẻ khi chúng
nín thở, ngồi lặng im nép mình trên các cành phong?
(Đối tượng HSTB)
-Bọn trẻ ngỡ ngàng, ngạc nhiên, sửng sốt trước bức
tranh quê hương bao la, rộng lớn đầy huyền ảo mà
trước đây chúng chưa hề biết đến. Từ bức tranh làng
quê kì diệu ấy chúng suy nghĩ về những vùng đất,
những con sông chưa bao giờ nhìn thấy, chưa bao
giờ nghe nói. Chính điều đó đã nuôi dưỡng cho
những tâm hồn bé thơ của chúng những ước mơ,
những khát vọng đẹp đẽ, thôi thúc chúng vươn lên
khám phá, chinh phục những đỉnh cao mới.
*Tích hợp kĩ năng sống

Người kể chuyện bằng
con mắt của một họa sĩ đã
khéo léo vẽ nên bức tranh về
hai cây phong và khung cảnh
làng quê bằng ngôn ngữ đậm
chất hội họa. Hai cây phong
đã trở thành người bạn, người
thầy gắn bó của bọn trẻ, là
điểm tựa nâng đỡ tâm hồn

chúng, giúp chúng nhận ra thế
giới huyền ảo và quyến rũ,
mở ra thế giới mới với bao
ước mơ, khát vọng khám phá
và chinh phục.


- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, những nhận xét đánh
giá về vẻ đẹp của hai cây phong gắn với làng q
Ku-ku-rêu.
- Tư duy sáng tạo: phân tích, bình luận về vẻ đẹp
lãng mạn nhưng cũng đầy huyền bí của hai cây
phong; những ước mơ, khát vọng của tuổi trẻ thời
nào cũng đáng trân trọng.
?Điều cuối cùng mà “tôi” chưa hề nghĩ đế lúc thiếu
thời là gì? Điều ấy có tác dụng gì trong mạch diễn
biến của câu chuyện? (Đối tượng HSTB)
-Điều mà “tôi” chưa hề nghĩ đến: ai là người đã
trồng hai cây phong trên đồi này.
-Tình yêu quý hai cây phong cịn gắn liền với tình
u q người thầy giáo đã trồng hai cây phong ấy
với ước mơ và hy vọng về sự trưởng thành của trẻ
em làng Ku-ku-rêu. Hai cây phong chính là nhân
chứng của câu chuyện xúc động về tình cảm của
thầy trị An-tư-nai.
=> Tình u thiên nhiên mở rộng đến tình yêu con
người.
GV bổ sung:
Thầy Đuy-sen, nhân vật chính của câu chuyện, thầy
giáo trường làng, người thầy đầu tiên có cơng xây

dựng trường, xóa lớp mù chữ cho những đứa trẻ làng
Ku-ku-rêu trong những năm 20 sau Cách mạng
tháng 10. Chính thầy đã đem hai cây phong non lên
đây, cùng cơ học trị nghèo An-tư-nai. Thầy nói với
An-tư-nai: “Hai cây phong này thầy mang cho em
đấy. Chúng ta sẽ cùng trồng. Và trong khi chúng lớn
lên, ngày một thêm sức sống, em cũng sẽ trưởng
thành, em sẽ là một người tốt... Em bây giờ trẻ măng
như một thân cây non, như hai cây phong nhỏ
này...và mong sao em sẽ tìm thấy hạnh phúc trong
học tập, ngôi sao nhỏ trong sáng của thầy. Hai cây
phong sẽ đứng trên đỉnh đồi này. Và những người
làng sẽ thấy lịng vui lên khi nhìn thấy chúng. Đến
khi ấy, cuộc sống cũng sẽ khác trước. Tất cả những
gì tốt đẹp hãy cịn ở phía trước...”.

c.Hai cây phong và suy nghĩ
về người thầy Đuy-sen
Hai cây phong gắn liền với
thầy Đuy-sen, người thầy đầu
tiên đã vun trồng ước mơ, hi
vọng cho những học trị nhỏ
của mình.

Điều chỉnh, bổ sung giáo án
..........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
Hoạt động 2
Thời gian: 8 phút.
Mục tiêu: HDHS tổng kết

Phương pháp: vấn đáp, gợi mở, phân tích, giảng bình, nêu và giải quyết vấn đề.
Kĩ thuật: Động não, đặt câu hỏi và trả lời.
4.Tổng kết


? Em hãy nêu nội dung chính của văn bản? (Đối a.Nội dung
tượng HSTB)
Tình yêu quê hương tha thiết
HS trả lời, GV chốt kiến thức
và lòng xúc động đặc biệt vì
đấy là hai cây phong gắn với
câu chuyện về thầy Đuy-sen,
người đã vun trồng ước mơ, hi
vọng cho những học trị nhỏ
của mình.
? Văn bản có nét nghệ thuật nào đặc sắc? (Đối b.Nghệ thuật
tượng HSTB)
- Ngòi bút đậm chất hội họa.
HS trả lời, GV chốt kiến thức
- Lựa chọn ngôi kể, tạo nên
hai mạch kể lồng ghép độc
đáo, liên tưởng hết sức độc
đáo.
GV yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ/ SGK.
c.Ghi nhớ: SGK-101
*Tích hợp giáo dục đạo đức
- Giáo dục khát vọng lý tưởng cao đẹp vì cộng
đồng.
- Sống có tình u thương và trách nhiệm với mọi
người xung quanh. đối với quê hương.

