Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu đô thị hồ xương rồng, thành phố thái nguyên (tóm tắt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (974.15 KB, 23 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
––––––––––––––––––––––––

ĐÀO ĐÌNH KIÊN
KHỐ: 2017 - 2019

QUẢN LÝ HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT
KHU ĐÔ THỊ HỒ XƯƠNG RỒNG,
THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CƠNG TRÌNH

Thái Ngun - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
––––––––––––––––––––––––

ĐÀO ĐÌNH KIÊN
KHỐ: 2017 - 2019

QUẢN LÝ HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT
KHU ĐÔ THỊ HỒ XƯƠNG RỒNG,
THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Quản lý đô thị và cơng trình
Mã số: 60.58.01.06


LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐƠ THỊ VÀ CƠNG TRÌNH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VŨ ANH

Thái Nguyên - 2019


LỜI CẢM ƠN

Xin gửi lời cảm ơn chân thành tới TS. Vũ Anh, người cô đã nhiệt tâm
hướng dẫn tôi trong q trình thực hiện Luận văn và giúp tơi có một góc nhìn
đầy đủ và hồn thiện hơn về lĩnh vực quản lý xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ
thuật đô thị.
Xin cảm ơn sự giúp đỡ của Ban Giám hiệu Trường Đại học Kiến trúc
Hà Nội, Khoa Sau Đại học, cùng các thầy, cô giáo, và các đơn vị liên quan
đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi góp phần hồn thành nội dung luận văn.
Cuối cùng, tơi xin được bày tỏ lòng biết ơn đến cơ quan, các bạn bè
đồng nghiệp và người thân đã chia sẻ những kinh nghiệm, giúp đỡ tôi trong
nghiên cứu, lý luận khoa học và thực tiễn.
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, Ngày tháng 6 năm 2019
Tác giả luận văn

Đào Đình Kiên


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sỹ Quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật
Khu đô thị Hồ Xương Rồng, thành phố Thái Ngun là cơng trình nghiên cứu

khoa học độc lập của riêng tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của
Luận văn là trung thực, chính xác, có nguồn gốc rõ ràng.

Tác giả luận văn

Đào Đình Kiên


MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình, sơ đồ
MỞ ĐẦU
* Lý do chọn đề tài .......................................................................................... 1
* Mục đích nghiên cứu .................................................................................... 3
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 3
* Phương pháp nghiên cứu............................................................................. 3
* Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài ....................................................... 3
* Cấu trúc Luận văn ....................................................................................... 5
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HỆ THỐNG HẠ TẦNG
KỸ THUẬT KHU ĐÔ THỊ HỒ XƯƠNG RỒNG, THÀNH PHỐ
THÁI NGUYÊN. ............................................................................................. 6
1.1. Giới thiệu về Khu đô thị Hồ Xương Rồng thành phố Thái Nguyên. .... 6
1.1.1. Vị trí, tính chất, quy mô Khu đô thị Hồ Xương Rồng thành phố
Thái Nguyên .................................................................................................. 6
1.1.2. Giới thiệu đồ án quy hoạch Khu đô thị Hồ Xương Rồng, thành

phố Thái Nguyên ........................................................................................... 7
1.2. Hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật Khu đô thị Hồ Xương
Rồng, thành phố Thái Nguyên. ................................................................ 18
1.2.1. Hiện trạng về giao thông ................................................................... 18
1.2.2. Hiện trạng về san nền, thoát nước mưa: ........................................... 19


