Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Tiểu luận tâm lý học uy tín của người quân nhân trong tập thể

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (65.46 KB, 8 trang )

TIỂU LUẬN TÂM LÝ HỌC QUÂN SỰ
UY TÍN CỦA NGƯỜI QUÂN NHÂN TRONG TẬP THỂ
MỤC LỤC
Phần 1. ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................1
Phần 2. NỘI DUNG..........................................................................................2

1. Phẩm chất chính trị, đạo đức...................................................................2
Phần 3: KẾT THÚC..........................................................................................7

PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong cuộc sống sinh hoạt hoạt chung của tập thể quân nhân, có một hiện
tượng tâm lý xã hội rất được quan tâm đó chính là uy tín. Đặc biệt trong mơi trường
sinh hoạt tập thể tiêu biểu như mơi trường trong qn đội thì uy tín có vai trị quan
trọng trong việc thiết lập các mối quan hệ quân nhân. Từ đó góp phần tích cực vào
việc xây dựng tình đồn kết giữa các quân nhân, tạo nên sức mạnh của tập thể.
Muốn giữ vững mối quan hệ khăng khít trong một tập thể thì việc biết đề cao chữ
tín là một u cầu rất quan trọng. Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên căn dặn bộ
đội ta là phải làm sao cho dân tin, dân mến, dân yêu thì dân sẽ giúp đỡ và như vậy
thì việc gì cũng thành cơng. Với những lí do trên tơi đã chọn đề tài: “Tầm quan
trọng của uy tín đối với người quân nhân” làm đề tài cho tiểu luận của mình, với
mục đích nâng cao giá trị của việc giữ uy tín trong tập thể qn nhân, từ đó góp
phần nâng cao tình đồn kết, gắn bó giữa đồng chí đồng đội.


PHẦN 2: NỘI DUNG
1. Tìm hiểu chung về uy tín trong quân sự:
Uy tín là một hiện tượng tâm lý xã hội, hình thành trên cơ sở những phẩm chất,
năng lực và các giá trị xã hội của cá nhân( hay tổ chức xã hội) có sức cảm hóa, thu
hút lôi kéo người khác, được mọi người thừa nhận, tin tưởng, tuân theo, nảy sinh
trong mối quan hệ qua lại giữa người với người trong cộng đồng tập thể xã hội. Ở
đâu có cuộc sống hoạt động chung thì ở đó xuất hiện hiện tượng tâm lý xã hội này.


Hồ Chí Minh là biểu tượng mẫu mực về người có uy tín. Những lời nói, việc làm
của Người có sức cảm hóa rất lớn, thu hút, lơi kéo mọi người. Cả dân tộc, từ già đến
trẻ, ai cũng một lòng tin tưởng nghe theo tiếng gọi của người đứng lên đánh đuổi
giặc ngoại xâm giành độc lập, tự do cho nhân dân, dân tộc, xây dựng đất nước. Điều
đó cũng khẳng định lòng tin sắt đá của cả dân tộc vào con đường mà Bác đã lựa
chọn. Lòng tin ấy có được là do những phẩm chất đạo đức, nhân cách Hồ Chí Minh
ln tỏa sáng, là tấm gương mẫu mực cho mọi người noi theo. Lòng tin ấy là kết
quả phản ánh uy tín rất lớn của Người đối với toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta.
Trong quân đội ta, mỗi quân nhân dù ở cương vị nào, cao hay thấp, là cán bộ, sĩ
quan hay là hạ sĩ quan, binh sĩ nếu có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có năng lực
chun mơn giỏi, ln nhận và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao; quan tâm
giúp đỡ mọi người; được mọi ngươì thừa nhận, tin tưởng, tn theo một cách tự
giác thì người đó đều có thể trở thành người có uy tín có có uy tín cao. Đối với mỗi


