Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Trình bày các vấn đề đang tồn tại trong Hệ thống tiền tệ Việt Nam giai đoạn 2018 đến nay, các sự kiện hoặc chính sách Ngân hàng Nhà nước đã áp dụng để hiệu chỉnh các chỉ số tiền tệ từ năm 2018 đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (408.65 KB, 17 trang )

lOMoARcPSD|10162138

TỔNG LIÊN ĐỒN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TƠN ĐỨC THẮNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÁO CÁO NHĨM MƠN KINH TẾ VĨ MƠ
Chun đề số 7

Trình bày các vấn đề đang tồn tại trong Hệ thống tiền tệ
Việt Nam giai đoạn 2018- đến nay, các sự kiện hoặc
chính sách Ngân hàng Nhà nước đã áp dụng để hiệu
chỉnh các chỉ số tiền tệ từ năm 2018- đến nay
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thành Nhân
Nhóm:

TPHCM, THÁNG 5, 2021


lOMoARcPSD|10162138

Danh sách sinh viên thực hiện
1.Giang Quỳnh Nhi 22000358
2.Nguyễn Thị Yến 22000467
3. Nguyễn Thị Thu Uyên 22000438
4. Bùi Nguyễn Hương Giang 22000352
5. Lê Nguyễn Yến Vy 22000442
6. Lê Huỳnh Bảo Hân 22000358
7. Đỗ Thị Thu Thảo 22000461
8. Nguyễn Thị Phương Thảo 22000412


9. Trịnh Nguyễn Cát Tường 22000436
10. Trần Thị Huyền Thương 22000417


lOMoARcPSD|10162138

ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
*************

ĐIỂM BÀI TIÊU LUẬN KINH TẾ VĨ MÔ 20%
HỌC KỲ 2 NĂM HỌC 2020– 2021
Tên bài tiểu luận 20%............Trình bày các vấn đề đang tồn tại trong Hệ thống tiền tệ
Việt Nam giai đoạn 2018- đến nay, các sự kiện hoặc chính sách Ngân hàng Nhà nước đã áp
dụng để hiệu chỉnh các chỉ số tiền tệ từ năm 2018- đến nay
Nhóm thực hiện: ……3………………………………………ca: ...……………thứ …..
Đánh giá:
TT
1

Thang
điểm

Tiêu chí

Ghi chú

Hình thức trình bày:
- Trình bày đúng quy định hướng dẫn (font, số trang,
mục lục, bảng biểu,…)


STT
1
2
3
4
5
6
2
7
8
9
10

Điểm
chấm

0.5

Họ- Khơng
và tênlỗi chính tả, lỗi đánh máy,
Nộilỗi
dung
trích dẫn tài liệu
0.5
tham Quỳnh
khảo Nhi
Giang
Các vấn đề trong hệ thống tiền tệ
Nguyễn
ThịsốYến

Chính sách nhà nước
- Đa dạng
liệu, đồ thị minh họa
1,0
Nguyễn Thị Thu Uyên
Các vấn đề trong hệ thống tiền tệ
- Trình
bày đẹp,
văn Giang
phong trong
sáng,
tối nghĩa
1,0 tệ
Bùi
Nguyễn
Hương
Các
vấnkhơng
đề trong
hệ thống tiền
Using English
Lê- Nguyễn
Yến Vy
Các vấn đề trong hệ thống (+1,0)
tiền tệ
LêNội
Huỳnh
Làm word và pp
dung:Bảo Hân
Đỗ Thị Thu Thảo

Nhận xét chung và đưa ra kiến nghị
1,0 nghị
Lời mởThị
đầu:Phương
trình bàyThảo
tóm tắt nội
dungxét
và chung
cấu trúcvà
tiểu
Nguyễn
Nhận
đưa ra kiến
luận Nguyễn Cát Tường
Trịnh
Nhận xét chung và đưa ra kiến nghị
Trần
Thị Huyền
sách nhà nước
Chương
1: TổngThương
quan đề tài (cơChính
sở lý thuyết)
2,5
Chương 2: Chuyên sâu phân tích đề tài

Mức độ đóng góp
10%
10%
10%

10%
10%
10%
10%
10%
10%
10%

2,5

-Applied Previous studies (ISI/SCOPUS)

(+2,0)

Chương 3: Kết luận và giải pháp đề tài

1,0

Tổng điểm

10

Điểm chữ.....................................................................................(làm tròn đến 1 số thập
phân)
Ngày ……….tháng.........năm 2021
Giảng viên chấm điểm

