Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Khóa luận Đánh giá thực trạng chất lượng nước thải Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 66 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

ĐÀM THỊ THÙY LINH
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC THẢI
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BẮC KẠN

NHẬT KÝ THỰC TẬP

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chun ngành

: Khoa học mơi trường

Khoa

: Mơi trường

Khóa học

: 2015 - 2019

Thái Nguyên, năm 2019


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

ĐÀM THỊ THÙY LINH
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC THẢI
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BẮC KẠN

NHẬT KÝ THỰC TẬP
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chun ngành

: Khoa học mơi trường

Lớp

: K47 - KHMT

Khoa

: Mơi trường

Khóa học

: 2015 - 2019

Giảng viên hướng dẫn : TS. Trần Hải Đăng


Thái Nguyên, năm 2019


i

LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là nội dung quan trọng đối với mỗi sinh viên trước lúc
ra trường. Giai đoạn này vừa giúp cho sinh viên kiểm tra, hệ thống lại những
kiến thức, lý thuyết và làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, cũng như
vận dụng những kiến thức đó vào thực tiễn.
Để đạt được mục tiêu đó, đồng thời đáp ứng được những nhu cầu khắt khe
của nhà tuyển dụng sau khi ra trường. Được sự nhất trí của nhà trường và ban
chủ nhiệm khoa Mơi trường, em đã tiến hành thực tập tốt nghiệp với tên đề tài
“Đánh giá thực trạng chất lượng nước thải bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc
Kạn”.
Hồn thành bài khóa luận này, trước hết em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu
sắc tới thầy giáo - TS. Trần Hải Đăng, người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ
em trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Nhân dịp này em xin bày tỏ lịng biết ơn tới các thầy cơ giáo khoa Môi
trường, Ban lãnh đạo và các anh chị trong Cơng ty TNHH Thái Bắc.
Trong suốt q trình thực tập, mặc dù em đã hết sức cố gắng nhưng do
thời gian thực tập, kinh nghiệm cũng như trình độ của bản thân cịn hạn chế nên
bản khóa luận này khơng tránh khỏi những khiếm khuyết và thiếu sót. Vậy em
rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy cơ giáo và tồn thể các bạn
để bài khóa luận này được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!.
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019
Sinh viên


Đàm Thị Thùy Linh


ii

MỤC LỤC
PHẦN 1. MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1.1Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu của đề tài .......................................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu tổng quát....................................................................................... 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................ 2
1.3 Ý nghĩa của đề tài ............................................................................................ 2
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học........................................... 2
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn................................................................................ 2
PHẦN 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU............................................................ 4
2.1. Cơ sở khoa học ............................................................................................... 4
2.2. Cơ sở pháp lý.................................................................................................. 6
2.3. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................... 8
2.3.1. Hiện trạng nước thải bệnh viện trên thế giới .............................................. 8
2.3.2. Hiện trạng nước thải bệnh viện tại Việt Nam ............................................. 9
2.3.3. Hiện trạng nước thải bệnh viện trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn ....................... 13
2.4. Nguồn gốc phát sinh, thành phần, tính chất nước thải bệnh viện ................ 16
2.4.1. Nguồn gốc phát sinh nước thải bệnh viện ................................................. 16
2.4.2. Thành phần, tính chất tác động của nước thải bệnh viện .......................... 17
2.5. Một số công nghệ xử lý nước thải bệnh viện được áp dụng tại Việt Nam .. 23
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................... 26
3.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu............................................... 26
3.2. Nội dung nghiên cứu .................................................................................... 26
3.3. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 26

3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp ....................................................... 26
3.3.2. Phương pháp lấy mẫu ............................................................................... 26


iii

3.3.3. Phương pháp phân tích .............................................................................. 28
3.3.4. Phương pháp liệt kê, tổng hợp, so sánh .................................................... 28
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................... 29
4.1. Tổng quan về bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn ........................................... 29
4.1.1. Giới thiệu về Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn......................................... 29
4.1.2 Thực trạng và biện pháp quản lý các chất thải của bệnh viện
Đa khoa tỉnh Bắc Kạn ........................................................................................... 32
4.2.Tình hình sử dụng nước của bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn ..................... 38
4.2.1.Nguồn nước sử dụng .................................................................................... 38
4.2.2. Nhu cầu sử dụng nước ................................................................................. 39
4.2.3. Nhu cầu xả nước thải ................................................................................... 39
4.3. Đánh giá thực trạng nước thải của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn ......... 41
4.3.1. Hệ thống và quy trình công nghệ xử lý nước thải của Bệnh viện
Đa khoa tỉnh Bắc Kạn. ........................................................................................ 41
4.3.2. Kết quả phân tích chất lượng nước thải của bệnh viện
Đa khoa tỉnh Bắc Kạn ......................................................................................... 48
4.4. Đề xuất các biện pháp nâng cao khả năng quản lý nước thải bệnh viện ..... 51
4.4.1. Phương pháp quản lý nước thải ................................................................ 51
4.4.2. Phương pháp quy hoạch quản lý ............................................................... 52
4.4.3. Biện pháp phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố ................................... 52
4.4.4. Nâng cao nhận thức về công tác bảo vệ môi trường ................................. 53
4.4.5. Phương pháp giáo dục – truyền thông ...................................................... 53
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................... 55
5.1. Kết luận ........................................................................................................ 55

