Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Giáo án Ngữ văn 8 tuần 16

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (234.46 KB, 25 trang )

Ngày soạn: 27/11/2019
Tiết 57
Đọc thêm
Văn bản: VÀO NHÀ NGỤC QUẢNG ĐÔNG CẢM TÁC
- Phan Bội Châu I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT- Giúp HS
1. Kiến thức
- Cảm nhận được vẻ đẹp của người chí sĩ yêu nước đầu thế kỉ XX Phan Bội Châu,
phong thái ung dung, khí phách hiên ngang, bất khuất và niềm tin sắt đá vào sự
nghiệp giải phóng dân tộc.
- Hiểu được sức truyền cảm nghệ thuật qua giọng thơ khẩu khí hào hùng của tác giả.
2. Kĩ năng
- Kĩ năng bài dạy
+ Rèn kĩ năng cảm thụ, phân tích thơ thất ngơn bát cú Đường luật.
- Kĩ năng sống:
+ Giao tiếp: trình bày suy nghĩ vẻ đẹp của thơ ca yêu nước những năm đầu thế kỉ XX.
3. Thái độ
- Giáo dục học sinh lòng yêu nước, niềm tin vào cuộc sống.
-Tự hào, cảm phục đối với cha anh. Có ý thức vươn lên.
* Tích hợp giáo dục đạo đức: giá trị sống: HỊA BÌNH, TƠN TRỌNG, TỰ DO,
ĐỒN KẾT
*Tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh: liên hệ với bản lĩnh người chiến sĩ cách mạng
Hồ Chí Minh trong thời gian bị tù đày trong nhà ngục của Tưởng Giới Thạch. *Tích
hợp kĩ năng sống
- GD KNS: - Giao tiếp: trình bày, trao đổi về tiếng lòng yêu nước của Phan Bội
Châu khi bị bắt trong chốn lao tù.
- Tư duy sáng tạo: nêu vấn đề, phân tích, bình luận về vẻ đẹp bi tráng, tư thế hiên
ngang bất khất kiên trung của người chí sĩ yêu nước, về quan niệm sống của trang
nam nhi.
- Tự nhận thức bài học về tình yêu quê hương đất nước và sự xả thân vì nghĩa lớn
qua tác phẩm.
*Tích hợp giáo dục đạo đức


- Tôn vinh, biết ơn những người đã xả thân vì nước;
- Lên án kẻ thù cướp nước, đàn áp người yêu nước;
- Có khát vọng độc lập, hịa bình.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, tự quản bản thân.
- Năng lực giao tiếp, thưởng thức văn học.
- Năng lực giao tiếp tiếng Việt.
- Năng lực hợp tác.
- Năng lực tự học.
- Năng lực ứng dụng CNTT.
- Năng lực thưởng thức văn học/cảm thụ thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ
- GV: nghiên cứu soạn giảng, SGK, SGV, TLTK, thiết kế, hình ảnh về nhà thơ, đọc
tư liệu về nhà thơ – nhà yêu nước Phan Bội Châu và những tác phẩm của ông.


- HS: chuẩn bị bài ở nhà theo hệ thống câu hỏi trong phiếu học tập.
III. PHƯƠNG PHÁP – KĨ THUẬT
- Đàm thoại, gọi mở, thuyết trình, bình giảng.
- Kt: động não.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp (1’)
Ngày giảng
Lớp
HS vắng
8A
8B
2. Kiểm tra bài cũ (3’) (Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS)
3. Bài mới - Giới thiệu bài (1’)
Trong những năm đầu của thế kỉ XX, toàn xã hội Việt Nam bị bao trùm bởi khơng khí đau

thương. Đó là những năm đen tối nhất của lịch sử nước nhà. Phong trào cách mạng Việt Nam bắt
đầu chuyển sang khuynh hướng mới – khuynh hướng dân chủ tư sản, do các nhà Nho yêu nước
lãnh đạo. Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh là những nhà Nho yêu nước, tiếp thu tư tưởng mới,
quan tâm, đem hết tâm sức của mình thực hiện khát vọng xoay trời chuyển đất, đánh đuổi quân
thù, chấn hưng đất nước. Hai cụ đã từng bị đọa đày nhiều năm. Trong tù, các cụ thường làm thơ
để bày tỏ chí khí của mình. Hai bài thơ “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” và “Đập đá ở Cơn
Lơn” được ra đời trong hồn cảnh ấy.

Hoạt động của GV- HS
Hoạt động 1
Thời gian 7’
Mục tiêu: HDHS tìm hiểu chung
Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình
Kĩ thuật: Động não, đặt câu hỏi và trả lời
GV yêu cầu HS đọc chú thích
?Em hãy nêu những nét chính về tác giả? (Đối
tượng HSTB)
GV: cung cấp hình ảnh Phan Bội Châu – mở
rộng:
Năm 1905, cụ rời đất nước ra đi, khi thì ở
Nhật, Trung Quốc, Thái Lan,... Năm 1912, ông
đã bị thực dân Pháp kết án tử hình vắng mặt.
Đến năm 1925, ơng bị TDP bắt cóc tại Thượng
Hải và đưa về nước kết án tử hình. Trước phong
trào đấu tranh đòi thả PBC của nhân dân cả
nước, TDP phải xóa án tử hình cho PBC và giam
lỏng ơng ở Huế. Từ đó, ơng trở thành “Ơng già
Bến Ngự” và mất năm 1940.
? Văn bản trên được trích từ tập thơ nào? (Đối
tượng HSTB)

?Em hãy nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ? (Đối
tượng HSTB)
- Khi bị quân phiệt bắt giam ở Quảng Đông
(TQ), ông đã sáng tác bài thơ này, là bài thơ nằm
trong tập “Ngục trung thư”. Tập thơ có ý nghĩa
như một bức thư tuyệt mệnh, bộc lộ cảm xúc của

Nội dung kiến thức

I.Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Phan Bội Châu (1867 – 1940)
- Quê: Nghệ An.
- Là nhà thơ, nhà văn yêu nước,
nhà cách mạng lớn của dân tộc
trong 25 năm đầu thế kỉ XX.
2.Tác phẩm
- Là một bài thơ Nôm.
- Rút từ tập “Ngục trung thư”
(1914)
- Thể thơ: thất ngôn bát cú
Đường luật


PBC trong những ngày bị giam giữ trong nhà tù.
? Bài thơ này thuộc thể thơ nào?Hãy nêu hiểu
biết của em về thể thơ này? (Đối tượng HSTB)
-Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật gồm 8 câu,
mỗi câu 7 chữ, vần chân ở các câu 1, 2, 4,6,8.
Đối cặp câu 3 – 4, 5 – 6, Có niêm luật chặt chẽ.