2



lOMoARcPSD|10162138

ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
*************

ĐIỂM THUYẾT TRÌNH KINH TẾ VĨ MƠ 20%
HỌC KỲ 2 NĂM HỌC 2020– 2021
Tên bài thuyết trình 20%: Trình bày các vấn đề đang tồn tại trong Hệ thống tiền tệ
Việt Nam giai đoạn 2018- đến nay, các sự kiện hoặc chính sách Ngân hàng Nhà nước đã áp
dụng để hiệu chỉnh các chỉ số tiền tệ từ năm 2018- đến nay
Nhóm thực hiện: …………3…………………………………ca: ...……………thứ …..
Đánh giá:
TT
1

Tiêu chí

- Nội dung thuyết trình

1,5

- Thiết kế slides

2,0

- Khả năng diễn đạt của người thuyết trình

1,5
1,0


- Using English
-Applied Previous studies (ISI/SCOPUS)

3

Điểm
chấm

Ghi chú

Hình thức trình bày:

- Tương tác với lớp

2

Thang
điểm

(+1,0)
(+2,0)

Phản biện:
- Kĩ năng trả lời câu hỏi

1,0

- Tinh thần nhóm


2,0

Kiểm sốt thời gian

1,0

Tổng điểm

10

Điểm chữ.....................................................................................(làm tròn đến 1 số thập
phân)
Ngày ……….tháng.........năm 2021
Giảng viên chấm điểm


lOMoARcPSD|10162138

Mục Lục
BÁO CÁO NHĨM MƠN KINH TẾ VĨ MƠ......................................................................................1
1. Các vấn đề trong Hệ thống tiền tệ Việt Nam giai đoạn 2018-đến nay............................................5
2. Các chính sách Ngân hàng Nhà Nước đã áp dụng để hiệu chỉnh các chỉ số tiền tệ từ năm 2018

- đến nay................................................................................................................................................7
-

Năm 2018.................................................................................................................................. 7

-


Năm 2019..................................................................................................................... 8

-

Năm 2020..................................................................................................................... 9

-

Năm 2021................................................................................................................... 12

3. Cơ hội, thách thức và kiến nghị.....................................................................................................13

-

3.1.Cơ hội:.............................................................................................................................. 13

-

3.2.Thách Thức:........................................................................................................................ 14

-

3.3.Kiến nghị................................................................................................................. 14

4. Các nguồn tài liệu tham khảo........................................................................................................16


lOMoARcPSD|10162138

1.Các vấn đề trong Hệ thống tiền tệ Việt Nam giai đoạn 2018-đến nay.

-Trong năm 2018, thị trường tiền tệ tín dụng hoạt động trong bối cảnh chính sách tiền
tệ được điều hành theo hướng chủ động, linh hoạt và thận trọng, phối hợp với chính
sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mơ khác nhằm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
Việc điều hành chính sách tiền tệ thận trọng, kiên định với mục tiêu ổn định vĩ mơ đã
giúp thị trường có những điểm sáng như tăng trưởng tín dụng chậm lại, tỷ giá và mặt
bằng lãi suất ổn định trong bối cảnh kinh tế thế giới nhiều biến động trái chiều. Tuy
nhiên, thị trường đang phải đối mặt với những vấn đề về thu hẹp thanh khoản trong hệ
thống ngân hàng, áp lực tăng lãi suất cho vay cao và dư địa thực hiện các công cụ của
chính sách tiền tệ đã hẹp hơn so với đầu năm 2018. Bên cạnh đó, thị trường tiền tệ - tín
dụng năm 2019 vẫn phải đối mặt với thách thức từ những biến động trên thị trường
quốc tế, việc thực hiện theo đuổi đa mục tiêu kinh tế và xử lý các vấn đề bất cập nội tại
của hệ thống ngân hàng.
-Thị trường vào cuối năm 2018 phải đối mặt với những vấn đề về thu hẹp thanh khoản
trong hệ thống ngân hàng, áp lực tăng lãi suất cho vay cao và dư địa thực hiện các
công cụ của chính sách tiền tệ đã hẹp hơn so với đầu năm 2018. Cụ thể:
 Thứ nhất, thách thức trong đảm bảo tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng:
Từ cuối tháng 7/2018, lãi suất liên ngân hàng bắt đầu tăng, đến cuối năm 2018,
lãi suất bình quân kỳ hạn qua đêm đang ở mức 3,91%/năm, lãi suất của các kỳ
hạn dài hơn đều đang ở mức cao nhất trong cả năm, lãi suất kỳ hạn 3 tháng và 6
tháng đang ở mức cao nhất, chạm mốc 5,6% và 6,2%. Lãi suất liên ngân hàng
tăng cho thấy tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng những tháng cuối năm
đã kém dồi dào hơn.
 Thứ hai, thách thức trong điều hành chính sách tiền tệ khi dư địa thực hiện các
công cụ chính sách đã thu hẹp lại.
 Thứ ba, thách thức từ áp lực tăng lãi suất cho vay đang có chiều hướng gia tăng.
Mặt bằng lãi suất huy động và lãi suất cho vay trong đà tăng, có thể gây cản trở
tới duy trì tăng trưởng kinh tế cao vào năm 2019.
 Thứ tư, hiệu quả hoạt động, phân phối nguồn vốn của hệ thống tổ chức tín dụng
cịn nhiều hạn chế.



