Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH đào tạo NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN tại HUYỆN QUẢNG hòa, TỈNH CAO BẰNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.65 MB, 102 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ CẨM BÍCH

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NƠNG THƠN
TẠI HUYỆN QUẢNG HỊA, TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CƠNG

HÀ NỘI, 2021


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ CẨM BÍCH

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NƠNG THƠN
TẠI HUYỆN QUẢNG HỊA, TỈNH CAO BẰNG

Ngành: Chính sách cơng
Mã số: 8340402

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. TRẦN HỒNG HẠNH

HÀ NỘI, 2021



LỜI CAM ĐOAN
Đề tài luận văn “Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động
nông thôn tại huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng” được thực hiện bằng sự cố
gắng nghiên cứu, học hỏi của học viên cùng với sự hướng dẫn nhiệt tình của
PGS.TS. Trần Hồng Hạnh – Người hướng dẫn khoa học. Tôi xin cam đoan
những kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và không trùng lặp với
các đề tài khác trong cùng lĩnh vực. Những thơng tin trích dẫn trong luận văn
đều được ghi rõ nguồn và tác giả.
Tơi xin chịu tồn bộ trách nhiệm về lời cam đoan của mình.
Hà Nội, ngày 20 tháng 3 năm 2021
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Cẩm Bích


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO
TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN......................................... 11
1.1. Một số khái niệm cơ bản .......................................................................... 11
1.2. Chính sách về đào tạo nghề cho lao động nông thôn hiện nay ................ 16
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao
động nơng thơn ................................................................................................ 19
1.4. Quy trình thực hiện chính sách ................................................................ 22
Chương 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO
NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TẠI HUYỆN QUẢNG HÒA,
TỈNH CAO BẰNG ........................................................................................ 28
2.1. Khái quát chung về huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng ........................... 28
2.2. Thực trạng thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nơng thơn tại

huyện Quảng Hịa, tỉnh Cao Bằng .................................................................. 34
Chương 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ KHUYẾN NGHỊ VỀ THỰC
HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NƠNG
THƠN TẠI HUYỆN QUẢNG HỊA, TỈNH CAO BẰNG ........................ 61
3.1. Những vấn đề đặt ra trong quá trình thực thi chính sách ......................... 61
3.2. Quan điểm, định hướng về hồn thiện và nâng cao hiệu quả thực hiện
chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Quảng Hòa, tỉnh
Cao Bằng ......................................................................................................... 67
3.3. Một số khuyến nghị về giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả thực
hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nơng thơn tại huyện Quảng Hòa,
tỉnh Cao Bằng .................................................................................................. 70
KẾT LUẬN .................................................................................................... 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 81


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ASEAN:

Association of South East Asian Nations: Hiệp hội các
Quốc gia Đông Nam Á

GDNN:

Giáo dục nghề nghiệp

GDTX:

Giáo dục thường xuyên


HL:

Hạ Lang

UBND:

Ủy ban nhân dân

SC:

Sơ cấp

TL:

Trà Lĩnh

TK:

Trùng Khánh

TX:

Thường xuyên

QU:

Quảng Uyên


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Tổng hợp chỉ tiêu thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao
động nơng thơn giai đoạn 2016 - 2020 ................................................. 35
Bảng 2.2. Tổng hợp đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn
2015 - 2020 .......................................................................................... 36
Bảng 2.3. Tổng hợp số liệu đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai
đoạn 2016 - 2020................................................................................... 49
Bảng 2.4. Tổng hợp các lớp đào tạo nghề cho lao động nơng thơn của
huyện Phục Hịa giai đoạn 2012 - 2019 ................................................ 50
Bảng 2.5. Tổng hợp các lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn của
huyện Quảng Uyên giai đoạn 2012 - 2020 (năm 2020 là số liệu của
huyện Quảng Hòa) ................................................................................ 51


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất nước ta hiện nay đang trong q trình chuyển đổi từ mơ hình tăng
trưởng kinh tế theo hướng mới, kết hợp có hiệu quả phát triển chiều rộng với
chiều sâu, điều đó đòi hỏi cơ cấu lao động phải được sắp xếp hợp lý, không
ngừng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Sự thay đổi này đòi hỏi phải làm
tốt hơn nữa về cơng tác đào tạo nói chung và cơng tác đào tạo nghề cho lao
động nơng thơn nói riêng, bởi đào tạo nghề cho lao động nơng thơn trong q
trình chuyển đổi và phát triển đất nước đóng một vai trị quan trọng và cấp
thiết để có thể chuyển dịch bộ phận lao động từ nông thôn sang khu vực cơng
nghiệp và dịch vụ, từ đó q trình xây dựng nông thôn mới được thực hiện
hiệu quả hơn.
Ngày 11 tháng 2 năm 2020, Nghị quyết số 897/NQ-UBTVQH14 được Ủy
ban thường vụ Quốc hội thông qua, trên cơ sở sáp nhập tồn bộ 251,67 km² diện
tích tự nhiên và 23625 người của huyện Phục Hịa cũ với tồn bộ 385,73 km² diện
tích tự nhiên và 40.898 người của huyện Quảng Uyên cùng tồn bộ 31,55 km²
diện tích tự nhiên và 2.097 người của xã Quốc Toản, huyện Trà Lĩnh vừa giải thể