Nhịp thơ 4/3 hoặc ¾.
- Bố cục: đề, thực, luận, kết.
- Một số bài thơ viết theo thể này như: Bạn
đến chơi nhà, Qua Đèo Ngang.
Điều chỉnh, bổ sung giáo án
........................................................................................................................................
....................................................................................................................................
Hoạt động 2 Thời gian 20’
Mục tiêu: HDHS tìm hiểu chi tiết văn bản
Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình, bình giảng, nêu và giải quyết vấn đề
Kĩ thuật: Động não, đặt câu hỏi và trả lời
GV hướng dẫn cách đọc: giọng đọc hào hùng, to, II. Đọc-hiểu văn bản
vang, chú ý cách ngắt nhịp 4/3, riêng câu 2 ngắt nhịp 1.Đọc, tìm hiểu chú thích
¾. Câu cuối đọc với giọng cảm khái, thách thức ung
dung, nhẹ nhàng.
GV đọc mẫu, gọi HS đọc, nhận xét.
Lưu ý chú thích 1, 2, 6.
2. Bố cục: 4 phần
?Em chia bố cục văn bản này như thế nào? (Đối
tượng HSTB)
3.Phân tích
4 phần: Đề, thực, luận, kết
a.Hai câu đề
GV yêu cầu HS theo dõi phần mở bài
? Em hiểu thế nào là “Hào kiệt”, “phong lưu”? (Đối
tượng HSTB)
- Hào kiệt: người có tài, có chí khí hơn hẳn người
bình thường.
- Phong lưu: có dáng vẻ lịch sự, trang nhã, phong thái
ung dung, đàng hoàng, sang trọng.

? Qua 2 từ ngữ đó, cho ta hình dung về một con
người như thế nào? (Đối tượng HSTB)
-Thể hiện một phong thái đường hoàng, tự tin, ung
dung, thanh thản, vừa ngang tàng bất khuất, lại vừa
hào hoa, tài tử.
? Điệp từ “vẫn” đem lại ý nghĩa gì cho câu thơ đầu?
(Đối tượng HSTB)
-Cách sống đường hoàng, ung dung của bậc anh hùng
khơng bao giờ thay đổi dù trong hồn cảnh nào.
? Em có nhận xét gì về nội dung câu thơ “Chạy mỏi
Giọng thơ đùa vui, tếu táo
chân thì hãy ở tù”? (Đối tượng HS khá)
thể hiện phong thái ung
- Thể hiện quan niệm sống của tác giả: con đường dung, bản lĩnh của tác giả


cách mạng nhiều chơng gai, nhiều khó khăn thử
thách nên nhà tù chẳng qua chỉ là nơi tạm nghỉ chân
nào đó trên con đường bơn tẩu dài dặc.
?Nhận xét về giọng điệu của 2 câu thơ này? (Đối
tượng HSTB)
- Giọng thơ thể hiện sự cười cợt, đùa vui, tếu táo.
? Như vậy, hai câu đề thể hiện điều gì? (Đối tượng
HSTB)
- Thể hiện tâm thế bình tĩnh, tự chủ, ngay cả trong
hoàn cảnh nguy nan.
GV Hai câu đề cho thấy phong thái đường hoàng, tự
tin, ung dung, vừa ngang tàng, bất khuất, lại vừa hào
hoa, tài tử của PBC. Họ rơi vào vòng ngục tù mà cứ
như người chủ động nghỉ chân ở một nơi nào đó trên

con đường bơn tẩu dài dặc. Ơng khơng bao giờ chịu
cúi đầu khuất phục trước hoàn cảnh,chịu cho hoàn
cảnh đè bẹp bản thân, ông đứng cao hơn mọi sự cùm
kẹp, đày đọa của kẻ thù, cảm thấy mình hồn tồn tự
do, thanh thản về mặt tinh thần. Dù nói về một biến
cố hiểm nghèo có quan hệ đến sự sống chết của mình
mà PBC vẫn có giọng đùa vui như vậy. Đây là một
cách nói chí của người xưa.
GV u cầu HS đọc diễn cảm 2 câu thực
?Em hãy nhận xét về âm hưởng, giọng điệu của 2
câu thơ này so với 2 câu đề? (Đối tượng HSTB)
- Giọng điệu, âm hưởng trầm thống, diễn tả một nỗi
đau cố nén, khác giọng cười cợt, vui đùa ở 2 câu trên.
? Qua việc tìm hiểu ý nghĩa 2 cụm từ “khách không
nhà” và “người có tội” em thấy hồn cảnh của tác
giả như thế nào? (Đối tượng HS khá,giỏi)
- Ơng có cuộc đời hoạt động cách mạng nên phải bôn
ba nơi đất khách quê người, rời xa quê hương, không
một mái ấm . Hơn nữa, lại bị thực dân Pháp săn đuổi,
lại đội trên đầu một cái án tử hình.
? Em hiểu lời tâm sự ấy có ý nghĩa như thế nào?
(Đối tượng HSTB)
- Khơng phải ơng đang than thân trách phận, mà
chính là đang đau đớn với hoàn cảnh của nước nhà,
của nhân dân. Gắn sóng gió cuộc đời mình với tình
cảm chung của đất nước.
? Nghệ thuật nào được sử dụng trong 2 câu thực?
Tác dụng? (Đối tượng HSTB)
- Nghệ thuật đối: cả ý và thanh.
- Làm nổi bật khí phách hiên ngang của người cách

mạng trong cảnh ngục tù, tạo nhạc điệu cho bài thơ.
Gọi HS đọc 2 câu luận

trước hoàn cảnh nguy nan.

b.Hai câu thực

Bằng phép đối rất chỉnh và
giọng điệu thống thiết, đã thể
hiện nỗi đau của Phan Bội
Châu cho hoàn cảnh đau
thương của đất nước, dân
tộc.


? Em hiểu ý nghĩa của 2 câu thơ này thế nào? (Đối
tượng HSTB)
- Khẩu khí của bậc anh hùng hào kiệt:
+ Dù ở trong tình trạng bi kịch như thế nào thì chí
khí vẫn khơng dời đổi, vẫn một lòng theo đuổi sự
nghiệp cứu nước, cứu đời.
+ Ngạo nghễ cười trước mọi thủ đoạn khủng bố của
kẻ thù.
? Giọng thơ ở 2 câu này có gì thay đổi? (Đối tượng
HSTB)
- Giọng điệu vụt trở lại hào sảng, khí khái, đầy hồi
bão to lớn, kì vĩ, mang tầm vóc vũ trụ.
? Ở hai câu thơ này sử dụng biện pháp nghệ thuật
nào? Tác dụng của chúng? (Đối tượng HSTB)
- Đối câu 5 – 6: về ý và thanh.