1.2.3. Hiện trạng về thoát nước thải: ........................................................... 20
1.2.4. Hiện trạng về vệ sinh môi trường, thu gom rác thải ......................... 21
1.2.5. Hiện trạng về cấp điện ...................................................................... 22
1.3. Thực trạng công tác quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật Khu đô
thị Hồ Xương Rồng. .................................................................................. 23
1.3.1. Thực trạng quản lý về kỹ thuật hệ thống hạ tầng kỹ thuật Khu đô
thị Hồ Xương Rồng, thành phố Thái Nguyên. ............................................ 23
1.3.2. Thực trạng bộ máy và cơ cấu quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật
Khu đô thị Hồ Xương Rồng, thành phố Thái Nguyên. ............................... 26
1.3.3. Thực trạng chế độ chính sách quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật
Khu đô thị Hồ Xương Rồng, thành phố Thái Nguyên ................................ 29
1.3.4. Thực trạng sự tham gia cộng đồng trong quản lý hệ thống hạ tầng
kỹ thuật Khu đô thị Hồ Xương Rồng thành phố Thái Nguyên ................... 30
1.4. Đánh giá chung về thực trạng công tác quản lý hệ thống hạ
tầng kỹ thuật khu đô thị hồ Xương Rồng, thành phố Thái Nguyên. ... 31
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TRONG CÔNG
TÁC QUẢN LÝ HẠ TẦNG KỸ THUẬT KHU ĐÔ THỊ HỒ XƯƠNG
RỒNG THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN ............ 34
2.1. Cơ sở lý luận trong quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị ....... 34
2.1.1. Đặc điểm hệ thống hạ tầng kỹ thuật đơ thị ....................................... 34
2.1.2. Vai trị hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị............................................ 35
2.1.3. Các yêu cầu cơ bản trong quản lý hệ thống HTKT đô thị ................ 36
2.1.4. Các yêu cầu, nguyên tắc và hình thức thiết lập cơ cấu tổ chức

quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị ..................................................... 46
2.1.5. Một số yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị .. 51
2.1.6. Sự tham gia của cộng đồng trong quản lý hệ thống hạ tầng kỹ
thuật đô thị................................................................................................... 53


2.2. Căn cứ pháp lý trong quản lý hạ tầng kỹ thuật Khu đô thị Hồ
Xương Rồng, thành phố Thái Nguyên. ................................................... 58
2.2.1. Các văn bản pháp luật hướng dẫn Quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị
do nhà nước ban hành ................................................................................. 58
2.2.2. Hệ thống các văn bản của tỉnh Thái Nguyên về quản lý HTKT
khu đô thị Hồ Xương Rồng, thành phố Thái Nguyên................................. 60
2.2.3. Các tiêu chuẩn, quy phạm về hệ thống hạ tầng khu đô thị. .............. 60
2.3. Một số kinh nghiệm thực tế trong công tác quản lý hạ tầng kỹ
thuật đô thị ................................................................................................. 61
2.3.1. Kinh nghiệm quản lý HTKT trong nước .......................................... 61
2.3.2. Kinh nghiệm quản lý HTKT ở các nước trên thế giới ...................... 63
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HẠ TẦNG KỸ THUẬT
KHU ĐÔ THỊ HỒ XƯƠNG RỒNG THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN ........... 67
3.1. Đề xuất giải pháp quản lý kỹ thuật hệ thống hạ tầng kỹ thuật
đô thị Khu đô thị Hồ XươngRồng, thành phố Thái Nguyên. ............... 67
3.1.1. Rà soát việc thực hiện theo đồ án Quy hoạch Khu đô thị Hồ
Xương Rồng, thành phố Thái Nguyên. ....................................................... 67
3.1.2. Rà soát các điểm đấu nối hạ tầng kỹ thuật Khu đô thị Hồ Xương
Rồng, thành phố Thái Nguyên .................................................................... 69
3.1.3. Giải pháp quản lý với các cơng trình ngầm Khu đô thị Hồ Xương
Rồng, thành phố Thái Nguyên .................................................................... 70
3.2. Đề xuất giải pháp tổ chức quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật
Khu đô thị Hồ Xương Rồng, thành phố Thái Nguyên. ......................... 80
3.2.1. Đề xuất cơ cấu tổ chức quản lý hạ tầng kỹ thuật Khu đô thị Hồ