5.2. Đề nghị ......................................................................................................... 56


iv

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Hệ thống xử lý nước thải của bệnh viện ............................................. 13
Bảng 2.2. Thành phần nước thải bệnh viện......................................................... 18
Bảng 2.3: Một số các công nghệ xử lý nước thải hiện đang áp dụng trong bệnh
viện tại Việt Nam ................................................................................................ 24
Bảng 2.4: Số bệnh viện có hệ thống Xử lý nước thải và .................................... 25
các nhóm cơng nghệ đã áp dụng ......................................................................... 25
Bảng 3.1: Vị trí đo đạc, lấy mẫu chất lượng môi trường nước ........................... 27
Bảng 3. 2: Phương pháp phân tích mẫu nước ..................................................... 28
Bảng 4. 1: Quy mô một số khoa của Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn .............. 30
Bảng 4. 2: Các quy định hành chính ................................................................... 32
Bảng 4. 3: Thành phần rác thải sinh hoạt thông thường của Bênh viện ............. 33
Bảng 4. 4: Thành phần rác thải y tế .................................................................... 33
Bảng 4. 5: Khối lượng và phương pháp xử lý chất thải rắn ................................ 35
Bảng 4.6: Tọa độ vị trí xả nước thải vào khe Phiêng Vỉnh ................................. 40
Bảng 4. 7: Kết quả phân tích chất lượng nước thải Bệnh viện ........................... 48
Bảng 4. 8: Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước mặt.................................. 50


v

DANH MỤC HÌNH
Hình 4. 1:Sơ đồ tổ chức bệnh viện ...................................................................... 29
Hình 4.2 :Sơ đồ bộ máy tổ chức của bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn .............. 31
Hình 4. 3: Sơ đồ phân loại và thu gom chất thải rắn tại Bệnh viện .................... 34

Hình 4. 4: Sơ đồ cơng nghệ xử lý nước thải ....................................................... 38
Hình 4. 5: Sơ đồ thu gom hệ thống nước thải bệnh viện .................................... 42
Hình 4. 6: Sơ đồ nguyên lý hệ thống xử lý nước thải bệnh viện ........................ 44
Hình 4.7: Biểu đồ thể hiện kết quả phân tích nước thải trước và sau hệ thống
xử lý của bệnh viện Đa Khoa tỉnh Bắc Kạn ..................................................... 49
Hình 4.8: Biểu đồ thể hiện kết quả phân tích chất lượng nước mặt của bệnh viện
Đa Khoa tỉnh Bắc Kạn ........................................................................................ 51


vi

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
BOD
: Nhu cầu oxi sinh học
BVMT

: Bảo vệ môi trường

COD

: Nhu cầu oxi hóa học

DO

: Hàm lượng oxy hịa tan trong nước

QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam


SS

: Chất rắn lơ lửng

TC

: Tiêu chuẩn

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

TSS

: Tổng các chất rắn lơ lửng


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, phát triển bền vững là xu hướng phát triển chủ đạo của các
nước trên thế giới. Đó là sự phát triển mạnh mẽ, liên tục của nền kinh tế, đồng
thời với việc lành mạnh hoá xã hội và bảo vệ môi trường. Ở nước ta, Đảng và
nhà nước sớm nhận rõ tầm quan trọng và mối quan hệ gắn kết giữa phát triển
kinh tế và bảo vệ môi trường, đặc biệt trong thời kỳ cơng nghiệp hố và hiện đại
hố đất nước. Với sự tăng về dân số cùng với sự phát triển của các khu đơ thị thì
việc phát triển về vấn đề giáo dục, kinh tế - văn hóa - xã hội đặc biệt là phát
triển y tế nhằm đảm bảo sức khoẻ cho nguồn lực lao động được coi là vấn đề

quan trọng và cấp thiết. Theo tổng cục thống kê Việt Nam tính đến năm 2011,
Việt Nam có 13.506 cơ sở khám, chữa bệnh trong đó có 1.040 bệnh viện, 620
phịng khám đa khoa khu vực, 59 bệnh viện điều dưỡng và phục hồi chức năng,
11.047 trạm y tế xã, phường, 710 trạm y tế cơ quan, xí nghiệp và 30 cơ sở khác.
Hoạt động của bệnh viện ngoài mang lại phúc lợi cho xã hội và con người thì
trong quá trình hoạt động cũng gây các tác động tiêu cực tới môi trường đặc biệt
là ô nhiễm do nước thải y tế gây ra. Đáng lo ngại là cả nước hiện có tới 56% số
bệnh viện chưa có hệ thống xử lý nước thải và 70% hệ thống xử lý nước thải
hiện có khơng đạt tiêu chuẩn. Với tính chất độc hại, nước thải bệnh viện có sự
lan truyền rất mạnh các vi khuẩn gây bệnh nhất là nước thải được thải ra từ các
phòng khoa, bệnh viện lây nhiễm. Ngoài ra, các chất kháng sinh và thuốc sát
trùng xuất hiện cùng với dòng nước thải sẽ tiêu diệt các vi khuẩn có lợi và có hại
gây ra sự phá vỡ hệ cân bằng sinh thái trong hệ các vi khuẩn tự nhiên của môi
trường nước thải, làm mất khả năng xử lý nước thải của vi sinh vật, nếu khơng
quản lý tốt có thể gây ra những nguy cơ đáng kể cho con người và môi trường.