tập thể qn nhân, nếu có trình độ giác ngộ chính trị tốt, trách nhiệm chính trị cao,
đồn kết, trung thành với Tổ quốc, ln nhận và hồn thành tốt các nhiệm vụ được
giao thì cũng sẽ tao lập được uy tín. Uy tín có vai trị rất quan trọng trong đời sống
hoạt động của tập thể. Người có uy tín, là người có sức mạnh hướng dẫn, tổ chức
hoạt động và giáo dục mọi người theo hướng tích cực, đồng thời có thể điểu chỉnh
được suy nghĩ, hành động của những người xung quanh. Trong điều kiện hoạt động
quân sự nói chung, trong đời sống hoạt động của tập thể qn nhân nói riêng, uy tín
được hình thành phụ thuộc rất lớn vào các nhân tố, trong đó có cả các nhân tố chủ
quan thuộc về chủ thể và các nhân tố khách quan thuộc về khách thể cũng như điều
kiện hoàn cảnh sống của tập thể.
II. Các nhân tố chủ quan thuộc về chủ thể của uy tín:
1. Phẩm chất chính trị, đạo đức:
Đây là nhân tố cơ bản quan trọng hàng đầu góp phần hình thành uy tín của
quân nhân đối với tập thể đơn vị. Phẩm chất chính trị , đạo đức ở người quân nhân
là kết quả của sự tổng hợp hài hòa biện chứng giữa quan điểm lập trường giai cấp

công nhân, đạo đức cách mạng và bản lĩnh chính trị. Đạo đức cách mạng của người
qn nhân đó là lịng trung thành vơ hạn với Tổ quốc và nhân dân, là tinh thần
quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh, xả thân quên mình vì sự nghiệp cách mạng, vì
hạnh phúc của nhân dân. Trong điều kiện hiện nay, thái độ đó được thể hiện ở sự
kiên định vững vàng vào sự nghiệp cách mạng của Đảng, ln có tinh thần “vì nước
qn thân vì dân quên mình”. Đạo đức cách mạng của quân nhân cịn thể hiện ở
tinh thần đồn kết, thương u đồng chí đồng đội, gắn bó máu thịt như anh em một
nhà; có ý thức tổ chức kỷ luật nghiêm, luôn gần gũi giúp đỡ nhân dân, làm tốt công
tác dân vận, được dân tin yêu quý trọng.
2. Trình độ, năng lực hoạt động chun mơn của qn nhân:
Đó là toàn bộ những tri thức, kinh nghiệm, sự hiểu biết sâu rộng những vấn đề
liên quan đến lĩnh vực hoạt động quân sự, trình độ kỹ xảo, kỹ năng nghề nghiệp
quân sự , cho phép người quân nhân có thể hoàn thành tốt nhất mọi nhiệm vụ được
giao với năng suất, chất lượng hiệu quả cao. Người quân nhân có trình độ giỏi, năng
lực tốt trong thực hiện nhiệm vụ của mình sẽ tạo ra được sức cảm hóa với mọi
người kể cả chỉ huy, lãnh đạo cấp trên và cán bộ chiến sĩ trong tập thể đều cảm phục
tin tưởng. Đây là cơ sở, điều kiện quan trọng góp phần hình thành uy tín.


3. Giá trị xã hội của nhân cách người quân nhân cách mạng:
Đây là nhân tố không thể thiểu được thuộc về chủ thể trong quá trình hình
thành phát triển uy tín. Nó bao gồm những nét tính cách cơ bản, quan trọng nói lên
giá trị xã hội cao cả, có sức ám thị, ảnh hưởng sâu sắc tới mọi suy nghĩ cũng như
thái độ hành vi của những người xung quanh, gây nên sự thu hút, lôi kéo mọi người
về phía mình( cả về tư tưởng, suy nghĩ và hành động). Những nét tính cách tạo nên
giá trị xã hội của nhân cách người quân nhân cách mạng bao gồm: phong cách làm
việc khoa học trung thực, không giả dối, lời nói đi đơi với việc làm, khơng bao biện,
khơng phơ trương hình thức, sâu sát, gần gũi với mọi người , thương yêu quý trọng
con người, quan hệ giao tiếp luôn thể hiện khiêm tốn, lịch sự tế nhị, v.v.. Như vậy,
để góp phần hình thành uy tín đối với mọi người trong tập thể, điều quan trọng