Xương Rồng, thành phố Thái Nguyên. ....................................................... 80
3.2.2. Đề xuất bổ sung, sửa đổi về cơ chế chính sách quản lý hạ tầng kỹ
thuật Khu đô thị Hồ Xương Rồng, thành phố Thái Nguyên. ...................... 84


3.2.3. Đề xuất giải pháp nâng cao năng lực quản lý hệ thống hạ tầng kỹ
thuật Khu đô thị Hồ Xương Rồng, thành phố Thái Nguyên. ...................... 85
3.3. Giải pháp huy động sự tham gia của cộng đồng trong quản lý
hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn thành phố. ............................................... 87
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 90
Kết luận: .......................................................................................................... 90
Kiến Nghị ........................................................................................................ 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Tên đầy đủ

BXD

Bộ Xây dựng

CP

Chính phủ

ĐT


Đường tỉnh

GPMB

Giải phóng mặt bằng

HĐND

Hội đồng nhân dân

HTX

Hợp tác xã

HTKT

Hạ tầng kỹ thuật

KĐT

Khu đô thị



Nghị định

NXB

Nhà xuất bản


QCXD

Quy chuẩn xây dựng



Quyết định

QH

Quy hoạch

QL

Quốc lộ

THCS

Trung học cơ sở

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TT

Thông tư

TTg


Thủ tướng

UBND

Ủy ban nhân dân


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng
Bảng 1.1

Tổng hợp cơ cấu sử dựng đất KĐT Hồ Xương Rồng

8

Bảng 1.2

Thống kê số lượng và thông số kỹ thuật các lô đất ở

9

Bảng 1.3

Thông số kỹ thuật các lô đất công cộng

11

Bảng 1.4


Thông số kỹ thuật các lô đất cây xanh

12

Bảng 2.1

Thống kê chỉ tiêu các loại đường

37

Bảng 2.2

Vận tốc nhỏ nhất trong cống, kênh, mương thoát nước

40

Bảng 2.3

Vận tốc nhỏ nhất trong ống dẫn bùn

41

Bảng 2.4

Vận tốc dòng chảy lớn nhất cho phép

42

Bảng 2.5


Khoảng cách giữa các giếng thăm

44

Bảng 2.6

Độ tin cậy của trạm bơm và trạm bơm cấp khí

45

Tên hình

Trang


DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu

Tên hình

hình

Trang

Hình 1.1

Vị trí Khu đơ thị Hồ Xương Rồng, thành phố Thái Nguyên

6


Hình 1.2

Quy hoạch tổng mặt bằng Sử dụng đất KĐT Hồ Xương Rồng

9

Hình 1.3

Bản đồ hiện trạng giao thơng

19

Hình 1.4

Bản đồ hiện trạng thốt nước mưa

20

Hình 1.5

Bản đồ hiện trạng thốt nước thải

21

Hình 1.6

Bản đồ tổng hợp HTKT KĐT Hồ Xương Rồng

23


Hình 2.1

Một góc Singapore

64

Hình 3.1

Bản đồ tổng hợp HTKT và vị trí các điểm đấu nối

70


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Số hiệu
sơ đồ
Sơ đồ 1.1

Mơ hình quản lý hạ tầng kỹ thuật KĐT Hồ Xương Rồng

26

Sơ đồ 2.1

Mơ hình quản lý theo cơ cấu trực tuyến

49

Sơ đồ 2.2


Mơ hình quản lý theo cơ cấu trực tuyến - chức năng

50

Sơ đồ 2.3

Mơ hình quản lý theo cơ cấu trực tuyến - chức năng

50

Sơ đồ 3.1

Quy trình thực hiện hạ ngầm các hạng mục HTKT hiện

Tên sơ đồ

trạng đi nổi

Trang

71

Sơ đồ 3.2

Quy trình bước đề xuất lập kế hoạch ngầm hóa hệ thống HTKT

72

Sơ đồ 3.3


Quy trình đề xuất bước thiết kế ngầm hóa hệ thống HTKT

74

Sơ đồ 3.4

Quy trình đề xuất cấp phép đào đường

75

Sơ đồ 3.5

Quy trình đề xuất bước triển khai thi cơng ngầm hóa hệ
thống HTKT

Sơ đồ 3.6

Quy trình đề xuất bước lưu trữ, quản lý hồ sơ hệ thống
HTKT

Sơ đồ 3.7

Sơ đồ quản lý HTKT trên địa bàn thành phố

Sơ đồ 3.8

Sơ đồ các hạng mục cơng trình HTKT trên địa bàn thành
phố được quản lý xây dựng


77

78