để tái lập huyện Quảng Hòa. Sau khi sáp nhập, huyện Quảng Hịa có 19 đơn vị
hành chính cấp xã, bao gồm 3 thị trấn: Hòa Thuận, Quảng Uyên, Tà Lùng và 16
xã: Quảng Hưng, Bế Văn Đàn, Tiên Thành, Cách Linh, Chí Thảo, Cai Bộ, Độc
Lập, Hạnh Phúc, Đại Sơn, Hồng Quang, Phi Hải, Phúc Sen, Mỹ Hưng, Ngọc
Động, Quốc Toản, Tự Do.
Huyện Quảng Hòa sau khi sáp nhập có diện tích 668,95 km2 và dân số năm
2019 là 66.620 người, mật độ dân số là 100 người/km2. Huyện lỵ là thị trấn Quảng
Uyên, cách trung tâm thành phố Cao Bằng 28 km, cách thành phố Hà Nội 286 km
theo Quốc lộ 3. Ngồi ra, huyện có một cửa khẩu quốc tế thông thương với Trung
Quốc là cửa khẩu quốc tế Tà Lùng ở thị trấn Tà Lùng.

1


Theo tinh thần chỉ đạo chung về việc sáp nhập, Trung tâm GDNN –
GDTX Quảng Hòa được sáp nhập từ Trung tâm GDNN – GDTX Quảng
Uyên và Trung tâm GDNN – GDTX Phục Hòa theo Quyết định số 693/QĐUBND ngày 04 tháng 5 năm 2020 của UBND Tỉnh Cao Bằng về việc thành
lập Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên huyện Quảng
Hòa. Ngay sau khi sáp nhập, Trung tâm đã kiện toàn bộ máy và thực hiện
nhiệm vụ theo chức năng, nhiệm vụ.
Thời gian qua, thông qua các chính sách và với sự quan tâm sâu sát của
Đảng và Nhà nước, sự tham gia vào cuộc của tồn bộ hệ thống chính trị và
của nhân dân, đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại Việt Nam nói chung
và đào tạo nghề cho lao động nơng thơn tại huyện Quảng Hịa, tỉnh Cao Bằng
nói riêng đã có nhiều chuyển biến tích cực. Số lượng đào tạo nghề cho lao
động nông thôn được nâng lên, nâng tỉ lệ lao động nơng thơn qua đào tạo lên,
góp phần vào việc xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Qua đào tạo nghề,
chất lượng nguồn lực lao động nông thơn từng bước được cải thiện. Chính
sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn tham gia học nghề đã ban hành và
đi vào cuộc sống người lao động, lĩnh vực lao động việc làm đã có những kết

quả đáng ghi nhận, góp phần tạo thu nhập, đảm bảo an sinh xã hội; chất lượng
lao động, năng suất lao động được nâng cao. Cơ cấu lao động theo các ngành
kinh tế có sự dịch chuyển tích cực; cơ bản giải quyết được việc làm cho người
lao động, góp phần cân đối cung - cầu lao động,… Từ đó, đời sống nhân dân
được nâng cao, diện mạo huyện có nhiều khởi sắc.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận trên thì việc thực hiện
chính sách đào tạo nghề cho lao động nơng thơn tại huyện Quảng Hịa, tỉnh
Cao Bằng còn tồn tại một số hạn chế, như: một số cấp ủy, chính quyền cấp
huyện và cơ sở chưa chủ động trong việc xây dựng kế hoạch, một số ít cán bộ,
đảng viên và nhân dân chưa có nhận thức đúng về công tác đào tạo nghề cho
lao động nông thôn, kết quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn không đồng

2


đều giữa các địa phương, cơ cấu, trình độ đào tạo bất hợp lý, chất lượng việc
làm sau đào tạo cịn thấp. Đặc biệt, hệ thống chính sách hỗ trợ cho lao động
nơng thơn khi tham gia học nghề cịn thiếu các chính sách riêng cho từng đối
tượng, một số chính sách về đào tạo nghề cho lao động nơng thơn đến nay
khơng cịn phù hợp với thực tế tại các địa phương. Nguồn kinh phí dành cho
đào tạo nghề ít, lại giải ngân chậm.
Những hạn chế, bất cập trên đây đã và đang làm ảnh hưởng tới hoạt
động thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nơng thơn ở huyện
Quảng Hịa, tỉnh Cao Bằng trong giai đoạn hiện nay. Nghiên cứu để chỉ ra
những vấn đề đó vừa giúp có cái nhìn hệ thống, tồn diện hơn về cơng tác
này, vừa có thể đề xuất những khuyến nghị, giải pháp thiết thực để hồn thiện
hơn các chính sách và hiệu quả của việc thực hiện chính sách về đào tạo nghề
cho lao động nông thôn.
Với những lý do trên và là một người con sinh ra và gắn bó với mảnh
đất quê hương, hơn trên hết mong muốn tạo bước chuyển về việc thực hiện

chính sách đào tạo nghề cho lao động nơng thơn huyện, từ đó nguồn nhân lực
lao động nông thôn của huyện thực sự tốt về chất lượng, mạnh về số lượng,
cân đối về cơ cấu, đáp ứng tốt yêu cầu phát triển nông nghiệp, nơng thơn của
huyện Quảng Hịa, tỉnh Cao Bằng trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa và hướng đến mục tiêu xây dựng nông thôn mới, huyện Quảng
Hịa trở thành đơ thị loại IV, thị xã trực thuộc tỉnh trong giai đoạn 2020 2025, tôi mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu “Thực hiện chính sách đào tạo
nghề cho lao động nơng thơn tại huyện Quảng Hịa, tỉnh Cao Bằng” để làm
đề tài luận văn thạc sỹ chun ngành Chính sách cơng.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trong quá trình tiếp cận, khai thác và tìm hiểu những tài liệu nghiên cứu
về đào tạo nghề cho lao động nông thôn, tác giả đã tiếp cận được khá nhiều
những cơng trình có liên quan đến đề tài. Tùy vào từng cách tiếp cận khác