lOMoARcPSD|10162138

-Trong năm 2019, thị trường tiền tệ, tín dụng sẽ phải đối mặt với khơng ít khó khăn
thách thức do những vấn đề nội tại của thị trường tiền tệ - tín dụng Việt Nam và những
tác động bất lợi của bối cảnh kinh tế - tài chính trong và ngồi nước. Năm 2019, Chính
phủ kiên định mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, cải cách các lĩnh vực trọng yếu cũng
như đổi mới mơ hình tăng trưởng nhằm đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội
đã đề ra trong kế hoạch 2016 - 2020, hướng tới tăng trưởng bền vững. NHNN sẽ tiếp
tục điều hành linh hoạt, cẩn trọng, phối hợp hiệu quả với các chính sách vĩ mơ, tăng
cường hoạt động quản lý, thanh tra giám sát an tồn nhằm duy trì ổn định hệ thống
ngân hàng, cải thiện môi trường kinh doanh, hỗ trợ tăng trưởng bền vững.
- Năm 2020, kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, căng thẳng thương mại giữa các nền
kinh tế lớn gia tăng, cộng hưởng với đại dịch COVID-19 tác động tiêu cực đến nền
kinh tế toàn cầu. Q trình “bình thường hóa” chính sách tiền tệ (CSTT) của các quốc
gia nhanh chóng đảo chiều sang nới lỏng, các chương trình kích thích tài khóa quy mơ
lớn chưa từng có khơng cứu vãn được kinh tế tồn cầu chìm sâu vào suy thối hơn cả.
Đại suy thối 1930 với mức tăng trưởng kinh tế thế giới giảm sâu - 4,4% theo dự báo
tháng 10.2020 của Quỹ tiền tệ quốc tế.
thị trường thế giới diễn biến bất thường, đặc biệt đại dịch COVID-19 ảnh hưởng tiêu
cực tới kinh tế và hệ thống ngân hàng trong nước, nên tín dụng tăng thấp hơn dự kiến;
tăng trưởng kinh tế đạt thấp (mặc dù là số ít quốc gia có tăng trưởng dương); lạm phát
vẫn chịu áp lực khó lường từ giá cả thế giới, thiên tai, dịch bệnh, áp lực nợ xấu hệ
thống ngân hàng gia tăng từ tác động của đại dịch... là những thách thức to lớn trong
thời gian tới.
-Hội Nghiên cứu Thị trường liên ngân hàng Việt Nam (VIRA) vừa cơng bố dự báo các
chỉ tiêu chính trên thị trường tiền tệ tháng 4 và quý II/2021. Điểm nổi bật ở kỳ báo cáo
này là tâm lý thị trường đang khá giao động, thể hiện qua chênh lệch dự báo khá lớn
giữa các thành viên.
Bối cảnh hiện tại, thị trường tiền tệ và điều hành chính sách cũng đang ở những lằn

ranh nhạy cảm.
Trước hết, tâm lý lạm phát quay trở lại đang thể hiện, không chỉ tại Việt Nam mà bao
trùm tồn cầu. Giá hàng hóa, nguyên vật liệu đã biến động mạnh, theo hướng tăng lên


lOMoARcPSD|10162138

thời gian gần đây. Tổng cầu đang hồi phục khi dịch Covid-19 được kiểm sốt cùng lộ
trình vaccine dần mở rộng. Hiệu ứng dữ liệu đơn thuần trên nền tham chiếu thấp của
cùng kỳ cũng là một yếu tố đáng chú ý.
Việt Nam có nền kinh tế mở, mới nổi và nhạy cảm với chi phí đẩy nguyên vật liệu đầu
vào. Nhưng, lương thực thực phẩm là một trọng số có thể được bình ổn theo yếu tố
mùa vụ và giúp kìm chỉ số CPI ngắn hạn.
Điểm nhạy cảm hơn với Việt Nam hiện nay, bên cạnh tâm lý lạm phát, là tình huống
có “đảo chiều” chính sách tiền tệ hay khơng. Lãi suất đang có dấu hiệu đã qua kỳ “tiền
rẻ” và bật lại; Ngân hàng Nhà nước đang đứng giữa áp lực kiểm soát dấu hiệu lạm
phát và bong bóng tài sản, trong khi vẫn cần hỗ trợ nền kinh tế phục hồi.
2. Các chính sách Ngân hàng Nhà Nước đã áp dụng để hiệu chỉnh các chỉ số tiền
tệ từ năm 2018 - đến nay.
-

Năm 2018: Hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam có một năm 2018 thành cơng.