82
82


1

MỞ ĐẦU
* Lý do chọn đề tài
Tỉnh Thái Nguyên, là trung tâm chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc nói
riêng, của vùng trung du miền núi Đơng Bắc nói chung, là cửa ngõ giao lưu
kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ; phía
Bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc Kạn, phía Tây giáp với các tỉnh Thái Ngun,
Tun Quang, phía Đơng giáp với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và phía Nam
tiếp giáp với thủ đơ Hà Nội (cách 80km); diện tích tự nhiên 3.562,82 km².
Thái Nguyên là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Thái Nguyên, là một trong
những thành phố lớn nhất ở miền Bắc, chỉ sau Hà Nội và Hải Phòng về dân
số. Thành phố Thái Nguyên là trung tâm vùng trung du và miền núi phía Bắc.
Thành phố Thái Nguyên được thành lập vào năm 1962 và là một thành phố
công nghiệp. Thành phố Thái Nguyên nằm bên bờ sơng Cầu. Diện tích 170,7
km² và dân số 306.842 người (năm 2015). Thành phố Thái Nguyên từng là
thủ phủ của Khu tự trị Việt Bắc trong suốt thời kỳ tồn tại của khu tự trị này
(1956 - 1965) Ngoài ra, thành phố Thái Nguyên được cả nước biết đến là một
trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn.
Việc phát triển và đầu tư xây dựng các khu đô thị đồng bộ và hiệu quả
là một phần mục tiêu thực hiện phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết của
HĐND tỉnh và đáp ứng nhu cầu ở, sinh hoạt và làm việc của người dân đảm
bảo văn minh, hiện đại. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả khả quan đã đạt

được vẫn còn những tồn tại, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện
quy hoạch, đặc biệt là việc đầu tư xây dựng không tuân thủ theo quy hoạch đã
được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Dự án Phát triển Hồ Điều hồ Xương Rồng và Khu đơ thị Hồ điều hòa
Xương Rồng - thành phố Thái Nguyên là dự án quan trọng của thành phố, ở
vị trí trung tâm, trên các tuyến đường chính của thành phố và có vai trị tích


2

cực trong việc tạo hình ảnh đặc trưng về thành phố Thái Nguyên đang chuyển
mình trong quá trình phát triển. Mặt khác, đây cũng là một dự án quan trọng
cụ thể hóa đồ án quy hoạch chung thành phố Thái Ngun về hạ tầng kỹ
thuật, góp phần tích cực trong việc hoàn thiện hệ thống đầu mối hạ tầng kỹ
thuật về tiêu thốt nước cho các chức năng đơ thị đã được dự kiến theo quy
hoạch chung thành phố.
Quy hoạch chi tiết Khu đô thị Hồ Xương Rồng, thành phố Thái Nguyên
đã được UBND tỉnh Thái Nguyên phê duyệt tại Quyết định số 597/QĐUBND ngày 22/3/2010 với diện tích là 45,05ha, Dự án đầu tư xây dựng Khu
đô thị Hồ Xương Rồng đã được UBND tỉnh Thái Nguyên phê duyệt tại Quyết
định số 1577/QĐ-UBND ngày 12/7/2010với quy mô tổng cộng là 45,0522ha,
tổng mức đầu tư dự kiến là 1.019.090.733.265 đồng được đầu tư xây dựng
theo đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500
Đến nay, Khu đô thị Hồ Xương Rồng đã được đầu tư xây dựng và đi
vào sử dụng, tuy đã có Quy định quản lý theo quy hoạch được ban hành kèm
theo Quyết định số 1322/QĐ-UBND ngày 27/6/2014 của UBND tỉnh Thái
Nguyên nhưng việc hiện thực hóa quy hoạch theo đúng định hướng đã được
phê duyệt cần phải có những giải pháp quản lý xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ
thuật theo quy hoạch cụ thể.
Việc quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật Khu đô thị Hồ Xương Rồng cho
giai đoạn khai thác sử dụng phải đạt được mục tiêu hình thành một KĐT văn