3


nhau, trên cả bình diện lý luận và thực tiễn, các tác giả, nhà khoa học đã có
những cách tiếp cận khác nhau về vấn đề này, cụ thể như sau:
- Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thơn đến năm 2020” là Đề án
có quy mơ lớn và mang ý nghĩa tích cực về cơng tác đào tạo nghề cho lao
động nông thôn. Đề án này được Thủ tướng Chính phủ ra quyết định số
1956/QĐ-TTg phê duyệt. Đề án đã góp phần giải quyết việc làm cho lao động
nông thôn, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho nơng thơn và từng bước hồn
thành mục tiêu chương trình quốc gia xây dựng nơng thơn mới. Mục tiêu của Đề
án là đến năm 2020 dạy nghề cho gần 17 triệu lao động nông thôn, nhằm mở ra
nhiều cơ hội việc làm và tạo thu nhập cho lao động nông thôn. Nghiên cứu Đề án
này đã mang đến những hiệu quả tích cực cho việc thực hiện chính sách đào tạo
nghề cho lao động nông thôn.
- Bài viết: “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong thời kỳ hội nhập
quốc tế” của tác giả Nguyễn Tiến Dũng, nguyên là Tổng Cục trưởng Tổng

cục dạy nghề, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, đăng trên website của
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Tác giả đã nêu một số kết quả bước
đầu trong thực hiện công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở nước ta
và đề cập đến một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho lao
động nơng thơn. Bài viết này có hướng đi khá cụ thể cho địa phương miền
núi, biên giới, có cửa khẩu như huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng. Nghiên
cứu bài viết này để có cách tiếp cận và định hướng cho công tác đào tạo nghề
cho giai đoạn tiếp theo phù hợp với thực tiễn địa phương.
- Luận án Tiến sĩ chuyên ngành kinh tế: “Giải quyết việc làm và đảm bảo
đời sống cho người lao động sau khi bị thu hồi đất trong q trình cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Nghệ An” của tác giả Lê Thu Thảo, trường
Đại học Đà Nẵng, năm 2011, tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý luận, phân tích
mối quan hệ giữa vấn đề giải quyết việc làm và đảm bảo đời sống cho những
người lao động bị thu hồi đất trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và

4


đơ thị hóa. Kinh nghiệm giải quyết việc làm, đảm bảo đời sống cho người lao
động bị thu hồi đất của một số địa phương, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm
đối với tỉnh Nghệ An.
- Luận án Tiến sĩ của tác giả Nguyễn Văn Đại, trường Đại học Kinh tế
Quốc dân, năm 2012: “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn vùng Đồng bằng
Sông Hồng trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa” đã đánh giá một
cách khách quan, kĩ lưỡng về thực trạng đào tạo nghề cho lao động nông thôn
vùng Đồng bằng Sông Hồng trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, từ
thực trạng chỉ ra những giải pháp để giải quyết khó khăn và đẩy mạnh hơn
nữa công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
- Luận văn Thạc sỹ thực hiện năm 2015: “Đào tạo nghề cho lao động
nông thôn huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang” của tác giả Phạm Thị Tuyến đã

hệ thống hóa cơ sở lý luận về lao động nông thôn, đào tạo nghề cho lao động
nông thôn; Thực trạng công tác đào tạo nghề cho lao động nơng thơn huyện
Hiệp Hịa và đề xuất các giải pháp để thực hiện tốt hơn công việc này. Tuy
nhiên, trong cơng trình nghiên cứu này tác giả chưa đề cập tới các chủ thể
tham gia vào công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại địa phương.
- Luận văn Thạc sỹ thực hiện năm 2018: “Thực hiện chính sách đào tạo
nghề cho lao động nông thôn từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam” của tác giả Võ
Thanh Tùng đã nêu lên những kết quả đạt được, chỉ ra những tồn tại hạn chế
của chính sách và nêu nguyên nhân của những tồn tại, bất cập trong việc thực
hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại tỉnh Quảng Nam.
- Bài viết của tác giả Nguyễn Hồng Nhung đăng trên tạp chí “Lý luận
chính trị” số 5, năm 2017 “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn - Thực trạng
và giải pháp” đã đánh giá thực trạng đào tạo nghề cho lao động nông thôn,
đặc biệt với góc nhìn của một nhà nghiên cứu, tác giả đánh giá những mơ
hình đào tạo nghề được thí điểm tại một số địa phương ở miền núi (như Lạng
Sơn, Cao Bằng, Gia Lai,…) gắn với vai trị, vị trí của lao động nông thôn,