trước tiên thuộc về phía chủ thể phải có khả năng tạo ra được một uy lực tinh thần
có sức cảm hóa, thu hút, lơi kéo mọi người. Tồn bộ những nhân tố chủ quan thuộc
về chủ thể kết hợp biện chứng với nhau tạo thành một diện mạo hoàn chỉnh về nhân
cách người quân nhân cách mạng, tiêu biểu mẫu mực được mọi người thừa nhận,
cảm phục, tin tưởng và noi theo.
III. Các nhân tố khách quan thuộc về khách thể của uy tín và những điều kiện
sống, hoạt động của tập thể, đơn vị:
1. Vai trò vị thế xã hội đang chiếm giữ:
Vai trò vị thế xã hội mà chủ thể đang chiếm giữ có ảnh hưởng rất lớn đến q
trình xây dựng uy tín trong tập thể, đơn vị. Vai trò vị thế xã hội của mỗi cá nhân
phẩn ánh giá trị xã hội của họ được Đảng, Nhà nước, nhân dân tín nhiệm và giao
cho một trọng trách nhất định. Thực tế chứng minh rằng: người có vị trí xã hội càng
cao, càng dễ có điều kiện xây dựng uy tín. Chính giá trị xã hội được tạo nên bởi
đương nhiên có sức ám thị mạnh mẽ cả về lời nói, việc làm đối với những người
xung quanh. Tuy nhiên, vai trò vị thế xã hội cũng chỉ là điều kiện khách quan của
chủ thể. Mặc dù nó có ảnh hưởng lớn đến q trình hình thành, củng cố uy tín của
chủ thể nhưng khơng phải là quyết định, vai trò vị thế xã hội chỉ là hình thức biểu
hiện của phẩm chất chính trị, năng lực cơng tác.

2. Trình độ nhận thức và ý thức giác ngộ chung của tập thể:
Trình độ nhận thức và ý thức giác ngộ chung của tập thể có ảnh hưởng rất lớn
đến q trình xây dựng uy tín của mỗi cá nhân trong tập thể ấy. Trình độ nhận thức
và ý thức giác ngộ chính trị của cán bộ chiến sĩ trong tập thể bao gồm trình độ văn
hóa nói chung và trình độ đào tạo nói riêng cho phép người qn nhân có khả năng
tiếp thu những thơng tin, tài liệu mới mẻ, đồng thời có thể xem xét đánh giá những


sự kiện hiện tượng diễn ra trong và ngoài đơn vị một cách đúng đắn chính xác. Ý
thức giác ngộ chính trị là tồn bộ những tri thức hình thành thế giới quan khoa học
có cảm quan về chính trị một cách đúng đắn. Trình độ nhận thức và giác ngộ chính