minh, hiện đại và đảm bảo cảnh quan kiến trúc và phát triển bền vững. Tuy
nhiên công tác quản lý hạ tầng kỹ thuật thuật Khu đô thị Hồ Xương Rồng còn
nhiều bất cập do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan. Vì vậy, việc
nghiên cứu đề tài ”Quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật Khu đô thị Hồ Xương
Rồng, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên” là cần thiết, nhằm đề
xuất các giải pháp phù hợp để quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật đảm bảo


3

đồng bộ xứng đáng với vị trí trung tâm, KĐT kiểu mẫu, điểm nhấn cho thành
phố Thái Nguyên đang trên đà phát triển.
* Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật
Khu đô thị Hồ Xương Rồng thành phố Thái Nguyên
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật tại Khu đô
thị Hồ Xương Rồng, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Ngun gồm: Hệ
thống giao thơng, cấp nước, thốt nước, vệ sinh mơi trường.
- Phạm vi nghiên cứu
Tồn bộ ranh giới Khu đô thị Hồ Xương Rồng, thành phố Thái
Nguyên, tỉnh Thái Nguyên được UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch chi tiết tại
Quyết định số 597 /QĐ-UBND ngày 22/3/2010 với quy mơ diện tích là
45,05ha.
- Thời gian nghiên cứu: Đến năm 2030
* Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa, thu thập tài liệu, chụp ảnh
hiện trạng;
- Phương pháp hệ thống hòa;
- Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu;

- Phương pháp vận dụng có tính kế thừa các giá trị khoa học và các đề
xuất mới;
- Phương pháp chuyên gia.
* Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa về mặt khoa học: Đề xuất các giải pháp trên cơ sở lý luận để
Quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật Khu đô thị Hồ Xương Rồng, thành phố
Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.


4

- Ý nghĩa về mặt thực tiễn: Góp phần hồn thiện thể chế trong quản lý
xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật theo quy hoạch tại Khu đô thị Hồ Xương
Rồng, Đề ra những giải pháp cụ thể để quản lý xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ
thuật theo quy hoạch tại Khu đơ thị Hồ Xương Rồng nói riêng các KĐT trên
địa bàn tỉnh Thái Nguyên nói chung
Một số khái niệm sử dụng trong Luận văn
- Đô thị: Định nghĩa về đô thị khác nhau tại các quốc gia khác nhau.
Thông thường mật độ dân số tối thiểu cần thiết để được gọi là một đô thị phải
là 400 người trên một cây số vuông hay 1000 người trên một dặm vuông Anh.
Các quốc gia châu Âu định nghĩa đô thị dựa trên cơ bản việc sử dụng đất
thuộc đơ thị, khơng cho phép có một khoảng trống tiêu biểu nào lớn hơn 200
mét. Dùng không ảnh chụp từ vệ tinh thay vì dùng thống kê từng khu phố để
quyết định ranh giới của đô thị. Tại các quốc gia kém phát triển, ngoài việc sử
dụng đất và mật độ dân số nhất định nào đó, một điều kiện nữa là phần đông
dân số, thường là 75% trở lên, khơng có hành nghề nơng nghiệp hay đánh cá.
Tại Việt Nam, đô thị phân loại mức thấp nhất (loại 5) là nơi có dân số tối
thiểu là 4000 người với mật độ dân số bình quân là 2000 người/km² với tỷ lệ
lao động phi nông nghiệp tại các khu phố xây dựng tối thiểu đạt 65% so với
tổng số lao động [14].