Các giải pháp chính sách tiền tệ phối hợp hài hịa với chính sách tài khóa và các chính
sách kinh tế vĩ mơ khác góp phần kiểm soát hiệu quả lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô,
hỗ trợ tăng trưởng hợp lý.
 NHNN đã triển khai đồng bộ các giải pháp chính sách tiền tệ (CSTT) và hoạt động
ngân hàng, phối hợp hài hịa với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mơ
(KTVM) khác kiểm sốt hiệu quả lạm phát, ổn định KTVM, hỗ trợ tăng trưởng hợp
lý; đảm bảo an toàn hoạt động của các tổ chức tín dụng (TCTD).

 NHNN đã thực hiện đồng bộ, linh hoạt các công cụ CSTT để ổn định thị trường tiền
tệ (TTTT), ngoại hối, góp phần kiểm sốt lạm phát ở mức 3,54% (là năm thứ 5 liên
tiếp lạm phát được kiểm soát ở mức dưới 4%) và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế đạt
7,08%.


Mặt bằng lãi suất được duy trì ổn định trong bối cảnh lãi suất thị trường quốc tế
tăng. Điều chỉnh giảm lãi suất chào mua trên thị trường mở (OMO) từ 5%/năm
xuống 4,75%/năm để góp phần giảm chi phí vốn cho TCTD.


lOMoARcPSD|10162138

 Tăng trưởng tín dụng (TTTD) phù hợp với cân đối vĩ mô, đáp ứng nhu cầu vốn của
nền kinh tế, gắn liền với nâng cao chất lượng, tập trung tín dụng vào sản xuất kinh
doanh.
 Tỷ giá và thị trường ngoại tệ ổn định, thông suốt, NHNN tiếp tục mua ngoại tệ bổ
sung dự trữ ngoại hối nhà nước.
-

Năm 2019: Trên cơ sở các mục tiêu Quốc hội, Chính phủ và đánh giá KTVM, tiền tệ

trong năm 2019, NHNN tiếp tục điều hành CSTT chủ động, linh hoạt, thận trọng, phối
hợp hài hịa với chính sách tài khóa và các chính sách KTVM khác nhằm kiểm sốt lạm
phát theo mục tiêu bình quân dưới 4%; duy trì ổn định KTVM, hỗ trợ tăng trưởng kinh
tế ở mức hợp lý, ổn định TTTT và ngoại hối.
 Bám sát diễn biến KTVM, thị trường tài chính, tiền tệ trong nước và quốc tế,
điều hành chủ động, linh hoạt, thận trọng, đồng bộ các công cụ CSTT nhằm
ổn định TTTT và ngoại hối, kiểm soát tăng trưởng tổng phương tiện thanh
toán và tín dụng theo định hướng đề ra.

 Điều hành tín dụng phù hợp với chỉ tiêu định hướng, đi đôi với nâng cao chất
lượng tín dụng; Thơng báo chỉ tiêu TTTD đối với từng TCTD trên cơ sở đánh
giá tình hình hoạt động và khả năng TTTD lành mạnh.
 Triển khai tích cực các biện pháp hạn chế tình trạng đơ la hóa trên lãnh thổ,
tăng niềm tin vào VND, góp phần ổn định thị trường ngoại tệ và KTVM.
 Phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành liên quan trong quản lý và điều hành
KTVM trên cơ sở bám sát diễn biến KTVM, lạm phát nhằm thực hiện các
mục tiêu đề ra.
 Về điều hành lãi suất, NHNN bám sát chỉ đạo của Chính phủ, diễn biến thị
trường để triển khai tổng thể các biện pháp nhằm tạo điều kiện cho doanh
nghiệp và người dân tiếp cận vốn vay chi phí hợp lý, hỗ trợ sản xuất kinh
doanh. Từ ngày 16/09/2019, NHNN điều chỉnh giảm đồng bộ 0,25%/năm các
mức lãi suất điều hành; từ ngày 19/11/2019 giảm 0,2-0,5%/năm trần lãi suất
huy động các kỳ hạn dưới 6 tháng và 0,5%/năm trần lãi suất cho vay đối với
các lĩnh vực ưu tiên; giảm 0,75%/năm lãi suất nghiệp vụ thị trường mở. Đồng
thời, chỉ đạo TCTD chủ động cân đối nguồn vốn và năng lực tài chính để áp
dụng lãi suất cho vay hợp lý; điều hòa thanh khoản ổn định thị trường, nhờ đó


lOMoARcPSD|10162138

duy trì lãi suất thị trường liên ngân hàng phù hợp, tạo điều kiện hỗ trợ nguồn
vốn chi phí hợp lý cho TCTD. Kết quả sau các động thái điều hành của
NHNN, mặt bằng lãi suất thị trường có xu hướng giảm. Lãi suất huy động các
kỳ hạn dưới 6 tháng giảm 0,2-0,5%/năm và lãi suất cho vay các lĩnh vực ưu
tiên giảm 0,5%/năm. Các TCTD có thị phần lớn chủ động giảm lãi suất cho
vay đối với lĩnh vực ưu tiên, áp dụng chương trình cho vay ưu đãi đối với
doanh nghiệp với nhiều đợt cắt giảm trong năm 2019.
-