- Biết ơn những người dưỡng dục.
? Như vậy, hai cây phong đem lại cho những đứa trẻ
làng Ku-ku-rêu những gì?Bản thân em đã học tập
được điều gì? (Đối tượng HSTB)
- Hai cây phong mở rộng tầm nhìn, đem lại cho bọn
trẻ:
+ Sự hiểu biết, niềm vui của tuổi thơ.
+ Niềm khao khát khám phá.
+ Chắp cánh những ước mơ, những khát vọng đẹp
đẽ.
Điều chỉnh, bổ sung giáo án
..........................................................................................................................................
......................................................................................................................................
4. Củng cố (2’)
? Giáo viên hệ thống lại kiến thức bài học.
5. Hướng dẫn HS học bài và chuẩn bị bài (3’)
- Học bài, nắm kiến thức bài học.
- Chuẩn bị bài viết tập làm văn số 2 - văn tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm
HS xem lại các kiến thức về việc kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong bài văn
tự sự.


Ngày soạn: 19/10/2018
Tiết 35,36
TLV: VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2 –
VĂN TỰ SỰ KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM (Làm tại lớp)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Ôn tập về cách làm bài văn tự sự, cũng như về các kiến thức văn và tiếng Việt có
liên quan đến bài làm, để có thể vận dụng kiến thức đó vào việc làm 1 bài văn tự sự,

kết hợp với miêu tả và biểu cảm cụ thể.
2. Kĩ năng
- Có thể tự đánh giá chính xác hơn trình độ TLV của bản thân để có phương hướng
phấn đấu phát huy ưu điểm và sửa chữa nhược điểm.
- Kĩ năng sống: ra quyết định cách viết một bài văn tự sự.
3. Thái độ
- HS có thái độ làm bài nghiêm túc, tự giác, tích cực.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực giao tiếp tiếng Việt, năng lực so sánh các vấn đề trong đời sống xã hội,
năng lực tạo lập văn bản.
II.CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: chuẩn bị đề, đáp án.
- Những điều cần lưu ý: GV cần thông báo sớm với học sinh về các yêu cầu chính
của bài văn: phạm vi, nội dung của đề tài, kiểu văn bản phải tạo lập, những điều học
sinh cần đạt được và những điều cần tránh trong bài làm.
2. Học sinh: ôn bài ở nhà.
III. PHƯƠNG PHÁP – KĨ THUẬT
- Phương pháp thực hành làm bài.
- KT động não, viết bài sáng tạo.
IV TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp (1’)
Ngày giảng
Lớp
HS vắng
8A
8B
2. Kiểm tra bài cũ: không
3. Bài mới
Thiết lập ma trận
Cấp độ

Vận dụng
Nhận biết
Thông hiểu
Tổng
Cấp độ Cấp độ cao
Chủ đề
thấp
Văn tự sự
Xác định được
câu chủ đề và
nội dung của
đoạn văn
Văn tự sự
Vận dụng viết
văn bản tự sự
kết hợp với
miêu tả và


Số câu: 1
Số điểm: 10
Tỉ lệ %

biểu cảm.
1
8
80%

1
2

20%

2 câu
10
(100%)

Đề bài
Câu 1 (2,0 điểm): Đọc đoạn văn sau và thực hiện nhiệm vụ ở bên dưới:
“Dân ta có một lịng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của
ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sơi nổi, nó kết
thành một làn sóng vơ cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó
khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.”
(Hồ Chí Minh)
a, Xác định chủ đề của đoạn trích trên và cho biết đoạn văn trình bày theo kiểu
nào?
b, Văn bản chứa đoạn trích trên nghị luận về vấn đề gì?
Câu 2 (8,0 điểm)
Sau khi lão Hạc mất một thời gian, người con trai trở về làng. Ông giáo đã giao
lại cho anh ta ngôi nhà, mảnh vườn mà người bố tội nghiệp bấy lâu nhờ trơng nom,
gìn giữ và kể lại quãng đời lão Hạc từ khi anh phẫn chí bỏ làng đi. Em hãy viết một
bài văn diễn tả tâm trạng của anh con trai lão Hạc ở thời điểm ấy.
Điều chỉnh, bổ sung giáo án
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
....................................................................................................................................

Câu
1

Hướng dẫn chấm

Hướng dẫn chấm
Đọc – hiểu
- Chủ đề của đoạn trích: “Dân ta có một lịng nồng nàn u nước”
- Đoạn văn trình bày theo kiểu diễn dịch.
- Vấn đề nghị luận: Lòng yêu nước của nhân dân ta
* Mức tối đa: câu trả lời đáp ứng được những yêu cầu trên (2,0 đ)
* Mức chưa tối đa: câu trả lời chưa đầy đủ, có ý nào tính điểm ý đó.
* Mức không đạt: không đạt các yêu cầu trên hoặc không làm bài.