2

Xuất phát từ thực trạng trên, được sự nhất trí của Ban chủ nhiệm khoa
Môi trường, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và sự hướng dẫn trực tiếp
của thầy giáo Tiến sĩ Trần Hải Đăng , em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh
giá thực trạng chất lượng nước thải Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn”
Với mục tiêu xem xét chất lượng nước thải, và đưa ra những giải pháp
quản lý, các biện pháp xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường nước thông qua đó
từng bước nâng cao chất lượng mơi trường, góp phần phát triển kinh tế - xã hội
và môi trường bền vững.
1.2. Mục tiêu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá thực trạng chất lượng nước thải Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn.

1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu một số thơng tin về bệnh viện Đa Khoa tỉnh Bắc Kạn.
- Xác định tình hình sử dụng nước của Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Bắc Kạn.
- Đánh giá thực trạng nước thải Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Bắc Kạn.
- Đề ra một số giải pháp giảm thiểu ô nhiễm nước thải bệnh viện.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Vận dụng và phát huy những kiến thức đã học tập vào nghiên cứu.
- Nâng cao kiến thức, kĩ năng và rút ra những kinh nghiệm thực tế phục
vụ cho công tác nghiên cứu sau này.
- Tạo cho sinh viên cơ hội vận dụng lý thuyết vào thực tế.
- Nâng cao khả năng tự học tập, nghiên cứu và tìm tài liệu.
- Là nguồn tài liệu cho học tập và nghiên cứu khoa học.
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
- Đánh giá được lượng nước thải phát sinh, tình hình thu gom và xử lý
nước thải Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn.


3

- Cảnh báo nguy cơ ô nhiễm nước thải y tế nếu không được thu gom và
xử lý theo quy định.
Đề xuất một số biện pháp khả thi giúp cho công tác thu gom và xử lý
nước thải y tế một cách phù hợp và khoa học với điều kiện của Bệnh viện nhằm
giảm thiểu ô nhiễm môi trường.


4

PHẦN 2

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học
- Môi trường: Bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao
quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của
con người và sinh vật.
- Quản lý môi trường: Là tập hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách
kinh tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống và
phát triển bền vững kinh tế xã hội quốc gia. Các nguyên tắc quản lý môi trường,
các công cụ thực hiện giám sát chất lượng môi trường, các phương pháp xử lý
môi trường bị ô nhiễm được xây dựng trên cơ sở sự hình thành và phát triển
ngành khoa học môi trường.
- Hoạt động bảo vệ môi trường: Là hoạt động giữ cho môi trường trong
lành, sạch đẹp; phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với mơi trường, ứng phó
sự cố mơi trường; khắc phục ơ nhiễm, suy thối, phục hồi và cải thiện mơi
trường; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa
dạng sinh học.
- Phát triển bền vững: Là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện
tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương
lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ
xã hội và bảo vệ môi trường.
- Tiêu chuẩn môi trường: Là giới hạn cho phép của các thông số về chất
lượng môi trường xung quanh, về hàm lượng của chất gây ô nhiễm trong chất
thải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định làm căn cứ để quản lý và
bảo vệ mơi trường.
- Ơ nhiễm mơi trường: Là sự biến đổi của các thành phần môi trường
không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người,


5


sinh vật. Suy thối mơi trường là sự suy giảm về chất lượng và số lượng của
thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đối với con người và sinh vật.
- Ơ nhiễm nước: là sự biến đổi nói chung do con người đối với chất lượng
nước, làm nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con người, cho công nghiệp,
nơng nghiệp, ni cá, nghỉ ngơi, giải trí, cho động vật ni và các lồi hoang dã.
- Khái niệm về nước thải: Nước thải là chất lỏng được thải ra sau quá trình
sử dụng của con người và đã bị thay đổi tính chất ban đầu của chúng hoặc chúng
được tạo ra trong một q trình cơng nghệ và khơng cịn giá trị trực tiếp đối với
q trình đó.
Thơng thường nước thải được phân loại theo nguồn gốc phát sinh ra chúng :
- Nước thải sinh hoạt
- Nước thải công nghiệp
- Nước thấm qua
- Nước thải tự nhiên
- Nước thải đô thị
- Độ pH: pH là độ axit hay độ chua của nước. Độ pH có ảnh hưởng tới
điều kiện sống bình thường của các sinh vật nước. Sự thay đổi pH của nước
thường liên quan tới sự có mặt của các hoá chất axit hoặc kiềm, sự phân huỷ
chất hữu cơ, sự hoà tan của một số anion SO42-, NO3-, v.v...
- Chỉ số DO: là lượng oxy hoà tan trong nước cần thiết cho sự hô hấp của
các sinh vật nước thường được tạo ra do sự hoà tan từ khí quyển hoặc do quang
hợp của tảo. Nồng độ oxy tự do trong nước nằm trong khoảng 8 - 10 ppm, và
dao động mạnh phụ thuộc vào nhiệt độ, sự phân huỷ hoá chất, sự quang hợp của
tảo và v.v... DO là một chỉ số quan trọng để đánh giá sự ô nhiễm nước của các
thuỷ vực.
- Chỉ số BOD: (Biochemical oxygen Demand - nhu cầu oxy sinh hoá)
là lượng oxy cần thiết để vi sinh vật oxy hoá các chất hữu cơ. BOD có ý