- Lối nói khoa trương (nói quá)
- Sử dụng động từ mạnh: bủa, mở, ôm, cười tan.
=> tạo giọng điệu cứng cỏi, hùng hồn cho câu thơ.
Gây ấn tượng mạnh, gợi tả khí phách hiên ngang,
không khuất phục của người yêu nước.
? Em cảm nhận được điều gì ở hai câu kết bài thơ?
(Đối tượng HS khá)
- Khẳng định tư thế hiên ngang của con người đứng
cao hơn cái chết, khẳng định ý chí thép gang mà kẻ
thù khơng thể nào bẻ gãy được. Con người ấy còn
sống là còn chiến đấu, còn tin tưởng vào sự nghiệp
chính nghĩa của mình, vì thế mà khơng sợ bất kì một
thử thách gian nan nào.
? Việc lặp từ “cịn” ở giữa câu có tác dụng gì? (Đối
tượng HSTB)
- Làm cho câu thơ ngắt nhịp một cách mạnh mẽ, làm
cho lời nói trở nên dõng dạc, dứt khoát, tăng ý khẳng
định cho câu thơ.
GV: hai câu kết một lần nữa khẳng định ý chí hiên
ngang, coi thường tù ngục, coi thường cả cái chết,
niềm tin vào tương lai, vào sự nghiệp của người anh
hùng. Câu 8 là một câu cảm thán vang lên dõng dạc,
dứt khoát, cùng với điệp từ còn kết thúc bài thơ như
một lời tâm niệm mà rất đỗi kiên trung.

c. Hai câu luận

Lối nói khoa trương và
phép đối tạo đã gợi ra khí
phách hiên ngang của người

anh hùng yêu nước.

d. Hai câu kết

Hai câu cuối với giọng
điệu hào hùng, một lần nữa
khẳng định ý chí sắt đá của
nhà thơ vào sự nghiệp chính
nghĩa của mình.

Điều chỉnh, bổ sung giáo án
........................................................................................................................................
....................................................................................................................................
Hoạt động 3
Thời gian 8’
Mục tiêu: HDHS Tổng kết


Phương pháp: vấn đáp , thuyết trình
Kĩ thuật: động não, trình bày
4.Tổng kết
? Hãy nêu nội dung chính của văn bản?(HS TB) a.Nội dung
HS trả lời, nhận xét
Bức chân dung tự họa về nhà
GV chuẩn kiến thức
thơ – người lãnh tụ yêu nước:
kiên cường, hiên ngang, bất
khuất, tràn đầy tinh thần lạc quan
chiến đấu, tin tưởng vào tương
lai, vào bản thân, vào sự nghiệp

tranh đấu cứu nước, cứu dân.
b.Nghệ thuật
?Văn bản có những nét nghệ thuật nổi bật nào? - Vận dụng nhuần nhuyễn thể thơ
(HS KHÁ)
thất ngôn bát cú Đường luật.
HS trả lời, nhận xét
- Phép đối chặt chẽ.
GV chuẩn kiến thức
- Giọng thơ ngạo nghễ, hào sảng
mà vẫn dí dỏm.
c.Ghi nhớ:SGK-148
GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ/ SGK.
HS đọc nội dung ghi nhớ/ SGK
* Tích hợp giáo dục quốc phịng an ninh: Ví
dụ minh họa về hình ảnh của các nhà yêu nước,
chiến sỹ cộng sản trong các nhà lao Đế quốc.
? Qua văn bản, em hiểu về chân dung tinh thần
của những người yêu nước Việt Nam trong
những năm đầu thế kỷ XX như thế nào? (Đối
tượng HSTB)
- Phản ánh phong thái ung dung, lạc quan, khí
phách kiên cường và lòng tin mãnh liệt vào sự
nghiệp cứu nước của người yêu nước chốn lao tù
của thực dân đế quốc.
- Vượt lên thử thách, hiểm nguy, giữ vững khí
phách kiên cường, niềm lạc quan và lịng tin
khơng lay chuyển vào sự nghệp cứu nước.
- " Tâm tư trong tù "
- " Mới ra tù tập leo núi " (Hồ Chí Minh)
Điều chỉnh, bổ sung giáo án

........................................................................................................................................
....................................................................................................................................
4. Củng cố (2’)
? Qua bài thơ này, em thấy Phan Bội Châu là người như thế nào?
5. Hướng dẫn HS học bài và chuẩn bị bài (3’)
- Học bài, nắm kiến thức bài học.


- Phẩm chất tốt đẹp của người tù yêu nước còn được thể hiện qua những bài thơ nào
khác mà em biết?
- Chuẩn bị bài: “Đập đá ở Côn Lôn” theo hệ thống câu hỏi sau:
PHIẾU HỌC TẬP
?Em hãy nêu những nét chính về tác giả?
?Em hãy nêu hồn cảnh sáng tác bài thơ?
? Bài thơ này thuộc thể thơ nào?Hãy nêu hiểu biết của em về thể thơ này?
GV hướng dẫn cách đọc: 4 câu đầu, giọng hào hùng, tự tin, nhịp thơ 2/2/3 thể hiện
khẩu khí ngang tàng của tác giả, trầm ở 4 câu sau. Lưu ý chú thích 4, 5, 6.
?Em chia bố cục văn bản này như thế nào?2 phần
GV yêu cầu HS theo dõi phần mở bài
? Đập đá là một cơng việc bình thường, nhưng việc đập đá ở Cơn Lơn có thể coi là
bình thường khơng? Vì sao?
? Câu thơ đầu miêu tả cảnh gì?
? Em hiểu thế nào về cụm từ “làm trai”, em có nhớ bài thơ, bài ca dao nào bắt đầu
với cụm từ này?
? Ba câu thơ sau miêu tả cảnh gì?
?Nhận xét về giọng điệu, cách dùn g từ, phép đối trong bốn câu thơ đầu và tác dụng
của chúng?
? Như vậy, bốn câu thơ đầu nêu lên nội dung gì?
GV yêu cầu HS đọc diễn cảm 4 câu thơ cuối
?Phép đối được sử dụng như thế nào trong 2 câu thơ 5 và 6? Tác giả muốn nói gì

qua việc đối lập ấy?
? Em hiểu ý 2 câu thơ cuối là gì?