2

Tạo lập văn bản
1.1.Yêu cầu chung:
+ Kiểu bài: tự sự (kết hợp miêu tả, biểu cảm).
+ Có bố cục 3 phần mở bài, thân bài, kết bài rõ ràng.
+ Trình bày sạch sẽ, chữ viết rõ ràng, khơng sai lỗi chính tả.
+ Diễn đạt tốt, hành văn trong sáng, mạch lạc, có tính liên kết, làm
nổi bật chủ đề, bố cục chặt chẽ.
+ Biểu cảm trong sáng, chân thật, biết kết hợp với các yếu tố miêu tả
và tự sự một cách hợp lí.

Điểm

0,5đ
0,5đ


1.2.Yêu cầu cụ thể
a. Hình thức trình bày: bài văn, có đầy đủ mở bài, thân bài, kết bài
b. Cách lập luận: Xác định đúng nội dung của đề bài

c. Phần nội dung:
I. Mở bài
+ Dẫn dắt giới thiệu về tình huống.
+ Ấn tượng, cảm xúc của bản thân.

0,25
0,25
1,0

* Mức tối đa: bài viết giới thiệu được đối tượng, diễn đạt tốt (1,0
điểm)
* Mức chưa tối đa: giới thiệu được đối tượng nhưng diễn đạt chưa
hay (0,5 điểm)
* Mức không đạt: Lạc đề, sai cơ bản về các kiến thức hoặc không đề
cập đến các ý trên. (0 điểm)
II. Thân bài
Đây là bài tập rèn luyện trí tưởng tượng và năng lực cảm thụ
văn học, nhằm phát huy tính chủ động của cá nhân. Học sinh có thể
trình bày bài làm theo nhiều cách khác nhau, song phải đảm bảo một
5,0
số nội dung sau đây
Có thể viết đoạn văn miêu tả tâm trạng anh con trai lão Hạc lúc
ấy từ hai góc độ:
- Diễn tả tâm trạng ấy một cách khách quan (người viết ở vị trí
người kể, miêu tả). Cách viết này có thể vừa diễn tả nội tâm, cảm
xúc vừa miêu tả bộ dạng, hành động của nhân vật anh con trai lão
Hạc.
- Diễn tả bằng dòng độc thoại nội tâm của nhân vật (người viết nhập
thân vào nhân vật anh con trai lão Hạc và đứng ra kể, tấm sự). Cách
viết này dễ giàu cảm xúc, trữ tình.

* Mức tối đa: (5 điểm) bài làm đạt được các yêu cầu của đáp án,
trình bày rõ ràng, chữ viết đẹp, khơng sai lỗi chính tả, diễn đạt logic,
trơi chảy.
* Mức chưa tối đa: ( 0,5 – 4,5 điểm) bài làm đạt được các yêu cầu
cơ bản của đáp án, có thể sai sót một vài ý nhỏ, trình bày cẩn thận,
rõ ràng, sai lỗi chínhịn sai lỗi chính tả, còn mắc một số lỗi nhỏ.
Giáo viên tùy vào mức độ bài viết để cho điểm
* Mức không đạt: Lạc đề, sai cơ bản về các kiến thức hoặc không đề
cập đến các ý trên. (0 điểm)
III. Kết bài
1,0
Cảm xúc, tình cảm về lão Hạc.
Khái quát lại câu chuyện, nêu ý nghĩa, bài học.
* Mức tối đa: khái quát được vấn đề, nêu được trách nhiệm của bản
thân, có sức gợi, diễn đạt tốt, tình cảm trong sáng, chân thành. (1,0
điểm)
* Mức chưa tối đa: khái quát được vấn đề nhưng diễn đạt chưa hay,


cịn sơ sài. (0,5 điểm)
* Mức khơng đạt: Lạc đề, sai cơ bản về các kiến thức hoặc không đề
cập đến các ý trên. (0 điểm)
d. Tính sáng tạo: Có sự sáng tạo của cá nhân trong bài viết

0,25

e. Chính tả, ngữ pháp: Khơng mắc lỗi chính tả. Diễn đạt trong sáng, 0,25
mạch lạc.
* Lưu ý: GV căn cứ vào thực tế bài làm của HS để cho điểm phù hợp, tránh để mất
điểm của HS; cẩn trọng và tinh tế khi đánh giá bài làm của HS; phát hiện, trân trọng

những bài viết có ý kiến riêng, miễn hợp lý, thuyết phục. Chú ý những bài viết có
chiều sâu, thể hiện sự sáng tạo.
Điều chỉnh, bổ sung giáo án..................................................................................
...
……….............................................................................................................................
..........................................................................................................................
- Nhắc HS còn 5’ trước khi thu bài.
- HS xem lại bài, sửa chữa những lỗi sai.
- Nhắc nhở HS thái độ làm bài.
4. Củng cố (2’)
GV thu bài, nhận xét giờ làm bài.
5. Hướng dẫn HS học bài và chuẩn bị bài (3’)
- Ôn lại các kiến thức TLV đã học.
- Chuẩn bị bài: “Nói quá”:



×