6


nghĩa biểu thị lượng các chất thải hữu cơ trong nước có thể bị phân huỷ
bằng các vi sinh vật.
- Chỉ số COD: (Chemical Oxygen Demand - nhu cầu oxy hóa học) là
lượng oxy cần thiết để oxy hố các hợp chất hố học trong nước bao gồm cả vơ
cơ và hữu cơ.
- Sự cố môi trường : Là tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt
động của con người hoặc biến đổi thất thường của tự nhiên, gây ơ nhiễm, suy
thối hoặc biến đổi mơi trường nghiêm trọng.
- Chất gây ô nhiễm: Là chất hoặc yếu tố vật lý khi xuất hiện trong mơi
trường thì làm cho môi trường bị ô nhiễm.
- Sức chịu tải của môi trường : Là giới hạn cho phép mà môi trường có
thể tiếp nhận và hấp thụ các chất gây ô nhiễm.
- Quan trắc môi trường : Là quá trình theo dõi có hệ thống về mơi trường,
các yếu tố tác động lên môi trường nhằm cung cấp thông tin phục vụ đánh giá hiện
trạng, diễn biến chất lượng môi trường và các tác động xấu đối với môi trường.
2.2. Cơ sở pháp lý
- Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam số 55/2014/QH13 được Quốc Hội
Nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 23/06/2014, có hiệu lực từ
01/01/2015.
- Luật tài nguyên nước đã được Quốc hội nước CHXHCNVN thông qua
ngày 26/06/2012.
- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính Phủ về việc “Quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Mơi trường”, có hiệu lực từ
01/04/2015.
- Nghị định số 154/2016/NĐ – CP ngày 16 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ
về phí bảo vệ mơi trường đối với nước thải.


7


- Thông tư số 44/2011/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2011 của
Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia về môi trường.
- Thông tư số 18/2013/TT – BYT ngày 01 tháng 07 năm 2013 của
Bộ Y tế về việc quy định về vị trí, thiết kế, điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật,
thiết bị của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh truyền nhiễm.
- Thông tư liên tịch số 63/2013/TTLT – BTC – BTNMT ngày 15 tháng
05 năm 2013 của Bộ Tài chính – Bộ Tài ngun Mơi trường về việc hướng dẫn
thực hiện Nghị định số 25/2013/NĐ – CP ngày 29/03/2013 của Chính phủ về
phí bảo vệ mơi trường đối với nước thải.
- Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008 về ban hành quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.
- TCVN 6663-1:2011 (ISO 5667-1:2006) – Chất lượng nước – Lấy mẫu.
Hướng dẫn lập chương trình lấy mẫu và kỹ thuật lấy mẫu.
- TCVN 6663-3:2016 (ISO 5667-3:2012) – Chất lượng nước – Lấy mẫu.
Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu.
- TCVN 5994:1995 (ISO 5667-4:1987) – Chất lượng nước – Lấy mẫu.
Hướng dẫn lấy mẫu ao hồ tự nhiên và nhân tạo.
- TCVN 6663-6:2018 (ISO 5667-6:2014) – Chất lượng nước – Lấy mẫu.
Hướng dẫn lấy mẫu ở sông và suối.
- TCVN 7382: 2004 – Chất lượng nước- Nước thải bệnh viện- Tiêu
chuẩn thải.
- TCN- CTYT 39: 2005 Tiêu chuẩn thiết kế khoa cấp cứu, khoa điều trị
tích cực và chống độc.
- QCVN 08:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng
nước mặt.
- QCVN 28:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế.



8

- QCVN 14-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải
sinh hoạt.
2.3. Cơ sở thực tiễn
2.3.1. Hiện trạng nước thải bệnh viện trên thế giới
Trên thế giới vấn đề ô nhiễm môi trường do nước thải bệnh viện đang là
vấn đề được sự quan tâm của nhiều tổ chức và Quốc gia. Hiện nay có nhiều
cơng nghệ xử lý đang được áp dụng tại các cơ sở y tế trên Thế giới. Một số nước
trên thế giới như : Nhật Bản, Trung Quốc, Hy Lạp nước thải bệnh viện sau khi
phát sinh được xử lý ngay tại chỗ.
Trong khi một số nước như Thụy Sỹ nước thải bệnh viện được dẫn đến
các nhà máy xử lý nước thải của thành phố. Việc xử lý nước thải tại bệnh viện
ngay tại nguồn có ưu điểm tránh được sự pha lỗng do sự hịa trộn với nước thải
đơ thị đồng thời tránh sự rị rỉ nước thải do q trình dẫn truyền.
Tổ chức y tế Thế giới (WHO) đã hướng dẫn cho nhiều bệnh viện trên Thế
giới xử lý nước thải bệnh viện với hiệu suất cao hơn khả năng xử lý của các nhà
máy xử lý nước thải của thành phố. WHO đã kêu gọi các bệnh viện thiết lập một
cơ sở xử lý nước thải riêng biệt từ khâu phát sinh, xử lý và giám sát toàn bộ hệ
thống. Nước thải bệnh viện sau khi phát sinh được thu gom xử lý về mặt hóa
chất và yêu cầu an tồn sinh học.
Tại Đức: Cơng nghệ xử Lý nước thải đươc xem là hiệu quả, nhất là xử lý
nước thải bệnh viện bằng công nghệ MBR (phản ứng màng sinh học). Cơng
nghệ MBR có thể xử lý 95% các thành phần ô nhiễm trong nước thải.
Tại Trung Quốc: theo cuộc điều tra của cơ quan quản lý môi trường Trung
Quốc năm 2010. Trung Quốc có hơn 50% trong số 8515 cơ sở y tế với 133309
giường bệnh gây ô nhiễm môi trường do nước thải bệnh viện. Lượng nước thải
ra ước tính khoảng 823400m3.
Tùy thuộc vào điều kiện của từng vùng miền mà số lượng các cơ sở y tế
có hệ thống xử lý khác nhau. Các bệnh viện huyện thuộc khu vực phía Đơng có