Ngày soạn: 27/11/2019

Tiết 58
Văn bản: ĐẬP ĐÁ Ở CÔN LÔN
- Phan Châu Trinh -

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Thấy được vẻ đẹp một nhân cách lớn ở tư thế hiên ngang, lẫm liệt, hào hùng và ý
chí kiên định của người chí sĩ trong hồn cảnh lưu đày khổ ải.
- Thấy giọng điệu cứng cỏi, ngang tàng của người anh hùng và những hình ảnh biểu
tượng của cách nói khoa trương tạo vẻ cao cả trong bài thơ.
2. Kĩ năng
- Kĩ năng bài dạy:
+ Rèn kĩ năng cảm thụ, phân tích thơ thất ngơn bát cú Đường luật.
- Kĩ năng sống:
+ Giao tiếp: trình bày suy nghĩ vẻ đẹp của thơ ca yêu nước những năm đầu thế kỉ XX.
3. Thái độ
- Giáo dục học sinh lòng yêu nước, khâm phục và biết ơn những vị tiền bối cách
mạng.
- Liên hệ với tư tưởng yêu nước và độc lập dân tộc của Bác, tự đặt mục tiêu phấn đấu
rèn luyện theo tư tưởng của Bác.
-Có ý thức tự hào về truyền thống kiên trung, bất khuất của các anh hùng dân
tộc.
* Tích hợp giáo dục đạo đức: các giá trị HỊA BÌNH, TƠN TRỌNG, TỰ DO,
ĐỒN KẾT .

* Tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh: liên hệ với bản lĩnh người chiến sĩ cách mạng
Hồ Chí Minh trong thời gian bị tù đày trong nhà ngục của Tưởng Giới Thạch. *Tích
hợp kĩ năng sống
- Tư duy sáng tạo: nêu vấn đề, phân tích, bình luận về vẻ đẹp anh hùng, tư thế hiên
ngang bất khất kiên cường của người chí sĩ yêu nước, về quan niệm sống của trang
nam nhi vượt qua mọi khó khăn để trị nước cứu đời;
- Giao tiếp, trình bày, trao đổi về tiếng lòng yêu nước của Phan Châu Trinh khi bị
bắt, từ đầy ở Côn Đảo;
- Tự nhận thức bài học về tình yêu quê hương đất nước và sự xả thân vì nghĩa lớn qua
tác phẩm.
*Tích hợp giáo dục đạo đức
- Tơn vinh, biết ơn những người đã xả thân vì nước;
- Lên án kẻ thù cướp nước, đàn áp người u nước; có khát vọng độc lập, hịa bình.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, tự quản bản thân.
- Năng lực giao tiếp, thưởng thức văn học.
- Năng lực sử dụng CNTT và truyền thông.
- Năng lực tự học.
- Năng lực thưởng thức văn học/cảm thụ thẩm mĩ.
- Năng lực hợp tác.
- Năng lực giao tiếp tiếng Việt.


II. CHUẨN BỊ
- GV: nghiên cứu soạn giảng, SGK, SGV,TLTK, thiết kế, hình ảnh về nhà thơ, đọc tư
liệu về nhà thơ – nhà yêu nước Phan Châu Trinh và những tác phẩm của ông.
- Hs: chuẩn bị bài ở nhà theo hệ thống câu hỏi trong phiếu học tập.
III. PHƯƠNG PHÁP – KĨ THUẬT
- Đàm thoại, gợi mở, thuyết trình, bình giảng.
- Kt: động não.

IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp (1’)
Ngày giảng
Lớp
HS vắng
8A
8B
2. Kiểm tra bài cũ (5’)
? Đọc thuộc bài thơ “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác”. Nêu những đặc sắc về
nghệ thuật và tư tưởng của bài thơ?
Đáp án – biểu điểm:
- Học sinh đọc đúng, truyền cảm bài thơ (4 điểm)
- Nêu đầy đủ nghệ thuật bài thơ. (4 điểm)
- Thể hiện sâu sắc nội dung (2 điểm)
3. Bài mới - Giới thiệu bài (1’)
Trong những năm đầu của thế kỉ XX, toàn xã hội Việt Nam bị bao trùm bởi khơng khí đau
thương. Đó là những năm đen tối nhất của lịch sử nước nhà. Phong trào cách mạng Việt Nam bắt
đầu chuyển sang khuynh hướng mới – khuynh hướng dân chủ tư sản, do các nhà Nho yêu nước
lãnh đạo. Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh là những nhà Nho yêu nước, tiếp thu tư tưởng mới,
quan tâm, đem hết tâm sức của mình thực hiện khát vọng xoay trời chuyển đất, đánh đuổi quân
thù, chấn hưng đất nước. Hai cụ đã từng bị đọa đày nhiều năm. Trong tù, các cụ thường làm thơ
để bày tỏ chí khí của mình. Hai bài thơ “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” và “Đập đá ở Cơn
Lơn” được ra đời trong hồn cảnh ấy.

Hoạt động của GV- HS
Hoạt động 1
Thời gian 8’
Mục tiêu: HDHS tìm hiểu chung
Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình
Kĩ thuật: Động não, đặt câu hỏi và trả lời

GV yêu cầu HS đọc chú thích
?Em hãy nêu những nét chính về tác giả? (Đối
tượng HSTB)
GV: cung cấp hình ảnh Phan Châu Trinh – mở
rộng:
Những năm đầu TK XX, ông là người đầu
tiên đề xướng dân chủ, đòi bãi bỏ chế độ quân
chủ ở Việt Nam. Hoạt động cách mạng của ông
rất sôi nổi, ngay cả trong và ngoài nước (Pháp,
Nhật). Năm 1908, PCT bị khép tội xúi giục nhân
dân nổi loạn trong phong trào chống thuế ở
Trung Kì, nên ơng đã bị TDP bắt và đày ra Côn
Đảo.

Nội dung kiến thức

I.Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Phan Châu Trinh (1872 –
1926)
- Quê: Quảng Nam
- Là nhà thơ, nhà yêu nước có
tư tưởng dân chủ sớm nhất Việt
Nam. Có tầm nhìn xa trơng
rộng, dũng cảm, bất khuất, có
óc tổ chức đầy sáng kiến.
2.Tác phẩm


?Em hãy nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ? (Đối

tượng HSTB)
-Khi bị quân phiệt bắt giam ở Quảng Đông (TQ),
ông đã sáng tác bài thơ này, là bài thơ nằm trong
tập “Ngục trung thư”. Tập thơ có ý nghĩa như
một bức thư tuyệt mệnh, bộc lộ cảm xúc của
PBC trong những ngày bị giam giữ trong nhà tù.
? Bài thơ này thuộc thể thơ nào?Hãy nêu hiểu
biết của em về thể thơ này? (Đối tượng HSTB)
-Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật gồm 8 câu,
mỗi câu 7 chữ, vần chân ở các câu 1, 2, 4,6,8.
Đối cặp câu 3 – 4, 5 – 6, Có niêm luật chặt chẽ.
Nhịp thơ 4/3 hoặc ¾.
-Bố cục: đề, thực, luận, kết.
-Một số bài thơ viết theo thể này như: “Bạn đến
chơi nhà”, “Qua Đèo Ngang”.
*Tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh: liên hệ với
bản lĩnh người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh
trong thời gian bị tù đày trong nhà ngục của
Tưởng Giới Thạch.
? Bác Hồ- người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí
Minh trong thời gian bị tù đày trong nhà ngục
của Tưởng Giới Thạch đã mang đến cho chúng
ta bài học gì?
GD tư tưởng Hồ Chí Minh: Lối sống giản dị
phong thái ung dung tự tại, tinh thần lạc quan và
bản lĩnh người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh
trong thời gian bị giam trong nhà tù Tưởng Giới
Thạch.
Năm 1942 Bác đổi tên là Hồ Chí Minh
sang Trung Quốc tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế

cho cách mạng Việt Nam thì bị Tưởng Giới
Thạch bắt giam, giải tới giải lui gần 30 nhà giam
thuộc 13 huyện thuộc tỉnh Quảng Tây, Trung
Quốc trong thời gian từ 29/8/1942 – 10/9/1943.
Mỗi lần bị giải đi là một lần rất gian khổ, dầm
mưa dãi nắng, trèo núi qua trng. Nhưng khơng
vì thế mà tinh thần cách mạng của Bác bị nao
núng. Cơ trị chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong
chương trình học kỳ 2, bài thơ “Đi đường” để
thấy rõ được tinh thần của Bác trong những ngày
tháng bị giam cầm ấy.

- Hoàn cảnh sáng tác: khoảng
năm 1908, khi PCT bị bắt lao
động khổ sai ở Côn Lôn (Côn
Đảo)
- Thể thơ: thất ngôn bát cú
Đường luật.

Điều chỉnh, bổ sung giáo án
......................................................................................................................................


......................................................................................................................................
Hoạt động 2
Thời gian 17’
Mục tiêu: HDHS tìm hiểu chi tiết văn bản
Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình, bình giảng, nêu và giải quyết vấn đề
Kĩ thuật: Động não, đặt câu hỏi và trả lời
GV hướng dẫn cách đọc: 4 câu đầu, giọng hào II. Đọc-hiểu văn bản

hùng, tự tin, nhịp thơ 2/2/3 thể hiện khẩu khí 1.Đọc, tìm hiểu chú thích:
ngang tàng của tác giả, trầm ở 4 câu sau.
SGK
GV đọc mẫu, gọi HS đọc, nhận xét.
Lưu ý chú thích 4, 5, 6.
?Em chia bố cục văn bản này như thế nào? (Đối
tượng HSTB)
2. Bố cục: 2 phần
2 phần: 4 câu đầu: Hình ảnh người anh hùng
với cơng việc đập đá
3.Phân tích
4 câu cuối: cảm xúc và suy nghĩ của tác giả.
a.Bốn câu thơ đầu
GV yêu cầu HS theo dõi phần mở bài
? Đập đá là một công việc bình thường, nhưng
việc đập đá ở Cơn Lơn có thể coi là bình thường
khơng? Vì sao? (Đối tượng HS khá, giỏi)
- Khơng thể coi là bình thường, vì đây là công
việc khổ sai, buộc tù nhân phải làm, rất nặng
nhọc.
? Câu thơ đầu miêu tả cảnh gì? (Đối tượng
HSTB)
-Câu thơ đầu tiên miêu tả bối cảnh không gian,
đồng thời tạo dựng tư thế của con người giữa đất
trời Côn Đảo.
? Em hiểu thế nào về cụm từ “làm trai”, em có
nhớ bài thơ, bài ca dao nào bắt đầu với cụm từ
này? (Đối tượng HSTB)
-“Làm trai” là một cụm từ thể hiện quan niệm
nhân sinh truyền thống của các trí sĩ thời trung

đại. Đó là lịng kiêu hãnh, ý chí tự khẳng định
mình, là khát vọng hành động mãnh liệt.
 Người tù đứng giữa đất Cơn Lơn, giữa hịn
đảo xa lạ, giữa biển trời núi non bát ngát,
hùng vĩ, mênh mơng, khơng cảm thấy
mình nhỏ bé mà tự hào về vị thế của mình,
ý chí cương dũng của mình.
? Ba câu thơ sau miêu tả cảnh gì? (Đối tượng
HSTB)
- Miêu tả chân thực công việc lao động nặng
nhọc, khổ sai, dùng búa để khai thác đá ở những
hịn núi ngồi Cơn Đảo: “xách búa”, “ra tay”,
“mấy trăm hịn”, “năm bảy đống”.


- Khắc họa nổi bật tầm vóc khổng lồ của người
anh hùng với những hành động phi thường: dám
đương đầu, vượt lên, chiến thắng thử thách, gian
khổ.
?Nhận xét về giọng điệu, cách dùng từ, phép đối
trong bốn câu thơ đầu và tác dụng của chúng?
(Đối tượng HS khá)
- Giọng thơ hùng tráng, sôi nổi.
- Dùng động từ mạnh (đánh tan, đập bể).
- Bút pháp khoa trương.
- Đối ở câu 3, 4.
- Tác dụng: Gợi tả công việc đập đá
+ Diễn tả khí phách hiên ngang của con người.
? Như vậy, bốn câu thơ đầu nêu lên nội dung gì?
(Đối tượng HSTB)

- Khắc họa hình ảnh người tù thật ấn tượng trong
tư thế ngạo nghễ, vươn cao tầm vũ trụ, biến một
công việc lao động cưỡng bức thành một cuộc
chinh phục thiên nhiên dũng mãnh của một con
người có sức mạnh thần kì như một dũng sĩ thần
thoại. Và như vậy, 4 câu thơ này đã dựng lên
được một tượng đài uy nghi về con người anh
hùng với khí phách hiên ngang, lẫm liệt, sừng
sững giữa đất trời. Giọng thơ thể hiện sự ngang
tàng, ngạo nghễ của con người dám coi thường
mọi thử thách gian nan.
*Tích hợp kĩ năng sống - Tư duy sáng tạo: nêu
vấn đề, phân tích, bình luận về vẻ đẹp anh hùng,
tư thế hiên ngang bất khất kiên cường của người
chí sĩ yêu nước, về quan niệm sống của trang
nam nhi vượt qua mọi khó khăn để trị nước cứu
đời;
GV Bốn câu thơ đầu, tả là chính. Hình ảnh hiện
lên trong cảm xúc tự hào, tự do, dù là ngắn ngủi.
có lời bình rằng, trong bốn câu thơ đầu đã dựng
được bức tượng đài uy nghi về những tù nhân
Côn Đảo, những anh hùng cứu nước giữa chốn
địa ngục trần gian, với khí phách hiên ngang,
lẫm liệt giữa đất trời.
GV yêu cầu HS đọc diễn cảm 4 câu thơ cuối
?Phép đối được sử dụng như thế nào trong 2 câu
thơ 5 và 6? Tác giả muốn nói gì qua việc đối lập
ấy? (Đối tượng HS khá)
- Phép đối trong 2 câu luận được sử dụng:
Tháng ngày – mưa nắng, thân sành sỏi – dạ sắt

son; bao quản – càng bền.