Năm 2020: Năm 2020, kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, căng thẳng thương mại giữa

các nền kinh tế lớn gia tăng, cộng hưởng với đại dịch COVID-19 tác động tiêu cực đến
nền kinh tế toàn cầu. NHNN chủ động triển khai quyết liệt, kịp thời, góp phần quan
trọng trong việc đạt mục tiêu kiểm soát lạm phát, củng cố nền tảng vĩ mơ, duy trì mơi
trường kinh doanh lành mạnh, hỗ trợ đà phục hồi tăng trưởng kinh tế.


Lạm phát được kiểm soát ổn định đã tạo lập nền tảng vững chắc, duy trì niềm
tin của cộng đồng doanh nghiệp đối với môi trường kinh doanh Việt Nam, góp
phần thu hút đầu tư nước ngồi (Lạm phát cơ bản bình quân ổn định ở mức
2,31% (năm 2019 là 2,01%)).



Ngày 01/10/2020, NHNN tiếp tục giảm đồng bộ 0,5%/năm các mức lãi suất
điều hành, giảm 0,25%/năm trần lãi suất tiền gửi VND từ 1 đến dưới 6 tháng và
giảm 0,5%/năm trần lãi suất cho vay ngắn hạn VND đối với các lĩnh vực ưu
tiên). NHNN đã điều chỉnh giảm 1,5-2,0%/năm lãi suất điều hành, sẵn sàng hỗ
trợ thanh khoản, tạo điều kiện cho TCTD tiếp cận nguồn vốn chi phí thấp từ
NHNN; giảm 0,6-1,0%/năm trần lãi suất tiền gửi VND các kỳ hạn dưới 6 tháng,
giảm 1,5%/năm trần lãi suất cho vay ngắn hạn VND đối với các lĩnh vực ưu
tiên để hỗ trợ giảm chi phí vay vốn của doanh nghiệp, người dân.
Mức giảm lãi suất điều hành của một số NHTW châu Á tính chung trong năm
2020 và 2 tháng đầu năm 2021: Philippines: -2%; Thái Lan: -0,75%; Malaysia:
- 1,25%; Indonesia: -1,5%; Ấn Độ: -1,15%; Trung Quốc: -0,3%; Việt Nam: 2,1%. So với các nước trong khu vực, Việt Nam là một trong các quốc gia có
mức giảm lãi suất điều hành mạnh nhất.


lOMoARcPSD|10162138


 NHNN đã ban hành Thông tư số 01/2020/TT-NHNN ngày 13/3/2020 quy định
về việc TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ,
miễn, giảm lãi, phí, giữ ngun nhóm nợ, tạo hành lang pháp lý, cơ chế đột phá
để các TCTD tháo gỡ khó khăn về vốn vay cho khách hàng. Đồng thời liên tục
tổ chức các hội nghị kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp trên toàn quốc, khảo sát
thực địa, tiếp nhận và giải quyết kịp thời khó khăn, vướng mắc của người dân,
doanh nghiệp
Đến 22/02/2021, hệ thống các TCTD đã: (1) Cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho
265.191 khách hàng bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 với dư nợ 366.309 tỷ
đồng; (2) Miễn, giảm, hạ lãi suất cho 625.064 khách hàng với dư nợ 1.061.522
tỷ đồng; (3) Cho vay mới lãi suất ưu đãi với doanh số lũy kế từ 23/01/2020 đến
22/02/2021 đạt 2.655.887 tỷ đồng cho 426.134 khách hàng. Ngồi ra, Ngân
hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã thực hiện gia hạn nợ cho 169.770 khách
hàng với dư nợ 4.230 tỷ đồng, cho vay mới đối với 2.258.413 khách hàng với
số tiền 81.000 tỷ đồng.