9

tới 90% các cơ sở y tế đã có hệ thống xử lý nước thải. Trong khi các cơ sở y tế ở
phía Tây có hệ thống xử lý nước thải chỉ là 10-30%.
Ở Nhật Bản, các bệnh viện, phòng khám đều có hệ thống xử lý nước thải.
Có hai phương án thiết kế sử dụng bể Aerotank và ASBC (dạng aerotank cải
tiến). Nhưng hiện Nhật Bản đang áp dụng phương án sử dụng bùn hoạt tính và
màng lọc MBR. Sử dụng phương án này rõ ràng chi phí vận hành tốt hơn, ít
chiếm diện tích và hiệu quả cao hơn.
Việc xử lý nước thải tại các bệnh viện được WHO đưa ra các yêu cầu cụ
thể, với quy trình bao gồm: xử lý chính, xử lý sinh học, khử trùng và xử lý công
nghệ cao. Bùn thải sau khi xử lý chứa nhiều vi khuẩn và trứng ký sinh trùng nên
được xử lý kỵ khí hay sấy khơ rồi đốt với chất thải rắn y tế.
Theo phân loại của Tổ chức Môi trường Thế giới, nước thải bệnh viện gây
ơ nhiễm mạnh có chỉ số nồng độ chất rắn tổng cộng 1200mg/l, trong đó chất rắn
lơ lửng là 350mg/l, tổng lượng cacbon hữu cơ 290mg/l, tổng photpho (tính theo
P) là 15mg/l và tổng Nito là 85mg/l.
Tại Sri Lanka, mỗi bệnh viện có lượng nước thải y tế trong ngày khoảng
175000-250000 l/ngày. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng , lượng độc trong nước
gây các bệnh như ung thư,nội tiết. Nước thải bệnh viện chứa một lượng đáng kể
về dược phẩm độc hại, khoảng 1mg/l của kháng sinh và 0,01-0,1mg/l của các
loại thuốc gây độc tế bào.
Đối với nước thải ở Chile và Peru có những nghi ngờ về việc thải nước
thải bệnh viện ra cổng một cách tùy tiện đã làm lan truyền dịch tả.
(Hoàng Thị Liên, 2009)[4]
2.3.2. Hiện trạng nước thải bệnh viện tại Việt Nam
Căn cứ vào đặc trưng của bệnh viện gồm: lưu lượng thải, chế độ xả nước,
thành phần và tính chất của nước thải, điều kiện tự nhiên,khí hậu, kinh tế, xã hội

Việt Nam.


10

Tình hình xử lý nước thải bệnh viện trong điều kiện Việt Nam hiện nay
được thể hiện qua sơ đồ 2.1.
Nước thải khoa lây

Nước thải các khoa

Khử trùng bằng
phương pháp vật lý

Lắng và phân hủy kỵ
khí cặn lắng

Xử lý sinh học
Khử trùng hóa chất
Khử trùng hóa chất

Xả vào tuyến cống
thốt nước thải sinh
hoạt để xử lý tập trung

Xả vào nguồn nước

(Ng̀n: Hồng Trọng Vũ, 2009)[5]
Hình 2. 1: Sơ đờ xử lý nước thải bệnh viện của Việt Nam hiện nay
Nước thải bệnh viện gồm nước thải sinh hoạt, nước mưa, nước thừ khu vực

khám chữa bệnh và từ các công trình phụ trợ khác. Nước thải sinh hoạt của bệnh
viện phần lớn qua xử lý tại các bể tự hoại, sau đó xả vào cống chung.
Ở Việt Nam, đa số các bệnh viện đã được xây dựng từ rất lâu, các bệnh viện
mới được xây dựng sau này chưa tính đến mức độ độc hại nguy hiểm của chất thải
bệnh viện, do đó hệ thống xử lý chất thải rắn và chất thải lỏng của bệnh viện hoặc
chưa có hoặc là đã có nhưng chưa được sử dụng, hoặc đã được triển khai đạt hiệu
không quả cao. Nguyên nhân do kinh phí hạn hẹp, ý thức bảo vệ mơi trường cịn
thấp, quy chế thải loại ban hành chậm hoặc khơng được thực hiện nghiêm túc.
Tình hình xử lý nước thải tại một số bệnh viện.
- Tại Hà Nội
Bệnh viện Bạch Mai hiện nay đã có hệ thống xử lý nước thải. Hệ thống