Bằng việc sử dụng yếu tố
dân gian, đối và bút pháp khoa
trương, bốn câu thơ này đã
dựng lên được một tượng đài uy
nghi về người anh hùng với khí
phách hiên ngang, lẫm liệt,
sừng sững giữa đất trời. Giọng
thơ thể hiện sự ngang tàng,
ngạo nghễ của con người dám
coi thường mọi thử thách gian
nan.

b. Bốn câu thơ cuối


 Đối lập giữa thời gian và cơng việc khó
khăn, thời tiết; giữa vật chất và tinh thần,
sẵn sàng tiếp nhận và vượt qua.
- Nhà thơ ở đây muốn khẳng định cái chí lớn, cái
quyết tâm cao của người tù yêu nước bằng lối
đối, lối nói quen thuộc của loại thơ tỏ chí, tỏ
lịng. Khơng có khó khăn nào, cơng việc gian
khổ nặng nhọc nào có thể làm chùn bước, đổi
thay, lung lay ý chí quyết tâm của người tù trên
đảo. Càng khó khăn, càng bền chí và son sắt một
lịng.
? Em hiểu ý 2 câu thơ cuối là gì? (Đối tượng
HSTB)

*Tích hợp kĩ năng sống - Giao tiếp, trình bày,
trao đổi về tiếng lòng yêu nước của Phan Châu
Trinh khi bị bắt, tù đầy ở Côn Đảo.
? Qua phân tích, em hay nêu suy nghĩ gì về ý chí
hào hùng, lạc quan, tin tưởng của Phan Châu
Trinh trong hoàn cảnh tù đày vơ cùng khó khăn,
gian khổ? (Đối tượng HSTB)
- Ở 2 câu 7, 8 là sự đối lập giữa chí lớn của
những con người dám mưu đồ sự nghiệp cứu
nước vào những năm đầu thế kỉ XX, một cơng
việc mà khơng phải ai cũng tin sức người có thể
làm được (hình ảnh Nữ Oa đội đá vá trời) với
những thử thách phải gánh chịu trên bước đường
chiến đấu, được xem như việc “con con”. Sự
thực thì bản án mà Phan Châu Trinh đang phải
chịu đựng và hoàn cảnh khắc nghiệt mà ông
đang phải trải quan đâu phải là “việc con con”,
có điều, đặt bên cái chí lớn, gan to ấy thì quả nó
chẳng có gì phải kể đến.
GV: Mạch thơ khoa trương đến hai câu kết lại
tăng mạnh. Nhà thơ ngầm ví việc đi đập đá ở
Cơn Lơn địa ngục cách biệt với đất liền, với
đồng bào, đồng chí giống như việc của nữ thần
Trung Hoa đang tạo lập thế giới, vũ trụ. Bà Nữ
Oa vá trời còn thừa một viên, cịn lỡ bước thì cái
việc tù đày, bị làm khổ sai lao dịch, đập đá cũng
chỉ như một bước lỡ nhỏ trên con đường cứu
nước – cứu dân – như một việc “con con”, bé
xíu, có đáng kể gì.
Ở đây, nổi bật lên chính là tinh thần, ý chí hào

hùng, lạc quan, tin tưởng của Phan Châu Trinh
trong hồn cảnh tù đày vơ cùng khó khăn, gian
khổ. Vẻ đẹp tinh thần này, kết hợp với tầm vóc

Bốn câu thơ cuối trực tiếp
thể hiện suy nghĩ, cảm xúc của
mình: khẩu khí ngang tàng của
người anh hùng khơng chịu
khuất phục hồn cảnh, ln giữ
vững niềm tin và ý chí sắt son.


oai phong, lẫm liệt đã tạo nên một hình tượng
giàu chất sử thi và gây ấn tượng mạnh.
Điều chỉnh, bổ sung giáo án
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
Hoạt động 3
Thời gian 8’
Mục tiêu: HDHS Tổng kết
Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình
Kĩ thuật: Động não, đặt câu hỏi , gợi mở
4.Tổng kết
? Hãy nêu nội dung chính của văn bản?(HS TB) a.Nội dung
HS trả lời, nhận xét
GV chuẩn kiến thức
* Tích hợp giáo dục quốc phịng an ninh: Ví dụ
minh họa về hình ảnh của các nhà yêu nước,
chiến sỹ cộng sản trong các nhà lao Đế quốc.
* Tích hợp giáo dục quốc phịng an ninh: Ví

Hình tượng đẹp đẽ, lẫm liệt,
dụ minh họa về hình ảnh của các nhà yêu nước, ngang tàng của người anh hùng
chiến sỹ cộng sản trong các nhà lao Đế quốc.
cứu nước dù gặp bước nguy nan
? Qua văn bản, em hiểu về chân dung tinh thần nhưng vẫn không sờn lòng, đổi
của những người yêu nước Việt Nam trong chí.
những năm đầu thế kỷ XX như thế nào?
- Phản ánh phong thái ung dung, lạc quan, khí
phách kiên cường và lòng tin mãnh liệt vào sự
nghiệp cứu nước của người yêu nước chốn lao tù
của thực dân đế quốc.
- Vượt lên thử thách, hiểm nguy, giữ vững khí
phách kiên cường, niềm lạc quan và lịng tin
khơng lay chuyển vào sự nghệp cứu nước.
- " Ngắm trăng" ( Vọng nguyệt) (Hồ Chí
Minh)
- " Đi đường" ( Tẩu lộ) (Hồ Chí Minh)
?Văn bản có những nét nghệ thuật nổi bật nào?
(HS KHÁ)
b. Nghệ thuật
HS trả lời, nhận xét
- Vận dụng nhuần nhuyễn thể
GV chuẩn kiến thức
thơ thất ngôn bát cú Đường
luật.
- Phép đối chặt chẽ.
- Bút pháp khoa trương, giọng
điệu hào hùng.
GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ/ SGK.
c, Ghi nhớ:SGK-150

*Tích hợp giáo dục đạo đức
- Tôn vinh, biết ơn những người đã xả thân vì
nước.