Hình 1:Kết quả các giải pháp tín dụng ứng phó dịch Covid-19


lOMoARcPSD|10162138

 NHNN đã chỉ đạo các TCTD tập trung mọi nguồn lực, cải thiện quy trình, thủ
tục cho vay để nâng cao khả năng tiếp cận vốn của nền kinh tế, giảm lãi suất
cho vay và lợi nhuận để hỗ trợ khách hang. NHNN chủ động thường xuyên rà
soát để điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho các TCTD có khả năng mở
rộng tín dụng an tồn, lành mạnh. Đến cuối năm 2020, dư nợ tín dụng tồn hệ
thống tăng 12,17% so với cuối năm 2019, ngày 08/3/2021 tiếp tục tăng 0,61%
so với cuối năm 2020. Cơ cấu tín dụng tiếp tục có sự điều chỉnh tích cực, tín
dụng có xu hướng tập trung vào các lĩnh vực có đóng góp và là động lực của

tăng trưởng kinh tế :
+ Lĩnh vực sản xuất kinh doanh: Đến tháng 12/2020, tín dụng đối với ngành
cơng nghiệp tăng 11,18% so với cuối năm 2019, chiếm 18,85% tổng dư nợ tín
dụng tồn hệ thống; tín dụng đối với ngành xây dựng tăng 6,47%, chiếm
9,29%; tín dụng đối với ngành dịch vụ tăng 13,9%, chiếm 63,43%.
+ Lĩnh vực ưu tiên: Đến tháng 12/2020, tín dụng đối với lĩnh vực nơng nghiệp,
nơng thơn tăng 11,52%, chiếm 24,78% tổng dư nợ tín dụng tồn hệ thống; tín
dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng 13,56%, chiếm 19,8%; tín dụng đối
với lĩnh vực xuất khẩu tăng 13,66%, chiếm 2,96%; tín dụng đối với doanh
nghiệp ứng dụng công nghệ cao tăng 5,26%, chiếm 0,35%.
+ Lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro: Đến cuối tháng 12/2020, dư nợ tín dụng đối với lĩnh
vực bất động sản (bao gồm cả mục đích kinh doanh và mục đích tự sử dụng)
tăng 11,89% so với cuối năm 2019, chiếm 19,56% tổng dư nợ tín dụng tồn hệ
thống.
 NHNN thường xun trao đổi thông tin, phối hợp chặt chẽ với các bộ,
ngành trong cơng tác điều hành CSTT, giá hàng hóa dịch vụ, dự báo lạm
phát. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính trong trao đổi thơng tin
về tiền gửi có kỳ hạn của Kho bạc Nhà nước tại hệ thống ngân hàng, qua đó
ổn định thanh khoản hệ thống, kiểm soát tiền tệ, tạo điều kiện để giảm lãi
suất trái phiếu chính phủ khoảng 0,78 - 1,41%/năm ở các kỳ hạn 5 - 30 năm
so với cuối năm 2019 và kéo dài kỳ hạn phát hành (tập trung ở kỳ hạn 10 15 năm, chiếm khoảng 80% khối lượng phát hành) trong năm 2020.


lOMoARcPSD|10162138

-

Năm 2021: Công tác điều hành CSTT và hoạt động ngân hàng năm 2021 sẽ bám sát

diễn biến trong, ngoài nước để cụ thể hóa thành các nhiệm vụ, giải pháp nhằm thực

hiện thắng lợi Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 được Quốc hội, Chính phủ
đề ra. Đồng thời, NHNN sẽ tiếp tục chủ động, linh hoạt, nỗ lực chung tay cùng các bộ,
ngành hỗ trợ nền kinh tế kiên cường vượt qua đại dịch, ổn định kinh tế vĩ mô và lạm
phát, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh.


Tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn triển khai đồng bộ các giải pháp tháo gỡ khó khăn
cho doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 mà trọng
tâm là sửa đổi, bổ sung Thơng tư 01/2020/TT-NHNN. Chỉ đạo TCTD tăng
trưởng tín dụng an tồn, hiệu quả, tập trung tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất,
lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ; tiếp tục kiểm sốt chặt chẽ tín
dụng đối với các lĩnh vực rủi ro; tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và
người dân tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng, góp phần hạn chế tín dụng đen.

 Theo dõi sát diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền tệ, tình hình dịch bệnh trong nước và
quốc tế để chủ động đồng bộ, linh hoạt các công cụ CSTT, phối hợp chặt chẽ
với chính hiều hành sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mơ khác (kiểm
sốt lạm phát theo mục tiêu năm 2021 bình quân khoảng 4% ). Điều hành lãi
suất phù hợp với cân đối vĩ mô, lạm phát, diễn biến thị trường và mục tiêu
CSTT.
 Tiếp tục nâng cao hiệu quả, hiệu lực điều hành CSTT và hoạt động ngân hàng
góp phần thúc đẩy hiệu quả chu chuyển vốn trong nền kinh tế:
+Tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra, giám sát ngân hàng,
đẩy mạnh cơ cấu lại hệ thống ngân hàng gắn với xử lý nợ xấu.
+ Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành triển khai hiệu quả các mô hình
thanh tốn tại nơng thơn, vùng sâu, vùng xa gắn với triển khai mạnh mẽ
Chiến lược tài chính tồn diện quốc gia, thực hiện chủ trương “không
để ai bị bỏ lại phía sau” của Chính phủ.
+ Đẩy mạnh thanh tốn không dùng tiền mặt, xây dựng hạ tầng công
nghệ, nâng cao chất lượng thanh toán, đảm bảo an ninh, an toàn hoạt