5


những vấn đề đang đặt ra cho công tác này, từ đó đưa ra bốn nhóm giải pháp
thiết thực để công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn có hướng đi mới,
đạt hiệu quả tích cực trong thời gian tiếp theo.
Như vậy, các cơng trình nghiên cứu nêu trên đã cung cấp những nhận
định rất rõ về vai trị quan trọng của cơng tác đào tạo nghề cho lao động nông
thôn, chỉ ra những vấn đề đang đặt ra của công tác đào tạo nghề cho lao động
nông thơn, đề xuất những đổi mới về tư duy, chính sách đào tạo nghề cho lao
động nông thôn. Đối với huyện Quảng Hịa, tỉnh Cao Bằng cho tới nay, chưa
có đề tài nào nghiên cứu về đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại địa
phương nên đề tài của tác giả đảm bảo tính mới về đối tượng và khơng gian

nghiên cứu. Chính vì vậy, đề tài mong muốn đóng góp những thơng tin, dữ
liệu mới về vấn đề này qua góc nhìn của tác giả trên cơ sở nghiên cứu việc
thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nơng thơn, từ đó đưa ra
những giải pháp, khuyến nghị đối với chính sách về đào tạo nghề cho lao
động nơng thơn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận về thực hiện chính sách đào tạo nghề và đánh giá
thực trạng thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nơng thơn tại
huyện Quảng Hịa, tỉnh Cao Bằng, đề xuất các giải pháp, khuyến nghị để phát
huy hiệu quả việc thực hiện các chính sách đào tạo nghề cho lao động nơng
thơn tại huyện Quảng Hịa, tỉnh Cao Bằng trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về đào tạo nghề; vai trị, mục tiêu
và nội dung thực hiện chính sách về đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
- Đánh giá thực trạng thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động
nơng thơn ở huyện Quảng Hịa, tỉnh Cao Bằng.

6


- Phân tích, đánh giá kết quả đạt được, những tồn tại và hạn chế, những
vấn đề đặt ra trong cơng tác thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động
nơng thơn và vai trị của việc thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động
nơng thơn tại huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng.
- Dự báo nhu cầu lao động qua đào tạo nghề và đề xuất các giải pháp,
khuyến nghị nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao
động nông thôn.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu

Việc thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nơng thơn tại
huyện Quảng Hịa, tỉnh Cao Bằng.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi khơng gian: Huyện Quảng Hịa, tỉnh Cao Bằng
- Phạm vi thời gian: Từ năm 2016 - 2020.
Do thời gian không cho phép mở rộng phạm vi nghiên cứu nên trong đề
tài này, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu việc thực hiện chính sách đào tạo
nghề cho lao động nông thôn theo đề án 1956 của Thủ tướng Chính phủ tại
Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên huyện Quảng
Hòa, tỉnh Cao Bằng.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn sử dụng cách tiếp cận hệ thống những cơ sơ lý luận về kinh tế
học, xã hội học, nhân học và nghiên cứu về chính sách cơng.
Đối với kinh tế học, luận văn tập trung làm rõ q trình diễn ra đối với việc
thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Tiếp cận từ góc độ này
sẽ thấy được q trình phát triển cũng như xu hướng của nền kinh tế, dự báo
được hướng đi tiếp theo của việc thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động
nông thôn.

7


Đối với xã hội học, luận văn tập trung làm rõ những đặc điểm của xã hội,
những điều kiện về xã hội để thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động
nơng thơn. Tiếp cận từ góc độ này cho phép nhận diện và đánh giá vai trò của
các nhân tố quan trọng trong xã hội trong quá trình thực thi chính sách, từ đó có
cái nhìn tồn diện cũng như khái quát được các vấn đề đang đặt ra đối với đào
tạo nghề và thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
Trên cơ sở tiếp cận về nhân học, tác giả nhìn vấn đề theo hướng đa chiều

với sự ý thức về các yếu tố về chính sách và pháp luật của Nhà nước đối với đào
tạo nghề, các vấn đề về kinh tế, xã hội của địa phương. Từ cách tiếp cận này
cũng chỉ rõ các phương pháp sẽ nghiên cứu mà tác giả đề cập ở phía dưới đây.
Đây là một vấn đề nghiên cứu về chính sách cơng nên tác giả cũng sử dụng
những nghiên cứu từ cách tiếp cận của ngành chính sách cơng. Trong luận văn
có sử dụng những khái niệm về chính sách cơng cũng như đề cập đến quy trình
thực hiện chính sách cơng, từ đó chỉ ra các tiêu chí để đánh giá hiệu quả của
chính sách, đây cũng là cơ sở để tác giả đề xuất những khuyến nghị về việc thực
hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở huyện Quảng Hòa, tỉnh
Cao Bằng.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, đã có một số phương pháp dưới đây được sử
dụng. Cụ thể như sau:
- Phương pháp thu thập và phân tích số liệu: tác giả tiến hành thu thập số
liệu bằng cách: Tìm đọc, tổng hợp số liệu; Khảo sát, phỏng vấn cán bộ thực
hiện chính sách và lao động nơng thơn. Nghiên cứu tư liệu sẵn có, như các
văn bản pháp luật, các chính sách liên qua đến đào tạo nghề cho lao động
nông thôn, các báo cáo của địa phương, đơn vị, luận văn, internet,… và so
sánh số liệu tìm được.
- Phương pháp nghiên cứu định tính: Luận văn sử dụng các phương pháp
của xã hội học và nhân học, bao gồm khảo sát thực địa và phỏng vấn sâu để