? Em hãy sưu tầm một số bài thơ, ca dao nói về
vẻ đẹp anh hùng, tư thế hiên ngang bất khất kiên
cường của người chí sĩ yêu nước, về quan niệm
sống của trang nam nhi vượt qua mọi khó khăn
để trị nước cứu đời?
Làm trai cho đáng nên trai
Xuống đơng, đơng tĩnh, lên đồi, đồi n. (CD)
Làm trai cho đáng nên trai
Phú Xuân cũng trải, Đồng Nai cũng từn (CD)
Chí làm trai dặm nghìn da ngựa
Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao
(Chinh phụ ngâm)
Làm trai đứng ở trong trời đất.
Phải có danh gì với núi sơng.
(Nguyễn Cơng Trứ)
Đã sinh làm trai cũng phải khác đời.
(Phan Bội Châu)
*Tích hợp giáo dục đạo đức
- Lên án kẻ thù cướp nước, đàn áp người yêu III. Luyện tập
nước; có khát vọng độc lập, hịa bình.
? Thơng thường, trong một hồn cảnh khó khăn,
nghiệt ngã như vậy liệu ta có cảm nhận được
cảnh đẹp nữa khơng?
-Thường người ta sẽ khơng nghĩ đến gì khác
ngồi nỗi đau của mình, hồn cảnh khó khăn của

mình.
Liên hệ với Nam Cao “Một người bị đau chân”.
- Ý nghĩa “ Tập nhật ký trong tù” của Hồ Chí
Minh: trong hoàn cảnh tù đày, người ta chỉ nghĩ
đến cái đói khát, nhưng Bác lại cảm thấy tiếc vì
khơng rượu, không hoa. Người không hề vướng
bận những ách nặng về vật chất, tâm hồn vẫn tự
do, ung dung, vẫn thèm được thưởng cảnh trăng
đẹp.
Điều chỉnh, bổ sung giáo án
......................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
4. Củng cố (2’)
*Tích hợp kĩ năng sống
- Tự nhận thức bài học về tình yêu quê hương đất nước và sự xả thân vì nghĩa lớn
qua tác phẩm.
? Hình ảnh lẫm liệt của người tù “Đập đá ở Côn Lôn” gợi cảm xúc nào trong em?
5. Hướng dẫn HS học bài và chuẩn bị bài (3’)
- Học bài, nắm kiến thức bài học.


- Làm bài tập phần luyện tập (SGK – 150).
- Em biết thêm những bài thơ nào thể hiện khí phách hiên ngang, chấp nhận mọi thử
thách gian lao trên con đường cứu nước của những nhà yêu nước Việt Nam?
- Chuẩn bị bài: “Ôn luyện về dấu câu” theo hệ thống câu hỏi sau:
PHIẾU HỌC TẬP
1.Lập bảng thống kê dấu câu đã học từ chương trình lớp 6 đến nay theo mẫu sau:

Dấu câu


Cơng dụng

2.Xét các ví dụ trong SGK – 151, tìm và chữa lỗi.

Ví dụ


Ngày soạn: 27/11/2019
Tiếng Việt: ÔN LUYỆN VỀ DẤU CÂU

Tiết 59

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Hệ thống các dấu câu và công dụng của chúng trong hoạt động giao tiếp.
- Việc phối hợp sử dụng các dấu câu hợp lí tạo nên hiệu quả cho văn bản; ngược lại,
sử dụng sai có thể làm cho người đọc khơng hiểu hoặc hiểu sai ý người viết định diễn
đạt.
2. Kĩ năng
- Kĩ năng bài dạy:
+ Vận dụng kiến thức về dấu câu trong quá trình đọc – hiểu và tạo lập văn bản.
+ Nhận biết và sửa chữa các lỗi về dấu câu.
- Kĩ năng sống:
+ Ra quyết định: cách sử dụng dấu câu chính xác, họp lí trong tạo lập văn bản.
3. Thái độ
- Có ý thức cẩn trọng trong việc dùng dấu câu, tránh được các lỗi thường gặp về dấu
câu.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực tự học.
- Năng lực tự quản bản thân.

- Năng lực sử dụng CNTT và truyền thông.
- Năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực giao tiếp tiếng Việt.
II. CHUẨN BỊ
- GV: nghiên cứu soạn giảng, SGK, SGV,máy tính, thiết kế.
- Hs: chuẩn bị bài ở nhà theo hệ thống câu hỏi trong phiếu học tập.
III. PHƯƠNG PHÁP – KĨ THUẬT
-PP: Phân tích mẫu quy nạp, thuyết trình, đàm thoại.
- Kt: thực hành.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp (1’)
Ngày giảng
Lớp
HS vắng
8A
8B
2. Kiểm tra bài cũ (3’) Kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của học sinh
3. Bài mới- Giới thiệu bài (1’)
Hơm nay, cơ trị chúng ta cùng hệ thống lại các dấu câu đã học trong chương trình từ
đầu năm lớp 6 đến giờ để các em hệ thống lại được kiến thức, góp phần tăng khả
năng sử dụng các loại dấu câu trong việc tạo lập văn bản một cách nhuần nhuyễn.
Hoạt động của GV- HS
Hoạt động 1
Thời gian 10’
Mục tiêu: HDHS HS lập bảng tổng kết về dấu câu

Nội dung kiến thức


Phương pháp: thuyết trình, đàm thoại,vấn đáp

Kĩ thuật: Động não, đặt câu hỏi và trả lời
GV cho HS quan sát trên phông chiếu: các dữ liệu về I.Tổng kết về dấu câu
tên của dấu câu.
HS quan sát các dữ liệu trên phơng chiếu.
Phát phiếu học tập cho HS có chứa công dụng của
dấu câu, yêu cầu HS thảo luận và gắn vào chỗ thích
hợp.
GV yêu cầu HS gắn các ví dụ có sẵn ở tấm vào vị trí
thích hợp và học sinh lấy ví dụ.
Lớp
6

7

STT Dấu câu
Cơng dụng
1
Dấu
Kết thúc câu trần thuật.
chấm
2
Dấu
Kết thúc câu nghi vấn.
chấm hỏi
3
Dấu
Kết thúc câu cảm thán, cầu
chấm
khiến.
than

4
Dấu phẩy Đánh dấu ranh giới giữa
các bộ phận của câu:
- Giữa các TPP của câu với
bộ phận chính.
- Giữa từ ngữ có cùng
chức vụ trong câu.
- Giữa một từ ngữ với một
bộ phận chú thích của câu.
- Giữa các vế của một câu
ghép.
1
Dấu
- Tỏ ý còn nhiều sự việc,
chấm
hiện tượng chưa liệt kê hết.
lửng
- Thể hiện lời nói bỏ dở,
ngập ngừng, ngắt quãng.
- Làm giãn nhịp điệu câu
văn, chuẩn bị cho sự xuất
hiện của một từ ngữ biểu
thị nội dung bất ngờ, hài
hước, châm biếm
2
Dấu
- Đánh dấu ranh giới giữa
chấm
các vế câu ghép có cấu tạo
phẩy

phức tạp.
- Đánh dâu ranh giới giữa
các bộ phận trong một
phép liệt kê phức tạp.
3
Dấu gạch - Đánh dấu bộ phận chú

Ví dụ
Ngày mai, tôi đi Hà Nội.
Bạn ăn mấy bát cơm?
Giúp tôi một tay với nào!
Trời lạnh quá!