lOMoARcPSD|10162138

động thanh toán, mở rộng thanh toán điện tử khu vực Chính phủ, dịch vụ
cơng, đẩy nhanh chuyển đổi số hoạt động ngân hàng.
 Tổng quan: Trong bối cảnh chịu áp lực từ biến động thị trường quốc tế, NHNN
đã điều hành tỷ giá trung tâm linh hoạt, điều chỉnh tỷ giá mua/bán ngoại tệ với
các TCTD bám sát diễn biến thị trường. Nhờ đó, tỷ giá và thị trường diễn biến
ổn định, thanh khoản dồi dào; các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp được đáp ứng đầy
đủ, kịp thời; NHNN mua được lượng lớn ngoại tệ bổ sung Dự trữ ngoại hối Nhà
nước.
3. Cơ hội, thách thức và kiến nghị

NHẬN XÉT:
Từ sự thúc ép phải tồn tại và phát triển trong đại dịch COVID-19 và những chuyển
biến mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, hệ thống ngân hàng Việt
Nam đang bước vào một giai đoạn then chốt với những cơ hội lớn và thách thức chưa
có tiền lệ.
-

3.1.Cơ hội:

-

Theo các chuyên gia kinh tế, trên quy mơ tồn cầu, việc mở rộng cung tiền
mạnh mẽ đã kéo dài hơn một năm và triển vọng hồi phục kinh tế theo mơ hình
chữ V sau khi từng bước kiểm soát được đại dịch COVID-19 đã khiến gia tăng
mối lo ngại lạm phát cũng như việc các ngân hàng trung ương có thể rút lại các
chính sách hỗ trợ sớm hơn dự kiến


-

Mặc dù tín dụng các tháng cuối năm 2020 có sự tăng trưởng mạnh, nhưng hiện
nay, nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng đang tồn dư khá nhiều, trong
khi nhu cầu vốn vay của các doanh nghiệp có dấu hiệu chững lại nên các tổ
chức tín dụng cần tìm hướng đi mới phù hợp, chủ động tìm kiếm các dự án đầu
tư hiệu quả, khả thi và các nhu cầu vốn vay hợp pháp của doanh nghiệp, người
dân để cấp vốn vay, đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng trong năm 2021.

-

Trong lĩnh vực ngân hàng, nhiều đơn vị đã xem việc phát triển ngân hàng số là
một mục tiêu trong chiến lược kinh doanh, không đơn thuần là các dự án công


lOMoARcPSD|10162138

nghệ thông tin và xây dựng chiến lược chuyển đổi số phù hợp với đặc thù đơn
vị mình. Về lợi ích của chuyển đổi số trong vòng 3 đến 5 năm tới, có 82,5%
ngân hàng kỳ vọng sẽ tăng trưởng doanh thu ít nhất 10%; 58,1% ngân hàng kỳ
vọng hơn 60% khách hàng sử dụng kênh số và 44,4% ngân hàng kỳ vọng tỷ lệ
tăng trưởng khách hàng đạt mức hơn 50%. Nhiều ý kiến cho rằng, năm 2021 sẽ
là năm bùng nổ về chuyển đổi số, sẽ có các chuyển đổi tích cực trong việc cải
thiện trải nghiệm khách hàng và nâng cao năng suất, hiệu quả kinh doanh thơng
qua tự động hố, các nền tảng mới gắn kết khách hàng sẽ ra đời.
-

3.2.Thách Thức:


-

Đại dịch Covid-19 đã tác động đến mọi thành phần kinh tế trong xã hội, trong
đó ngành nghề chịu ảnh hưởng nặng nề nhất có thể kể đến ngành dịch vụ vận
tải, ngành may mặc, da giày, du lịch, nhà hàng, khách sạn…

-

Đại dịch đang được kiểm soát nhưng những hệ lụy và ảnh hưởng mà nó để lại
vẫn đang hiện hữu đối với các ngân hàng. Nợ xấu, trích lập dự phịng, rủi ro từ
trái phiếu doanh nghiệp,... là những vấn đề mà các ngân hàng cần phải giải
quyết trong năm 2021.