- Đô thị mới: Là đô thị dự kiến hình thành trong tương lai, được đầu tư
xây dựng từng bước đạt các tiêu chuẩn của đô thị theo quy định của pháp
luật[14].
- Quản lý đô thị: Quản lý đơ thị thể hiện vai trị của nhà nước trong
quản lý phát triển đô thị, bao gồm hệ thống các chính sách cơ chế, biện pháp
và phương tiện được chính quyền các cấp sử dụng kiểm sốt q trình tăng
trưởng, phát triển đơ thị, nhằm thực hiện một cách có hiệu quả các mục tiêu


5

dự kiến. Hiện nay có rất nhiều định nghĩa vé quản lý đô thị, tuỳ theo cách tiếp
cận và nghiên cứu.
- Chủ đầu tư: Là tổ chức, cá nhân sở hữu vốn hoặc người được giao
quản lý, sử dụng vốn để thực hiện đầu tư dự án đầu tư phát triển đơ thị [15].
* Cấu trúc Luận văn
Ngồi phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn có ba
chương gồm có:
- Chương 1: Thực trạng quản lý hạ tầng kỹ thuật Khu đô thị Hồ Xương
Rồng, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
- Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn công tác quản lý hệ thống hạ
tầng kỹ thuật Khu đô thị Hồ Xương Rồng, thành phố Thái Nguyên, tỉnh
Thái Nguyên.
- Chương 3: Đề xuất giải pháp quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật Khu
đô thị Hồ Xương Rồng, thành phố Thái Nguyên.


THƠNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lịng liên hệ với Trung Tâm Thơng tin Thư viện

– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN


90

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
* Kết luận:
Khu đô thị Hồ Xương Rồng có tiềm năng về phát triển kinh tế, thương
mại, dịch vụ. Khu đô thị trên địa bàn thành phố nói chung và Khu đơ thị Hồ
Xương Rồng nói riêng đã và đang được Nhà nước và tỉnh Thái Nguyên quan
tâm đầu tư, cơ sở hạ tầng đô thị được cải thiện, tốc độ tăng trưởng kinh tế của
thành phố đạt khá cao, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế chung
toàn thành phố.
Tuy nhiên hạ tầng kỹ thuật của khu đơ thị chưa hồn thiện, nay có
những khu vực xuống cấp, khơng đáp ứng u cầu sử dụng.
Luận văn đề cập đến giải pháp “Quản lý hạ tầng kỹ thuật khu đô thị Hồ
Xương Rồng, thành phố Thái Nguyên” là mang tính thiết thực, xây dựng khu
đô thị Hồ Xương Rồng trở thành một trong những đơ thị phát triển của tỉnh
Thái Ngun, có kinh tế phát triển, hạ tầng đô thị được xây dựng đồng bộ,
hiện đại, từng bước cải thiện góp phần xây dựng thành phố xứng tầm là đô thị
trung tâm thành phố lỵ trong giai đoạn phát triển mới.
Việc đánh giá đúng thực trạng công tác quản lý hệ thống hạ tầng kỹ
thuật của khu đô thị Hồ Xương Rồng và tầm quan trọng của khu đô thị Hồ
Xương Rồng Lập thành phố Thái Nguyên với địa phương là việc rất quan trọng
để từ đó đưa ra các giải pháp tối ưu trong quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật.