- Ngày mai, tôi đi Hà Nội.
- Cá chép, cá trắm, cá mè
là những loài cá nước
ngọt.
- Bạn Lan, lớp trưởng,
đang chơi cầu lông.
- Mây tan, mưa tạnh.
-Trong vườn nhà em có
nhiều loại hoa như hoa
hồng, hoa cúc, hoa lan...
- Thưa cô...em xin lỗi cô ạ.
- Nó bận lắm, bận lắm, nó
bận...ngủ.

- Dưới ánh trăng, dòng
thác nước sẽ đổ xuống làm
chạy máy phát điện; ở

giữa biển rộng cờ đỏ sao
vàng bay phấp phới.
- Đẹp quá đi, mùa xuân ơi


ngang

8

1
2

3

Dấu
ngoặc
đơn
Dấu hai
chấm

Dấu
ngoặc
kép

thích trong câu.
- Đánh dấu lời nói trực tiếp
của nhân vật hoặc để liệt
kê.
- Nối các từ nằm trong một
liên danh.

Đánh dấu phần chú thích
(giải thích, thuyết minh, bổ
sung).
- Đánh dấu phần giải thích,
thuyết minh cho một phần
trước đó.
- Đánh dấu lời dẫn trực
tiếp hay đối thoại.
- Đánh dấu từ ngữ, câu
đoạn trực tiếp.
- Đánh dấu từ ngữ được
hiểu theo nghĩa đặc biệt
hay có hàm ý mỉa mai.
- Đánh dấu tên tác phẩm,
tờ báo, tập san được trích
dẫn.

– mùa xuân của Hà Nội
thân yêu.
- Có người khẽ nói:
- Bẩm, dễ có khi đê vỡ.
- Tàu Hà Nội – Vinh khởi
hành lúc 7 giờ.
Bạn Hoa (lớp trưởng lớp
9A) đang điều khiển chào
cờ.
- Nhà Bác ở: vườn mây
vách gió.
- Ơng cha ta thường nói:
“Có chí thì nên”.

- Ơng cha ta thường nói:
“Có chí thì nên”.
-So với Na – va “ranh
tướng” Pháp...
- “Tắt đèn” là tác phẩm
nổi tiếng của Ngô Tất Tố.

Điều chỉnh, bổ sung giáo án
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
Hoạt động 2
Thời gian 10’
Mục tiêu: HDHS chữa các lỗi thường gặp về dấu câu
Phương pháp: thực hành, trao đổi, thảo luận
Kĩ thuật: Động não, đặt câu hỏi và trả lời
II. Các lỗi thường gặp về dấu
GV cung cấp dữ liệu trên phông chiếu
câu
GV yêu cầu HS đọc ví dụ
1. Khảo sát, phân tích ngữ liệu
?Ví dụ trên thiếu dấu ngắt câu ở chỗ nào? Nên a. Thiếu dấu ngắt câu khi câu
dùng dấu gì để kết thúc câu ở chỗ đó? (Đối đã kết thúc
tượng HSTB)
-Thiếu dấu ngắt câu: sau từ “xúc
GV yêu cầu HS thảo luận và đưa ra ý kiến
động”.
GV nhận xét, chuẩn kiến thức
Nên dùng dấu chấm để kết thúc
câu
-Tác phẩm “Lão Hạc” đã làm em

vô cùng xúc động. Trong xã hội
cũ biết bao người nông dân đã
GV yêu cầu HS đọc ví dụ
sống nghèo khổ, cơ cực như lão
?Dùng dấu chấm sau từ này là đúng hay sai? Vì Hạc.
sao? Ở chỗ này nên dùng dấu gì? ? (Đối tượng b. Dùng dấu ngắt câu khi câu


HSTB)
GV yêu cầu HS thảo luận và đưa ra ý kiến
GV nhận xét, chuẩn kiến thức

chưa kết thúc
- Dùng sai, vì chưa kết thúc câu.
- Nên dùng dấu phẩy.

GV yêu cầu HS đọc ví dụ
?Câu này thiếu dấu gì để phân biệt ranh giới
giữa các thành phần đồng chức? Hãy đặt dấu
đó vào chỗ thích hợp? ? (Đối tượng HSTB)
GV yêu cầu HS thảo luận và đưa ra ý kiến
GV nhận xét, chuẩn kiến thức

c. Thiếu dấu thích hợp để tách
bộ phận câu khi cần thiết
- Câu này thiếu dấu phẩy để phân
biệt ranh giới giữa các thành
phần đồng chức.
- Sửa: Cam, quýt, bưởi, xoài là
đặc sản của vùng này.

d. Lẫn lộn công dụng của các
dấu câu
- Đặt dấu chấm hỏi ở cuối câu
thứ nhất là sai vì câu thứ nhất
không phải câu nghi vấn. Đây là
câu trần thuật nên dùng dấu
chấm.
- Đặt dấu chấm ở cuối câu thứ 2
là sai, vì đây là câu nghi vấn, nên
dùng dấu chấm hỏi.
2. Ghi nhớ: SGK - 151

GV yêu cầu HS đọc ví dụ
?Đặt dấu chấm hỏi ở cuối câu thứ nhất và dấu
chấm ở cuối câu thứ 2 đã đúng chưa? Vì sao?
Ở đây nên đặt dấu câu nào? (Đối tượng HS
khá, giỏi)
GV yêu cầu HS thảo luận và đưa ra ý kiến
GV nhận xét, chuẩn kiến thức
? Như vây, khi sử dụng dấu câu chúng ta cần
chú ý điều gì? (Đối tượng HSTB)
HS trả lời, nhận xét
GV chốt kiến thức
HS đọc ghi nhớ/ SGK

Điều chỉnh, bổ sung giáo án
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
Hoạt động 3
Thời gian 15’

Mục tiêu: HDHS luyện tập
Phương pháp: thực hành, trao đổi, thảo luận
Kĩ thuật: Động não, đặt câu hỏi , thực hành
III.Luyện tập
Bài tập 1:
HS xác định yêu cầu
bài tập
GV yêu cầu HS thực
hiện BT tại chỗ
GV nhận xét, chuẩn
kiến thức

Bài tập 1
Con chó cái năm ở gậm phản bỗng chốc vẫy đi rối rít, tỏ
ra dáng bộ vui mừng.
Anh Dậu lử thử từ cổng tiến vào với cái vẻ mặt xanh ngắt và
buồn rứt như kẻ sắp bị tù tội.
Cái Tí, thằng Dần cùng vỗ tay reo:
- A! Thầy đã về! A! Thầy đã về!...
Mặc kệ chúng nó, anh chàng ốm yếu im lặng dựa gậy lên
tấm phên cửa, nặng nhọc chống tay vào gối và bước lên
thềm. Rồi lảo đảo đi đến cạnh phản, anh ta lăn kềnh lên chiếc



×