8


nghiên cứu vấn đề. Tác giả chọn khảo sát một số địa phương để tìm hiểu
những vấn đề liên quan đến đề tài như việc thực hiện chính sách đào tạo nghề
tại xã Đại Sơn, xã Tiên Thành,... để khảo sát. Tác giả cũng thực hiện 03 cuộc
phỏng vấn sâu đối với cán bộ thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động
nơng thơn, cán bộ của Phịng Lao động – Thương binh và xã hội huyện, cán

bộ của xã Đại Sơn về thực trạng công tác đào tạo nghề cho lao động nơng
thơn ở huyện Quảng Hịa, tỉnh Cao Bằng hiện nay, những điều chỉnh về chính
sách để giải quyết những khó khăn hiện tồn của cơng tác đào tạo nghề tại địa
phương; Phỏng vấn cán bộ của Trung tâm GDNN - GDTX huyện về những
lưu ý trong thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nơng thơn tại
huyện Quảng Hịa, tỉnh Cao Bằng dưới góc độ giáo viên đào tạo nghề và
người trực tiếp thực hiện chính sách. Ngồi ra, phỏng vấn 03 lao động nơng
thơn (01 lao động nơng thơn, giới tính nam, 28 tuổi tại xóm Lũng Chỉa, thị
trấn Hịa Thuận; 01 lao động nơng thơn, giới tính nữ, 40 tuổi, tại xóm Bản
Mới, xã Đại Sơn; 01 lao động nông thôn, giới tính nam, 59 tuổi tại xóm Bản
Giuồng, xã Tiên Thành) về sự tác động của các chính sách đối với việc học
nghề và sau học nghề, đánh giá hiệu quả của việc học nghề, những khó khăn,
mong muốn và hướng đi tiếp theo của lao động nơng thơn trong tình hình hiện
nay, bởi họ là người hưởng lợi từ các chương trình đào tạo nhưng cũng chính
họ đánh giá khách quan nhất chất lượng và hiệu quả đào tạo. Từ đây, tác giả
có cái nhìn nhiều chiều để đánh giá việc thực hiện chính sách, từ đó khách
quan hơn khi đề xuất các giải pháp, khuyến nghị về thực hiện chính sách đào
tạo nghề cho lao động nơng thơn.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Trên cơ sở khảo cứu, vận dụng lý thuyết khoa học ngành Chính sách
cơng để làm rõ thực tiễn thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nơng
thơn.

9


Luận văn cung cấp những nghiên cứu, tư liệu và kết quả khảo sát thực tế
việc thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn
huyện Quảng Hịa, tỉnh Cao Bằng, qua đó góp phần làm phong phú hệ thống

cơ sở lý luận về Khoa học chính sách nói chung và chính sách đào tạo nghề
cho lao động nơng thơn nói riêng.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Thông qua thực tiễn, luận văn chỉ ra thực trạng của việc thực hiện chính
sách đào tạo nghề cho lao động nơng thơn ở huyện Quảng Hịa, tỉnh Cao
Bằng, những thuận lợi, khó khăn hay hạn chế, vướng mắc trong việc thực thi
chính sách này. Luận văn đóng góp một cách nhìn từ phương diện chính sách
cơng về chính sách và thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông
thôn hiện nay.
Kết quả nghiên cứu của luận văn này sẽ là tư liệu tham khảo cho các cơ
quan hữu quan, các nhà khoa học và bạn đọc nói chung. Từ đó, góp phần
hồn thiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nơng thơn ở huyện Quảng
Hịa, tỉnh Cao Bằng nói riêng và ở Việt Nam nói chung một cách có hiệu quả.
7. Kết cấu của luận văn
Ngồi phần Mở đầu, Kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn
được cấu trúc thành 3 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động
nơng thơn tại huyện Quảng Hịa, tỉnh Cao Bằng
Chương 3: Một số vấn đề đặt ra và khuyến nghị về chính sách đào tạo
nghề cho lao động nông thôn tại huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng

10


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NGHỀ
CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Chính sách và chính sách cơng

- Chính sách
Trong các ngành khoa học, khoa học chính sách ra đời muộn hơn các
ngành khoa học khác, từ khi ra đời, khoa học chính sách chỉ thực sự phát triển
rộng rãi sau những năm 1950 và được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Tác
giả Vũ Cao Đàm cho rằng, “Chính sách là tập hợp các biện pháp được thể
chế hóa của một chủ thể quản lý tác động vào đối tượng quản lý nhằm thúc
đẩy đối tượng quản lý thực hiện mục tiêu mà chủ thể quản lý vạch ra trong
chiến lược phát triển của một hệ thống xã hội” [14, tr.29].
Theo Từ điển tiếng Việt: “Chính sách là những chuẩn tắc cụ thể để thực
hiện đường lối, nhiệm vụ. Chính sách được thực hiện trong một thời gian nhất
định, trên những lĩnh vực cụ thể nào đó. Bản chất, nội dung và phương hướng
của chính sách tùy thuộc vào tính chất của đường lối, nhiệm vụ chính trị, kinh
tế, văn hóa” [37, tr.19]
Sự quan tâm của chủ thể với những vấn đề nảy sinh trong quá trình quản
lý được thể hiện ở chính sách. Chính sách có bản chất thuộc về lĩnh vực chính
trị, q trình ra quyết định chính sách là một q trình mang bản chất chính
trị. Vì vậy, có thể hiểu: Chính sách là chuỗi hành động mang tính quyền lực
của nhà nước nhằm mục tiêu giải quyết những vấn đề thực tiễn, thúc đẩy các
giá trị ưu tiên.
- Chính sách cơng
Từ khi ra đời cho đến nay, thuật ngữ “chính sách cơng” đã được sử dụng
rộng rãi, có nhiều cách hiểu khác nhau. Theo tác giả Nguyễn Hữu Hải: “Chính