-

Các ngân hàng không thể không áp dụng công nghệ chuyển đổi số càng nhanh
càng tốt trong các sản phẩm dịch vụ của mình nếu khơng muốn suy giảm năng
lực cạnh tranh trước các đối thủ mới, đặc biệt trong bối cảnh các yêu cầu bảo
mật dữ liệu thông tin khách hàng, bảo đảm an ninh, an tồn các hệ thống thanh
tốn và cơng nghệ thơng tin, cũng như các quy trình quản trị rủi ro trong hoạt
động ngân hàng đòi hỏi ngày càng được nâng cao.

-

3.3.Kiến nghị:

-Thứ nhất, xác định mục tiêu, trọng tâm phối hợp chính sách trong điều tiết kinh tế vĩ
mơ là một vấn đề tương đối rộng, vì vậy trong mỗi giai đoạn, việc xác định trọng tâm
phối hợp là điều hết sức cần thiết, đồng thời sự phối hợp cần phải được xem xét trong
tương quan với các mục tiêu dài hạn của nền kinh tế. Trong giai đoạn tới, đối với

CSTT, NHNN phải kiên trì theo đuổi mục tiêu kiềm chế lạm phát nhằm tạo sự ổn định
vĩ mô cho phát triển kinh tế. Đối với CSTK, vấn đề kiểm sốt chi tiêu cơng, nâng cao
hiệu quả đầu tư công là những vấn đề cần phải được quan tâm chặt chẽ hơn nữa.


lOMoARcPSD|10162138

-Thứ hai, tăng cường trao đổi thông tin giữa các bộ, ngành để có cơ sở xây dựng và
thực thi chính sách một cách có hiệu quả. Xây dựng cơ chế phối hợp và chia sẻ các số
liệu, thông tin liên quan... nhằm xây dựng hệ thống dữ liệu tốt có thể dùng chung cho
các bộ, ngành trong việc xây dựng và dự báo các vấn đề phục vụ điều tiết kinh tế vĩ
mơ, từ đó mới có thể đưa ra các quyết định chính sách phù hợp, kịp thời.
-Thứ ba, xây dựng kịch bản phối hợp chính sách. Tùy vào từng bối cảnh cụ thể, trên cơ
sở thực trạng nền kinh tế trong nước và thế giới cũng như các kết quả phân tích dự báo
cần thiết phải xây dựng các kịch bản phối hợp chính sách để chủ động hơn trong việc
ứng phó với những diễn biến kinh tế của thế giới và trong điều hành kinh tế vĩ mơ.
-Thứ tư, xác định liều lượng phối hợp chính sách. Cần phải có sự nghiên cứu trên cả 2
giác độ định lượng và định tính để phát huy tối đa hiệu quả của sự phối hợp chính
sách.
-Thứ năm, xác định thời điểm phối hợp, can thiệp chính sách. Mỗi chính sách mỗi giải
pháp được đưa ra đều có độ trễ nhất định mới phát huy tác dụng, vậy khi nào cần can
thiệp thị trường, khi nào cần thoái lui cũng là vấn đề cần được nghiên cứu kỹ.
-Thứ sáu, về phương pháp can thiệp, trong những điều kiện đặc biệt, việc sử dụng các
cơng cụ hành chính đơi khi là cần thiết. Tuy nhiên, việc sử dụng các công cụ này trong
một thời gian dài sẽ làm méo mó nền kinh tế. Mặt khác, việc thoái lui các loại cơng cụ
hành chính cũng cần phải có một lộ trình phối hợp nhằm tránh tạo ra những tác động
“đột ngột” đến nền kinh tế. Vì vậy, lựa chọn phương pháp can thiệp phù hợp cũng sẽ
tác động đến sự thành cơng của phối hợp chính sách.



lOMoARcPSD|10162138

4. Các nguồn tài liệu tham khảo
Nhóm Phóng viên, 27/05/2021, “Thúc đẩy chuyển đổi số trong ngân hàng cơ hội và
thách thức”, Báo điện tử Chính phủ nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
vathach-thuc/428777.vgp,Truy cập ngày 27/05/2021
Theo kinh tế và tiêu dùng, 06/01/2021,” Những thách thức lớn của ngân hàng trong
năm 2021”, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam
Truy
cập ngày 27/05/2021
Huy Thắng, 04/04/2021, “Chính sách tiền tệ thận trọng nền tảng duy trì sự ổn định”,
Báo điện tử Chính phủ nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Truy cập ngày 27/05/2021
Minh Đức, 08/04/2021, “ Thị trường tiền tệ đang ở những lằn ranh nhạy cảm”, Tạp
chí Tài chính online cam-333056.html, Truy cập ngày 27/05/2021
Ngơ Trí Long, 29/12/2020,”Chính sách tiền tệ năm 2020 những dấu ấn nổi bật”, Lao
động Truy cập ngày 27/05/2021.



×