11

bao gồm bể điều hòa, bể lắng, bể lọc ngược yếm khí qua vật liệu lọc nổi, bể vớt
váng, bể khử trùng. Hệ thống này hoạt động tương đối tốt, hiệu quả xử lý cao,
nước ra sau hệ thống xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường.
Bệnh viện đa khoa Thanh Nhàn trước đây đã có hệ thống xử lý nước thải,
nhưng chỉ hoạt đông được từ năm 1982 đến năm 1998 do khơng có chi phí vận hành.
Bệnh viện Phụ sản trước đây đã có hệ thống xử lý nước thải nhưng do
hiệu quả xử lý thấp và khơng có kinh phí vận hành nên hệ thống này bây giờ đã
ngừng hoạt động. Hiện nay, BV khơng có hệ thống xử lý nước thải, xả thải trực
tiếp vào hệ thống thoát nước chung của thành phố.
Bệnh viện Việt Đức Hà Nội xây dựng từ những năm 1970, thiết kế khơng
có hệ thống xử lý nước thải, từ đó đến nay BV phải xả nước thải không qua xử
lý ra môi trường. BV đang đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải với công
suất 1000m3/ngày đêm. Hệ thống máy xử lý gồm các khoang chứa nước đến, có
bộ phận lọc rác bên ngoài. Nước được cho vào bồn khử mùi bằng dung dịch Clo
lỏng, sau đó lọc khử vi sinh, hữu cơ. Toàn bộ các khoang chứa nước được xây

kín khơng cho thốt mùi. Hệ thống được xả cặn 2 lần/tuần.
(Tổng cục Môi trường, 2013).
Như vậy, mặc dù tại Hà Nội hệ thống các bệnh viện đã được xây dựng hệ
thống XLNT tại các bệnh viện lớn nhưng do khơng có kinh phí vận hành, kinh
phí tu sửa lượng quá tải cao dẫn đến công tác xử lý không đảm bảo u cầu, vẫn
cịn tình trạng nước thải xả thẳng trực tiếp ra hệ thống xả nước.
- Tại Thành phố Hờ Chí Minh
Quận 5 là địa bàn có số lượng bệnh viện tập trung nhiều nhất thành phố,
gồm 9 bệnh viện, 1 trung tâm y tế. Thế nhưng có đến 6 bệnh viện chưa đầu tư hệ
thống xử lý nước thải, 1 bệnh viện đã đầu tư hệ thống xử lý nước thải nhưng đã
hư hỏng hồn tồn.
Trong đó đáng nói nhất là bệnh viện Đại học Y Dược, có đến 5 cơ sở
khám Đa Khoa An Bình, cách đây đã gần 10 năm đã được UBND TP.HCM cho


12

phép đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải với kinh phí lên đến gần 85,4 tỷ
đồng nhưng cũng trong 10 năm qua phần lớn nước thải của bệnh viện (Trung
bình 500m3/ngày đêm) đều được xả thải vào cống mà không qua bất kỳ công
đoạn xử lý nào. Bệnh viện Chợ Rẫy, khối lượng nước thải lên tới 3000m3/ngày
đêm, nhưng bể lọc nước thải chỉ xử lý được khoảng 300m3/lần lọc. Mặt khác,
thực chất nước thải chỉ được xử lý bằng phương pháp lắng lọc qua 3 tầng nên
cũng chỉ lọc được vi trùng thương hàn, tả mà khơng xử lý được vi khuẩn hiếm
khí, nghĩa là chưa diệt được hết mối nguy hại.
Tại nhiều đơn vị đã có hệ thống xử lý , tuy nhiên nước thải sau xử lý hàm
lượng Coliforms, COD (nhu cầu Oxy hóa học), BOD5 (nhu cầu oxy sinh học),
SS (chất rắn lơ lửng) vượt tiêu chuẩn cho phép, thậm chí nhiều đơn vị chỉ xử lý
cục bộ nước thải ở một số khu vực như phẫu thuật, xét nghiệm, cịn lại thì thải
theo nước thải sinh hoạt.

(Hoàng Nhung, 2013).
Nước thải bệnh viện chứa những chất thải nguy hại bao gồm chất thải
nhiễm khuẩn từ các bệnh nhân, các sản phẩm của máu, các mẫu chuẩn đốn bị
hủy, hóa chất phát sinh trong quá trình giải phẫu, lọc máu, bảo quản các mẫu xét
nghiệm, khử khuẩn, vi trùng, vi khuẩn gay bệnh như: Salmonella, tụ cầu, liên
cầu, virus đường tiêu hóa, bại liệt, các loại ký sinh trùng, amit, nấm,... các mầm
bệnh sinh học khác trong máu, mủ, dịch, đờm, phân của người bệnh thâm chí
cịn chứa cả chất phóng xạ. Tuy nhiên, không phải bệnh viện nào cũng xử lý
theo QCVN 28:2010 ngày 16/12/2010 Bộ TN&MT hay tiêu chuẩn TCVN
7382:2004 trước đó.
* Tình hình sử dụng hệ thống xử lý nước thải trong các bệnh viện trên địa
bàn cả nước được chỉ ra trong bảng 2.1


13

Bảng 2.1: Hệ thống xử lý nước thải của bệnh viện
Không có
Hoạt động
Có hệ thống
Không hoạt
Thành phố
hệ thống
không đạt
XLNT
động
XLNT
yêu cầu
16
4

0
20
Đà Nẵng
40
5
6
51
TP.HCM
22
36
3
61
Hà Nội
Hải Phòng
3
11
3
17
9
11
0
20
Huế
(Nguồn: Ngô Kim Chi, 2009)[14]
2.3.3. Hiện trạng nước thải bệnh viện trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
* Hiện trạng chất thải và nước thải của các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh
Trung bình mỗi ngày các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn thải ra
khoảng 966,4 kg chất thải rắn và 294,49 m3 nước thải. Chất thải chủ yếu phát
sinh từ các cơ sở y tế tuyến huyện (Chiếm 40,7% tổng lượng chất thải rắn và
41,06% tổng lượng nước thải). Do đa phần có quy mơ nhỏ, chủ yếu khám, kê