11


sách cơng là kết quả ý chí chính trị của nhà nước được thể hiện bằng một tập
hợp các quyết định có liên quan với nhau, bao hàm trong đó định hướng mục
tiêu và cách thức giải quyết những vấn đề công trong xã hội” ” [21, tr.51].
Tác giả Nguyễn Khắc Bình cho rằng: “Chính sách cơng là hoạt động mà

chính phủ chọn thực hiện hoặc khơng thực hiện để điều hòa các xung đột trong xã
hội nhằm thúc đẩy xã hội phát triển theo định hướng nhất định” [8, tr.13].
Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng khái niệm chính sách cơng
của tác giả Nguyễn Khắc Bình.
Chính sách nói chung và chính sách cơng nói riêng đều được thể hiện
bằng các văn bản quy phạm pháp luật, đòi hỏi sự chấp hành và tuân thủ của
mọi người. Sự ra đời của chính sách cơng đã góp phần củng cố niềm tin của
người dân vào Nhà nước và giúp định hướng cho các chủ thể trong xã hội đạt
được mục tiêu cơng bằng, phát triển ổn định và có hiệu quả tích cực.
1.1.2. Thực hiện chính sách cơng
William Jenkin cho rằng: "Chính sách cơng là một tập hợp các quyết định
có liên quan lẫn nhau của một nhà chính trị hay một nhóm nhà chính trị gắn
liền với việc lựa chọn các mục tiêu và các giải pháp để đạt được các mục tiêu
đó" [20, tr.06].
Như vậy, có thể hiểu thực hiện chính sách cơng là bằng những việc làm
hoặc hành động cụ thể thông qua tập hợp các quyết định để định hướng mục
tiêu và cách thức giải quyết những vấn đề công trong xã hội.
1.1.3. Nghề và nghề nghiệp
- Nghề: Nghề là một hình thức phân cơng lao động, địi hỏi kiến thức lý
thuyết tổng hợp và thói quen thực hành để hồn thành những cơng việc nhất
định, như nghề nông, nghề lái xe, nghề xây dựng...
- “Nghề nghiệp là một lĩnh vực hoạt động lao động mà trong đó, nhờ
được đào tạo, con người có được những tri thức, những kỹ năng để làm ra

12


các loại sản phẩm vật chất hay tinh thần nào đó, đáp ứng được những nhu
cầu của xã hội" [38, tr.01].
Như vậy, nghề là một lĩnh vực hoạt động lao động mà trong lĩnh vực đó,

nhờ được đào tạo, con người có được tri thức, kỹ năng để làm ra các loại sản
phẩm vật chất hay tinh thần, đáp ứng được những nhu cầu của xã hội. Còn nghề
nghiệp trong xã hội khơng phải là một cái gì đó cố định và cứng nhắc. Nghề
nghiệp giống như một cơ thể sống, có sinh thành, có phát triển và tiêu vong.
1.1.4. Đào tạo và đào tạo nghề
Khái niệm đào tạo thường đi với giáo dục, thành cặp đôi giáo dục và
đào tạo. Theo “Từ điển Tiếng Việt”: Đào tạo là làm cho trở thành người có
năng lực, có khả năng làm việc theo những tiêu chuẩn nhất định.
Theo Luật số: 74/2014/QH13 - Luật giáo dục nghề nghiệp: “Đào tạo nghề
là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp
cần thiết cho người học để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi
hồn thành khóa học hoặc để nâng cao trình độ nghề nghiệp” [38, tr.01].
Như vậy, đào tạo nghề là quá trình trang bị kiến thức về trình độ
chuyên môn, nghiệp vụ nhất định cho người lao động, từ việc học nghề, biết
nghề, họ có thể đảm nhận một cơng việc nhất định. Hay nói cách khác đó là
những hoạt động giúp người học có được những kiến thức về lý thuyết, về kỹ
năng thực hành nghề nào đó, sau thời gian nhất định người học có thể đạt
được trình độ tự hành nghề và tìm việc làm hoặc tiếp tục học tập, từ đó nâng
cao tay nghề theo những chuẩn mực, quy định mới.
1.1.5. Nông thôn và lao động nơng thơn
Có nhiều cách hiểu khác nhau về nơng thơn, nó phụ thuộc vào từng thời kì
lịch sử và quá trình phát triển của mỗi quốc gia. Ở những nước đang phát triển,
việc phân biệt nông thôn với đô thị chưa thể tách bạch rõ ràng, ở một số khu vực
nơng thơn phát triển, q trình đơ thị hóa diễn ra nhanh chóng nhưng vẫn cịn sự
xen lẫn về đất đai, địa bàn dân cư và các hoạt động về kinh tế, xã hội.