Luận văn đã nghiên cứu các cơ sở lý luận và thực tiễn có liên quan đến
cơng tác quản lý hiệu quả hệ thống hạ tầng kỹ thuật như: Các chỉ tiêu kỹ
thuật, các văn bản hướng dẫn thi hành của Chính phủ và địa phương và một
số kinh nghiệm tốt trong công tác quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật ở trong
nước cũng như ở nước ngoài, để vận dụng vào công tác quản lý tại các khu đô
thị mới trên địa bàn thành phố. Đề xuất các giải pháp mang tính kinh tế và
khả thi nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu đô thị.


91

Các đề xuất đưa ra ở Chương III như: Quản lý cơng tác xây dựng san nền,
thốt nước mưa. Đề xuất bổ sung, sửa đổi về mơ hình, cơ chế chính sách, giải
pháp nâng cao hiệu quả quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu đô thị. Đề xuất
giải pháp xã hội hoá và sự tham gia của cộng đồng, hoạt động một cách có
hiệu quả tại khu đơ thị Hồ Xương Rồng nhằm nâng cao hiệu quả hơn nữa,
hiệu quả của công tác quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật. Đây là các đề xuất,
xuất phát từ yêu cầu thực tế của địa phương và mang tính khả thi, hoàn toàn
phù hợp với điều kiện kinh tế, kỹ thuật và năng lục quản lý của địa phương.
* Kiến Nghị
Các để xuất về giải pháp kỹ thuật, mô hình quản lý, cơ chế chính sách,
việc xã hội hố và sự tham gia của cộng đồng trong việc quản lý hệ thống hạ
tầng kỹ thuật thành phố được đề cập trong luận văn này đề xuất áp dụng trong
thời gian sớm nhất tại khu đô thị Hồ Xương Rồng nói riêng và các Khu đơ thị
trên địa bàn thành phố Thái Nguyên nói chung. Nhằm nâng cao hiệu quả quản
lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật, tạo môi trường đầu tư tốt, xứng đáng là trung
tâm thành phố lỵ.
Nhà nước cần nghiên cứu ban hành các chính sách cụ thể hơn tạo hành
lang pháp lý thơng thống kêu gọi được xã hội hố trong cơng tác đầu tư,
quản lý hạ tầng kỹ thuật.

Các cơ quan ban nhành của địa phương có nhiệm vụ quản lý nhà nước
về cơng tác quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị cần thực hiện tốt chức năng nhiệm
vụ cửa mình, nâng cao tính đồng bộ nhưng không chồng chéo trong công tác
quản lý hạ tầng kỹ thuật.
Xây dựng cơ chế chính sách nâng cao năng lực cán bộ quản lý nhà
nước, xây dựng đội ngũ cơng nhân có tay nghề, nâng cao hiệu quả quản lý bắt
kịp với sự phát triển của khoa học công nghệ. Áp dụng khoa học kỹ thuật vào
công tác quản lý hạ tầng kỹ thuật.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vũ Anh (2014), Bài giảng Quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị, Bài giảng cao
học quản lý đô thị, Trường đại học Kiến trúc Hà Nội.
2. Bộ Công nghiệp (2006), Quyết định số 19/2006/QĐ-BCN ngày 11/7/2006
về ban hành Quy phạm trang thiết bị điện.
3. Bộ Xây dựng (2008), Thông tư số 16/2008/TT-BXD ngày 31/12/2008 về
ban hành Quy chế đảm bảo an toàn cấp nước.
4. Bộ Xây dựng (2007), Đường đô thị - Yêu cầu thiết kế TCXDVN 104:2007.
5. Bộ Xây dựng (2006), Cấp nước - Mạng lưới đường ống và cơng trình Tiêu chuẩn thiết kế TCXDVN 33:2006.
6. Bộ Xây dựng (2001), Tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng nhân tạo đường,
đường phố, quảng trường đô thị TCXDVN 259: 2001.
7. Bộ Xây dựng (1987), Quy hoạch xây dựng đô thị - Tiêu chuẩn thiết kế
TCVN 4449:1987.
8. Bộ Xây dựng (2008), Quy chuẩn xây dựng Việt Nam QCXDVN
01:2008/BXD.
9. Bộ Xây dựng (2016), Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia các cơng trình hạ tầng
kỹ thuật QCVN 07:2016/BXD.
10. Chính phủ (2010), Nghị định số 39/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 về quản
lý khơng gian xây dựng ngầm đơ thị.
11. Chính phủ (2007), Nghị định số 88/2007/NĐ-CP ngày 28/5/2007 về thốt