đơn thuốc và sử dụng những thủ thuật đơn giản nên các phòng khám tư nhân có
lượng chất thải phát sinh ít nhất (Chiếm 6,7% tổng lượng chất thải rắn và
10,84% tổng lượng nước thải). Hoạt động xử lý chất thải y tế ngày càng được
các cấp chính quyền quan tâm đầu tư. Tính đến thời điểm tháng 9/2012, tỉnh Bắc
Kạn đã có bệnh viện đa khoa tỉnh, 06 cơ sở y tế tuyến huyện có lị đốt chất thải
rắn y tế nguy hại (Bệnh viện huyện Chợ Đồn, Ba Bể, Pác Nặm, Bạch Thơng, Na
Rì, Chợ Mới) và 04 trạm y tế xã có lị đốt chất thải thủ cơng (Trạm Hà Hiệu,
Bành Trạch thuộc huyện Ba Bể, trạm Lãng Ngâm thuộc huyện Ngân Sơn và
trạm Quảng Bạch thuộc huyện Chợ Đồn). Các cơ sở còn lại, một số hợp đồng xử
lý với các bệnh viện có lị đốt, một số xử lý bằng phương pháp đốt hoặc chôn lấp
không hợp vệ sinh.
Đối với hoạt động xử lý nước thải y tế: Đã có bệnh viện đa khoa tỉnh và
6/8 bệnh viện tuyến huyện (Trừ bệnh viện huyện Chợ Đồn và huyện Ngân Sơn)
được đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải. Các hệ thống xử lý nước thải


14

chủ yếu sử dụng công nghệ hợp khối. Thiết bị xử lý hợp khối có thể cùng một
lúc thực hiện đồng thời q trình xử lý sinh học thiếu khí và hiếu khí, việc này
làm tăng mật độ màng vi sinh tối đa mà không gây tắc các lớp đệm, đồng thời
thực hiện oxy hóa mạnh và triệt để các chất hữu cơ trong nước thải đảm bảo loại
trừ các chất gây ô nhiễm xuống dưới quy chuẩn cho phép trước khi thải ra mơi
trường. Các cơ sở cịn lại đều chưa có hoặc đang được đầu tư xây dựng, hiện tại
nước thải chủ yếu được xử lý thông qua bể phốt hoặc thải trực tiếp ra ngồi gây
ơ nhiễm môi trường
Nguồn thông tin, dữ liệu thống kê về nguồn, chủng loại, tải lượng phát
sinh và thực trạng công tác quản lý chất thải là cơ sở thực tiễn giúp các cơ quan
chức năng địa phương có thể quản lý tốt hơn các nguồn phát thải, kết hợp với
các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh để dự báo lượng chất thải sẽ

phát sinh. Trên cơ sở đó đưa ra được các giải pháp quản lý có chiều sâu và dài
hạn phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, Quy hoạch tổng thể hệ thống
xử lý chất thải rắn y tế nguy hại đến 2025 của Thủ tướng Chính phủ.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trong thành phần chất thải y tế có
khoảng 10% là chất thải nhiễm khuẩn như bơm kim tiêm, bông băng đã qua sử
dụng, ... và khoảng 5% là chất thải gây độc hại như chất phóng xạ, chất gây độc
tế bào, ... Đây là những yếu tố có nguy cơ gây ơ nhiễm mơi trường và lan truyền
mầm bệnh từ các cơ sở y tế ra khu vực xung quanh.
(Vũ Hải - Trung Tâm Quan Trắc Môi Trường)
* Thực trạng sử dụng nước trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
Hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên địa bàn chủ yếu dưới 4
loại hình là: khai thác sử dụng nước mặt phục vụ sản xuất nông nghiệp, công
nghiệp; khai thác sử dụng nước cấp cho sinh hoạt đô thị; khai thác sử dụng nước
cấp cho sinh hoạt nông thôn tập trung; khai thác sử dụng nước nhỏ lẻ hộ gia
đình cá nhân.


15

Tuy vậy, việc đánh giá hiệu quả khai thác, sử dụng tài ngun nước trên
các cơng trình thủy lợi là rất khó khăn và rất ít cơng trình được cấp phép khai
thác, sử dụng tài nguyên nước.
Theo đánh giá của cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên nước, nhìn
chung chất lượng nước mặt của Bắc Kạn tương đối tốt, đáp ứng nhu cầu phục vụ
cho các mục đích phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, trong các con
sơng chính thì sơng Bắc Giang là dịng sơng bị ơ nhiễm nhiều nhất, các chỉ tiêu
bị ô nhiễm là: BOD5, COD, TSS (nồng độ các chỉ tiêu này đã vượt qua giới hạn
cho phép của QCVN 08:2008/BTNMT). Ngun nhân chính làm ơ nhiễm nước
sơng Bắc Giang là do hiện tượng khai thác cát, sỏi và vàng sa khống tại dịng
sơng và các phụ lưu của sơng đó gây ra. Tài ngun nước trong lịng đất chủ yếu

