Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

GIÁO án văn 7 TUẦN 30 rút gọn THEO của bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.6 KB, 6 trang )

Tuần 30

Ngày dạy: 7A. …………...

Tiết 112,113

7B......................

Ngày soạn: 17 - 06- 2020
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II

7C…………......

I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Giúp Hs hệ thống lại toàn bộ kiến thức đã học trong học kì II về ba phân
mơn đã hoc: Văn,Tiếng Việt,Tập làm văn.
2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng làm bài độc lập.
3. Thái độ: trung thực trong giờ kiểm tra.
4. Định hướng năng lực:
- Năng lực giao tiếp: viết.
- Năng lực thẩm mỹ.
- Năng lực tự học.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên: Nghiên cứu, làm đề bài.
2. Chuẩn bị của học sinh: Ơn tập.
III. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY
Hình thức: Tự luận.
HS làm bài kiểm tra: 90p.
A. ĐỀ BÀI
Phần I: Đọc-hiểu (4,0 điểm)


Cho đoạn văn sau:
"Văn chương gây cho ta những tình cảm ta khơng có, luyện những tình cảm
ta sẵn có; cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên
thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần."
( SGK, Ngữ văn 7- tập 2)
Câu 1: Đoạn văn được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? (0,5 điểm)
Câu 2: Nêu nội dung của đoạn văn trên? (1.0 điểm)
Câu 3: Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì trong đoạn trên? Nêu tác dụng của
biện pháp tu từ đó? (1,5 điểm)
1


Câu 4: Cho biết công dụng của dấu chấm phẩy trong đoạn văn? ( 1.0 điểm)
Phần II. Phần tự luận: (6,0 điểm)
Viết một bài văn nghị luận giải thích câu tục ngữ: “Lá lành đùm lá rách”
B. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II
Phần I: Đọc-hiểu (4,0 điểm)
Câu 1:
- Đoạn văn trích trong văn bản: "Ý nghĩa văn chương". (0,25)
- Tác giả: Hoài Thanh.(0,25)
Câu 2:
- Nội dung của đoạn văn: Tác giả nêu ra nhận định về tác dụng của văn
chương. Văn chương giúp bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm cho con người, giúp con
người hướng tới những cái đẹp của cuộc đời. (1,0)
Câu 3:
- Biện pháp tu từ: Điệp ngữ (0,5)
- Tác dụng: Nhấn mạnh tác dụng của văn chương.(1,0)
Câu 4: Công dụng của dấu chấm phẩy: Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một
câu ghép có cấu tạo phức tạp.(1,0).
II. Phần tự luận: (6,0 điểm)

A/ Yêu cầu chung:
- Thể loại: Bài văn nghị luận giải thích.
- Nội dung: “Lá lành đùm lá rách” là bài học q giá về tình đồn kết, tương
thân tương ái giữa người với người trong xã hội.
- Hình thức: Trình bày sạch đẹp, bố cục rõ ràng.
B/ Yêu cầu cụ thể: Bài viết cần đảm bảo các nội dung cơ bản sau:
a. Mở bài: (0,5 điểm)
- Dẫn dắt nêu vấn đề, nêu luận điểm cần giải thích;
- Trích dẫn câu tục ngữ.
b. Thân bài: (5,0 điểm)
Luận điểm 1: Giải thích (1,5 điểm)

2


- Nghĩa đen: Lá lành che chở, bao bọc lá rách khỏi những tác động xấu từ
mơi trường
- Nghĩa bóng:
+ Lá lành: Chỉ những người có cuộc sống đầy đủ, khỏe mạnh trong xã hội
+ Lá rách: Chỉ những người có cuộc sống thiếu thốn, khiếm khuyến về cả
vật chất, tinh thần, sức khỏe…
+ đùm: bao bọc, giúp đỡ, cưu mang, chia sẻ…
⇒ Nghĩa bóng: Những người có cuộc sống đầy đủ cần biết đùm bọc, giúp đỡ
những người gặp hồn cảnh khó khăn. Trong cuộc sống, con người phải biết yêu
thương, giúp đỡ lẫn nhau.
Luận điểm 2: Tại sao lại phải sống đùm bọc, yêu thương lẫn nhau (2,0 điểm)
- Câu tục ngữ là lời khuyên dạy của ông cha ta về lối sống yêu thương, đoàn
kết, đùm bọc lẫn nhau. Đây cũng là một trong những phẩm chất quý báu của
người dân Việt Nam.
- Trong cuộc sống, mỗi người khơng sống cơ lập một mình mà sống trong