nước đơ thị và khu cơng nghiệp.
12. Chính phủ (2005), Nghị định số 106/NĐ-CP ngày 17/8/2005 về Quy định
hành lang bảo vệ an toàn đường cáp ngầm.


13.Chính phủ (2009), phân loại đơ thị, Nghị định số 42/2009/NĐ-CP, ngày
07/5/2009.
14. Chính phủ (2005), Quyết định số 80/2005/NĐ-CP ngày 18/4/2005 về ban
hành Quy chế giám sát đầu tư của cộng đồng.
15.Chính phủ (2015), quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây
dựng, Nghị định số 44/2015/NĐ-CP, ngày 06/5/2015.
16. Chính phủ (2010), Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 về Quy
định quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thơng đường bộ.
17. Chính phủ (2015), Thơng tư số 50/2015/TT-BXD ngày 23/9/2015 Hướng
dẫn một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP quản lý và bảo vệ kết
cấu hạ tầng giao thơng đường bộ.
18. Chính phủ (2011), Quyết định số 733/QĐ-TTg ngày 17/5/2011 phê duyệt Quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Bình đến năm 2020.
19. Hồng Xn Hịa (2010), Kinh nghiệm phát triển kết cấu hạ tầng của một
số quốc gia trong khu vực, NXB Thống kê, Hà Nội.
20. Lê Hồng Kế (2009), Quy hoạch môi trường đô thị và phát triển đô thị bền
vững, NXB Xây dựng, Hà Nội.
21. Nguyễn Tố Lăng (2016), Quản lý đô thị ở các nước đang phát triển, NXB
Xây dựng, Hà Nội.
22. Phạm Trọng Mạnh (2006), Quản lý hạ tầng kỹ thuật, NXB xây dựng, Hà Nội.
23. Nguyễn Hồng Tiến (2011), Quy hoạch và hạ tầng kỹ thuật đô thị, NXB
Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
24. Nguyễn Hồng Tiến (2012) , Cơ sở xây dựng chính sách quản lý và phát
triển đơ thị, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
25. Vũ Thị Vinh (2001), Quy hoạch mạng lưới giao thông đô thị, NXB Xây dựng.

26. Vũ Thị Vinh (2001), Hạ tầng kỹ thuật đô thị trong phát triển bền vững đơ
thị, Tạp chí Xây dựng (12), Hà Nội.


27. UBND tỉnh Thái Nguyên (2010), Đồ án điều chỉnh quy hoạch, thuyết
minh, Quyết định số 1425/QĐ-UBND ngày 24/6/2010 về việc phê duyệt
điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết xây dựng Khu đô thị Hồ XươngRồng,
thành phố Thái Nguyên.
28.UBND tỉnh Thái Nguyên (2010), Quyết định số 1577/QĐ-UBND ngày
12/7/2010 về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng Khu đô thị Hồ Xương
Rồng, thành phố Thái Nguyên.
29. Thuyết minh tổng hợp đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Thái
Nguyên, tỉnh Thái Nguyên đến năm 2035.
30. Thuyết minh tổng hợp đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu
đô thị Hồ Xương Rồng, thành phố Thái Nguyên.
31. Thuyết minh tổng hợp dự án đầu tư xây dựng Khu đô thị Hồ Xương
Rồng, thành phố Thái Nguyên.



×