được khai thác phục vụ cho mục đích sinh hoạt. Tính đến nay, Bắc Kạn có
khoảng 39.320 cơng trình cấp nước sinh hoạt. Trong đó bao gồm cả giếng đào,
giếng khoan, bể chứa nước tập trung, đường ống dẫn nước tự chảy, 297.363
người được cấp nước sinh hoạt, chiếm trên 92% dân số. Tổng lượng nước đang
được khai thác, sử dụng cho sinh hoạt khoảng 11.399 m3/ ngày đêm.
Với dân số khoảng 323.221 người với mật độ dân số khoảng 66,51
người/km2. Theo định mức phát thải khoảng 100 lít/người/ngày đêm thì khi đó
nguồn nước thải vào mơi trường trung bình gần 323 m3.
Hiện nay, vấn đề giải quyết cho nước sạch cho đô thị và nông thôn ở Bắc
Kạn đang được các ngành ,các cấp đẩy mạnh, quan tâm. Người dân trên địa bàn
tỉnh Bắc Kạn, ngoài số dân tập trung ở khu vực một số thị trấn, thị tứ được sử
dụng nước sạch từ các tổ chức, cá nhân kinh doanh nước sinh hoạt, còn lại phần
lớn người dân ở các xóm, xã, thơn, bản thuộc các xã vùng cao trong tỉnh khai
thác nước phục vụ cho sinh hoạt chủ yếu lợi dụng thế năng nước từ các khe núi
và nước mạch lộ, nước tại các mó nước tự nhiên để xây dựng cơng trình khai
thác hoặc điểm khai thác nước tự chảy. Theo thống kê của Trung tâm nước sinh
hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn, giai đoạn 2006 - 2013, Chương trình mục


16

tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường, các nguồn vốn khác đã đầu tư
hơn 210 tỷ đồng để xây dựng 430 cơng trình cấp nước sạch tập trung trên địa
bàn tỉnh. Bình qn, kinh phí để đưa được nước sạch tới một hộ dân là khoảng
15 triệu đồng. Cho đến nay trên địa bàn tỉnh đã có khoảng 80% dân số nơng
thơn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, tỉnh phấn đấu đến năm 2015 có
95% số dân ở nơng thơn được sử dụng nước hợp vệ sinh, trong đó 40% được sử
dụng nước sạch đạt chuẩn của Bộ Y tế, 75% số hộ nơng dân có nhà tiêu hợp vệ
sinh, 65% số hộ nơng thơn có chuồng trại hợp vệ sinh, 60% số xã thu gom rác
thải sinh hoạt.

(Niên giám thống kê tỉnh Bắc Kạn, 2017)[10]
2.4. Ng̀n gớc phát sinh, thành phần, tính chất nước thải bệnh viện
2.4.1. Nguồn gốc phát sinh nước thải bệnh viện
Nước thải của bệnh viện chủ yếu phát sinh từ các nguồn sau:
- Nước thải từ các khoa phịng bao gồm cả nước thải sinh ra trong q
trình khám chữa bệnh: Dòng thải từ nước sàn, Lavabo của các khu xét nghiệm
và X- quang, phòng cấp cứu, khu bào chế dược phẩm, phòng sản, phẫu thuật,
phòng thủ thuật,…
- Nước thải sinh hoạt của các cán bộ công nhân viện, bệnh nhân, người
nhà bệnh nhân và khách vãng lai: các dòng thải từ nước sàn, lavabo và bể phốt
của các khu điều trị, văn phịng, khu hành chính, nhà bếp, nhà ăn,…
Nước thải từ 2 nguồn trên chứa các chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng, chất tẩy
rửa, các hóa chất mang tính dược liệu và đặc biệt là các vi trùng gây bệnh.
- Nước mưa chảy tràn: Nước mưa chảy trên toàn bộ diện tịch mặt bằng của
Bệnh viện. Thành phần các chất ô nhiễm trong nước mua chảy tràn trên mặt bằng
Bệnh viện chủ yếu là tổng lượng chất rắn lơ lửng (TSS), BOD, COD, rác thải. Vì
vậy có thể coi nước mưa chảy tràn là loại nước thải không gây ra ô nhiễm.
(Báo cáo xả nước thải, 2018)[2]


17

2.4.2. Thành phần, tính chất tác động của nước thải bệnh viện
a. Thành phần nước thải bệnh viện.
Nước thải phát sinh từ rất nhiều khâu khác nhau trong quá trình hoạt động
của bệnh viện như: máu, dịch cơ thể, giặt quần áo bệnh nhân, khăn lau, chăn
mền cho các giường bệnh, súc rửa các vật dụng y khoa, xét nghiệm, giải phẩu,
sản nhi, vệ sinh, lau chùi làm sạch các phịng bệnh,…
- Đây là loại nước thải có chứa nhiều chất hữu cơ và các vi trùng gây bệnh.
- Nồng độ BOD5, COD trong nước thải khơng cao, rất thích hợp cho q

trình xử lý sinh học.
Thành phần chính gây ra ô nhiễm môi trường nước do nước thải bệnh
viện là:
- Các chất hữu cơ: BOD, COD
- Các chất rắn lơ lửng: SS
- Các vi trùng, vi khuẩn gây bệnh: samonela, ký sinh trùng, vi khuẩn, vi
rút, tụ cầu, liên cầu...
- Các mầm bệnh sinh học khác trong máu, mủ, dịch đờm, phân của
bệnh nhân.
- Các hóa chất độc hại từ chế phẩm điều trị
Kết quả đánh giá theo tuyến cho thấy nước thải bệnh viện tuyến tỉnh có
hàm lượng chất hữu cơ (thể hiện ở các giá trị BOD5 COD, DO) cao hơn so với
bệnh viện tuyến trung ương và bệnh viện ngành.


×