13


Theo “Từ điển Tiếng Việt”:

- Nông thôn: Là danh từ để chỉ những vùng đất mà ở đó, người dân
sinh sống chủ yếu bằng nông nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam.
Như vậy, nông thôn được hiểu là phần lãnh thổ không thuộc nội thành,
nội thị các tỉnh, thị xã, thị trấn và được cấp hành chính cơ sở là UBND xã
quản lý.
- Lao động: Là những người trong độ tuổi lao động, đang tham gia các
hoạt động trong đời sống xã hội trực tiếp hay gián tiếp làm ra của cải vật chất
cho xã hội.
Có thể hiểu, lao động được hiểu là một bộ phận dân số trong độ tuổi
quy định (15 tuổi đến 55 tuổi đối với nữ, 15 tuổi đến 60 tuổi đối với nam),
trong thực tế có tham gia lao động và những người chưa có việc làm đang tích
cực tìm kiếm việc làm.
Theo tác giả thì khái niệm “Lao động nông thôn” định nghĩa như sau:
Lao động nông thôn là những người trong độ tuổi hoặc những người đã hết
tuổi lao động nhưng còn sức khoẻ, tiếp tục làm việc được, sinh sống trong các
khu vực nơng thơn, nghề chính của họ là làm nơng nghiệp. Lao động nơng
thơn gồm những người trong gia đình có đất nông nghiệp để canh tác hoặc
một phần đất nông nghiệp để canh tác và đây là nguồn thu nhập chính của
người lao động nơng thơn.
1.1.6. Đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Đào tạo nghề cho lao động nông thơn có tầm quan trọng đặc biệt bởi vấn
đề này vừa có tính xã hội cao cả, vừa có tính nhân văn. Đào tạo nghề cho lao
động nông thôn là một trong những giải pháp quan trọng, đột phá của chiến
lược phát triển kinh tế, xã hội, mục đích đào tạo nguồn nhân lực, phát triển
đội ngũ lao động kỹ thuật trực tiếp, phục vụ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước; góp phần đảm bảo an ninh xã hội.
Trong luận văn này, đào tạo nghề cho lao động nông thơn có thể được

14



hiểu như sau: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là hoạt động dạy và học
nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho những
người trong độ tuổi hoặc những người đã hết tuổi lao động nhưng còn sức
khoẻ, tiếp tục làm việc được, sinh sống trong các khu vực nông thôn, để có
thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hồn thành khóa học hoặc
để nâng cao trình độ nghề nghiệp.
1.1.7. Chính sách đào tạo nghề
Nhà nước có chính sách khuyến khích những người sử dụng lao động có
đủ điều kiện đào tạo nghề nghiệp, phát triển kỹ năng nghề cho những người
lao động đang làm việc cho mình và những người lao động khác trong xã hội
thơng qua hoạt động đào tạo nghề.
Chính sách đào tạo nghề có thể được hiểu là tập hợp các biện pháp được
thể chế hóa của chủ thể quản lý tác động vào đối tượng quản lý, nhằm thúc
đẩy đối tượng quản lý thực hiện mục tiêu mà chủ thể quản lý đã vạch ra trong
chiến lược phát triển của một hệ thống xã hội thông qua hoạt động dạy và học
nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học để
họ có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành xong khóa
học hoặc để nâng cao trình độ nghề nghiệp của mình theo những chuẩn mực,
quy định mới.
1.1.8. Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nơng thôn
Theo “Từ điển tiếng Việt”: Thực hiện là làm cho trở thành sự thật bằng
những việc làm hoặc hành động cụ thể.
Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn là bằng
những biện pháp được thể chế hóa tác động vào đối tượng quản lý nhằm thực
hiện mục tiêu mà chủ thể quản lý đã đặt ra thông qua các hoạt động dạy và
học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người
trong độ tuổi hoặc người đã hết tuổi lao động nhưng còn sức khoẻ và tiếp tục
làm việc được, sinh sống trong các khu vực nơng thơn, từ đó có thể tìm được


15


việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi đã hồn thành khóa học hoặc để nâng
cao trình độ nghề nghiệp.
1.2. Chính sách về đào tạo nghề cho lao động nơng thơn hiện nay
1.2.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề đào tạo nghề cho lao động
nông thôn
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh,
Người ln coi trọng sự nghiệp giáo dục & đào tạo. Người khẳng định nhân
dân ta quen với truyền thống canh tác, sản xuất cũ nên phải thay đổi, phải học.
Nên lực lượng tri thức phải dạy nghề cho bà con nhân dân, đồng thời dạy
nghề phải gắn với việc làm để có thu nhập ổn định, tránh việc đào tạo tràn lan,
không thiết thực, chỉ nên dạy nghề khi người lao động thực sự có nhu cầu.
Sau cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, nước ta đã trở thành
một nước độc lập, chính quyền cách mạng non trẻ của nước ta ra đời trong thế
“ngàn cân treo sợi tóc”. Chủ tịch Hồ Chí Minh với cương vị là người đứng đầu
Chính phủ cách mạng lâm thời, Người nhận thấy, dốt là một loại "giặc", mà lúc
đó, có tới hơn 90% dân số nước ta mù chữ. Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt giặc dốt
bên cạnh giặc đói, giặc ngoại xâm, cho thấy Người đề cao vai trò của việc khắc
phục nạn dốt, nâng cao dân trí: "Dốt nát cũng là kẻ địch. Địch dốt nát tấn công ta
về tinh thần, cũng như địch thực dân tấn công ta bằng vũ lực.” [36, tr.397].
Trong "Lời kêu gọi thi đua ái quốc", Bác Hồ đã từng nói: Trong cuộc
vận động thi đua phải tránh xu hướng "bàn giấy" và "cơng chức hố". Đặc
biệt, Người chỉ rõ, thi đua phải trường kỳ, sát với hoàn cảnh, với địa phương,
cần phải nâng cao trình độ chun mơn, kỹ thuật, để đạt hiệu quả thiết thực.
Như vậy, trong quá trình lãnh đạo Đảng, lãnh đạo cách mạng, phát triển
đất nước, chủ tịch Hồ Chí Minh ln quan tâm, nhắc nhở Đảng và Nhà nước
cùng các tổ chức chính trị - xã hội về công tác đào tạo nghề cho bà con nhân
dân, nâng cao trình độ chun mơn, từ đó phát triển kinh tế, xã hội địa