một tập thể, một cộng đồng, vì vậy, sự sẻ chia, đồn kết là vơ cùng cần thiết để
xây dựng một xã hội tốt đẹp.
- Khi một người gặp phải hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn (vật chất, tinh
thần, sức khỏe) thì những người xung quanh cần có sự đồng cảm, giúp đỡ, đùm
bọc để họ có thể cố gắng vượt qua hồn cảnh, nỗi đau. Có như vậy, xã hội mới trở
nên văn minh và ngày càng phát triển.
- “Cho đi là nhận lại”, nếu chúng ta biết đùm bọc, giúp đỡ những người gặp
khó khăn thì khơng chỉ tự ta thấy thoải mái trong lòng mà còn được những người
xung quanh cũng sẽ tin tưởng, quý mến, và tôn trọng. Và chắc chắn trên con
đường đời, nếu không may ta gặp khó khăn thì cũng sẽ có những bàn tay đưa ra
giúp đỡ ta vượt qua tất cả. (Lấy một số dẫn chứng: quyên góp ủng hộ người
nghèo, người dân gặp thiên tai bão lũ, người khuyết tật, trẻ em mồ côi, người
bệnh tật … )
Luận điểm 3: Làm thế nào để rèn luyện lối sống yêu thương, đùm bọc lẫn nhau
(1,0 điểm)
- Rèn luyện đạo đức, phẩm chất, lối sống cao đẹp.
3


- Ln sẵn sàng giúp đỡ những người gặp khó khăn bằng các hành động cụ
thể, nghĩa cử cao đẹp.
- Kêu gọi giúp đỡ những cảnh ngộ khó khăn ở địa phương và trên khắp mọi
miền đất nước.
Luận điểm 4: Mở rộng vấn đề (0,5 điểm)
- Phê phán những người có lối sống ích kỉ, chỉ biết lo cho bản thân mình, vơ
cảm, dửng dưng trước những khó khăn, bất hạnh của người khác.
- Phê phán những người lợi dụng tình thương của mọi người để ỷ lại, lười
biếng, chỉ muốn nhận sự giúp đỡ của người khác mà không biết cố gắng vươn lên.
c. Kết bài: (0,5 điểm)
- Khẳng định lại giá trị của câu tục ngữ: Câu tục ngữ còn nguyên giá trị cho

đến ngày nay, trở thành truyền thống đạo đức quý báu của dân tộc ta.
- Bài học rút ra và liên hệ bản thân: Chúng ta cần phải biết giữ gìn và phát
huy những giá trị truyền thống tốt đẹp này.
* Rút kinh nghiệm:
………………………………………………………………………………………
……...………………………………………………………………..........................
-------------------------------------------------------------------------Tiết 114

Ngày dạy: 7A. …………...

Ngày soạn: 17 - 6 - 2020

7B......................
7C………….......

CHỮA BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ II
A. MỤC TIÊU: Giúp hs:
1. Kiến thức:
- Tự đánh giá được những ưu điểm và nhược điểm trong bài viết của mình
về các: nội dung kiến thức, kĩ năng cơ bản của cả ba phần văn, tiếng Việt, tập làm
văn.
- Ôn và nắm được kĩ năng làm bài kiểm tra tổng hợp theo tinh thần và cách
kiểm tra đánh giá mới.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng làm bài, hệ thống kiến thức
3. Thái độ: Nghiêm túc trong giờ kiểm tra
4


4. Định hướng năng lực
- Năng lực giao tiếp: Nghe, nói, đọc, viết.

- Năng lực hợp tác.
- Năng lực tự học.
- Năng lực học nhóm.
B. CHUẨN BỊ
1 Chuẩn bị của giáo viên:
- Chấm bài, phân loại bài theo thang điểm.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Xem lại đề, xây dựng lại dàn bài.
C. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY
Hoạt động 1: Khởi động:5’
B 1: Giao nhiệm vụ:
- Trong khi làm bài kiểm tra em thường mắc những lỗi nào?
B.2.3: Học sinh suy nghĩ trả lời.
B 4:GV chốt kiến thức dẫn vào bài
Vậy để khắc phục những lỗi thường gặp trong khi làm bài thì bài học hơm
nay cơ sẽ giúp các em tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục .
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức kỹ năng: 35’
Đề bài; Biểu điểm: Ở tiết trước (Tiết 112, 113).
Hoạt động 3: Nhận xét chung
* Ưu điểm:
Câu 1: Phần lớn các em nắm được yêu cầu chung của đề bài biết cách làm
bài;
Câu 2: Nhìn chung các em đều nêu đủ nội dung theo yêu cầu đề bài;
Câu 3: Chỉ ra đúng biện pháp nghệ thuật và nêu được tác dụng của biện
pháp nghệ thuật ấy.
Câu 4: Nêu đúng công dụng của dấu chấm phẩy.
* Nhược điểm
Câu 3: Một số ít em đã nhầm sang nội dung của cả văn bản “Ý nghĩa ăn chương”;
Các câu còn lại: rải rác một số bài bị sai lỗi chính tả; Viết tắt tùy tiện;
5



Một số bài làm còn sơ sài; chữ viết cẩu thả
Hoạt động 4:Chính tả.
- Câu; Cách dùng từ; Đoạn.
Hoạt động 5: Đọc 2 bài khá và 2 bài kém.
Gv nhận xét tổng quát.
* Rút kinh nghiệm:
…………………………………………………………………………………….....
…………………………………………………………………………………….....
---------------------------------------------------------------------------------DUYỆT CỦA TỔ VÀ BAN GIÁM HIỆU
Văn Hải, ngày……tháng …… năm 2020

6



×