phương. Chính vì vậy, những tư tưởng của Người về đào tạo nghề cho lao

16


động nông thôn trong phát triển đất nước cần được quán triệt một cách sâu sắc
và toàn diện, nhằm giúp cho mọi người có nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trị
của cơng tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đặc biệt là trong giai đoạn
hiện nay.
1.2.2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về đào tạo nghề cho lao
động nơng thơn
Từ Đại hội Đảng tồn quốc lần thứ IX đến nay, Đảng ta luôn xác định
đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện
đại. Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra một số văn bản chỉ đạo đối với công tác
đào tạo nghề đặc biệt là đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Cụ thể :
- Chỉ thị số 19-CT/TW ngày 05 tháng 11 năm 2012 của Ban Bí thư
Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dạy
nghề cho lao động nông thôn;
- Quyết định số 1956/2009/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án: "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn
đến năm 2020". Quyết định này đã thể hiện rõ quan điểm của Đảng và Nhà
nước ta: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là sự nghiệp của Đảng, Nhà
nước, của các cấp, các ngành và xã hội nhằm nâng cao chất lượng lao động
nông thôn, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng
thơn;
- Quyết định 918/QĐ-UBND ngày 27/05/2011 của UBND tỉnh Cao
Bằng về việc Phê duyệt đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến
năm 2020”.
Quan điểm của Đảng về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn
được thể hiện qua các văn kiện, nghị quyết, chỉ thị của Đảng thể hiện quá

trình phát triển về mặt nhận thức của Đảng ta về công tác đào tạo nghề cho
lao động nông thơn, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu “dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

17


1.2.3. Chính sách về đào tạo nghề cho lao động nông thôn của Nhà
nước ta hiện nay
Kế thừa những quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước như trên,
đào tạo nghề cho lao động nơng thơn hiện nay có các chính sách cụ thể đang
được thực hiện như sau:
Quyết định số 1956/2009/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt đề án: "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến
năm 2020";
Quyết định 918/QĐ-UBND ngày 27/05/2011 của UBND tỉnh Cao Bằng
về việc Phê duyệt đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm
2020”;
Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28 tháng 9 năm 2015 của Thủ
tướng Chính phủ “Quy định chính sách hỗ trợ đào tạo sơ cấp, đào tạo dưới 3
tháng”;
Thông tư số 43/2017/TT-BTC ngày 12 tháng 5 năm 2017 của Bộ Tài
Chính Quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện chương
trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020;
Quyết định số 578/QĐ-UBND ngày 21 tháng 5 năm 2018 của Ủy ban
Nhân dân tỉnh Cao Bằng về việc ban hành danh mục nghề đào tạo và mức chi
phí đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo thường xuyên;
Quyết định số 1112/QĐ-UBND ngày 30 tháng 6 năm 2020 của Ủy ban
Nhân dân tỉnh Cao Bằng về việc ban hành danh mục nghề đào tạo và mức chi
phí đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo thường xuyên trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.

Trên đây là các chính sách về đào tạo nghề cho lao động nông thôn của
nước ta hiện nay mà tại huyện Quảng Hịa đang thực hiện. Các chính sách
trên đã góp phần thúc đẩy việc đào tạo nghề cho lao động nơng thơn tại đây,
từ đó chuyển giao kỹ năng, công nghệ cho lao động nông thôn, giúp lao động

18


nông thôn vững vàng hơn trong lao động sản xuất, thúc đẩy phát triển kinh tế,
xã hội tại địa phương.
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách đào tạo
nghề cho lao động nông thôn
Để đi sâu tìm hiểu việc thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động
nơng thơn, thiết nghĩ cần tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến công việc này.
Qua nghiên cứu, phân tích các nguồn tài liệu thu thập được, tác giả nhận diện
được các yếu tố tham gia và có vai trị quan trọng trong thực hiện chính sách
đào tạo nghề cho lao động nông thôn như sau:
1.3.1. Yếu tố chủ thể chính trị
Đất nước Việt Nam ta do Đảng Cộng sản lãnh đạo theo nguyên tắc tập
trung dân chủ. Hệ thống chính trị nước ta bao gồm Đảng Cộng sản Việt Nam,
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các tổ chức như Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam,
Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, Đoàn
Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ chức chính trị - xã hội hợp pháp
khác. Đây là một thể thống nhất, có tính gắn kết cao và bền vững. Ảnh hưởng
của hệ thống chính trị này đến những quyết sách của đất nước rất lớn.
Trong thực tiễn của nước ta, yếu tố này tác động vào việc đào tạo nghề
cho lao động nông thôn thông qua việc xây dựng và ban hành chính sách, yếu
tố này cịn tác động vào việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn thông qua
việc ban hành chính sách và việc giám sát q trình thực hiện chính sách,

bằng cách đưa dự thảo chính sách để lấy ý kiến chung, họp bàn, thương thảo
dưới các kỳ họp của Quốc hội, các chính sách có thể mang tính khả thi cao
hơn và dần đi sâu vào cuộc sống, từ đó giải quyết các vấn đề nảy sinh trong
q trình thực thi chính sách một cách hiệu quả.
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là chiến lược quan trọng trong phát
triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Để làm được điều đó thì vai trị

19


×