trị cho phép quân nhân và tập thể quân nhân có thể giới quan khoa học trong đánh
giá xem xét con người đảm bảo tính khách quan, chân thật. Đây là điều kiện rất
quan trọng thuộc về khách thể ( tập thể, đơn vị) trong quá trình hình thành lịng tin
đích thực và một cá nhân, con người nào đó. Nó hạn chết được khả năng hình thành
của uy tín giả. Đồng thời nó ln đặt ra những u cầu địi hỏi cao đối với chủ thể
uy tín.
3.Bầu khơng khí tâm lý trong tập thể qn nhân:
Bầu khơng khí tâm lý trong tập thể có ảnh hưởng rất lớn đến việc xây dựng,
hình thành uy tín của mỗi cá nhân trong tập thể ấy. Bầu khơng khí tích cực sẽ là điều
kiện tốt nhất để mỗi người phát huy hết tài năng, năng lực của mình trong quá trình
thực hiện nhiệm vụ. Mỗi tập thể ln có truyền thống hoàn thành nhiệm vụ, đoàn
kết tốt kỷ luật nghiêm, mọi người ln quan tâm đến nhau, đồn kết thống nhất cả
về tư tưởng, tình cảm ý chí và hành động. Các hiện tượng tâm lý xã hội nảy sinh
đều được điều chỉnh, phát triển theo hướng tích cực bao giờ cũng tạo được bầu
khơng khí lành mạnh, tích cực, mọi người đều tự hào, phấn khởi với thành tích của
tập thể đơn vị mình và do đó trong ý thức của họ ln tìm cách giữ gìn và phát huy
truyền thống đó. Đây là điều kiện rất thuận lợi cho q trình hình thành uy tín ở mỗi
cá nhân. Ngược lại, nếu bầu khơng khí tâm lý của tập thể đơn vị ấy là tiêu cực
không lành mạnh sẽ là điều kiện khách quan gây khó khăn cho q trình hình thành
uy tín ở mỗi cá nhân, thậm chí làm suy giảm uy tín đã có.
4. Sự quan tâm giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi của cấp trên:
Sự quan tâm, giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi của chỉ huy, lãnh đạo câp trên đối
với tập thể đơn vị nói chung và mỗi cán bộ, chiến sĩ trong tập thể nói riêng là điều
kiện quan trọng để mỗi ngườt phát huy khả năng của mình hồn thành nhiệm vụ,
phát triển những phẩm chất tâm lý nhân cách đáp ứng được với yêu cầu đòi hỏi
ngày càng cao của lực lượng vũ trang nói chung, quân đội nói riêng. Sự quan tâm
giúp đỡ của trên thể hiện ở chỗ: Mọi chỉ thị mệnh lệnh luôn kịp thời sát đúng với
yêu cầu tình hình nhiệm vụ của đơn vị; mọi chính sách chế độ phải đảm bảo tính
cơng bằng; mọi quyết định phải hợp lý, đảm bảo động viên khuyến khích được
những người có thành tích, đồng thời có tác dụng giáo dụng đối với những người vi

phạm khuyết điểm. Bên cạnh đó sự quan tâm giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi để mọi
người được học tập, rèn luyện nâng cao trình độ mọi mặt nhất là chun mơn


nghiệp vụ quân sự. Sự quan tâm chăm lo đến đời sống vật chất tinh thần cho mọi
cán bộ, chiến sĩ; phát động phong trào thi đua, xây dựng điển hình và nhân điển
hình trong tập thể đơn vị.
IV. Các biện pháp để nâng cao uy tín cho bản thân mình:
1. Tự tu dưỡng rèn luyện để xứng đáng với chức trách nhiệm vụ được giao:
Để xứng đáng với nhiệm vụ chức trách được giao, để hình thành được sức cảm
hóa có thể thu hút, lơi kéo mọi người trong tập thể, địi hỏi bản thân phải khơng
ngừng tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao phẩm chất chính trị, năng lực công tác. Các
nhân tố chủ quan thuộc về chủ thể cần được phát triển đủ mức, có khả năng thu hút,
lơi kéo mọi người và khi đó mới có thể xây dựng được lịng tin ở họ. Con đường để
hình thành “sức cảm hóa”, đó là con đường tự giáo dục, tự rèn luyện về mọi mặt với
ý chí, tình cảm say sưa với nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm cao của người quân
nhân cách mạng.
2. Nâng cao trình độ nhận thức, giác ngộ chính trị, xây dựng tập thể đơn vị
vững mạnh về mọi mặt:
Đây là cơ sở, điều kiện quan trọng để hình thành lịng tin của qn nhân đối với
cán bộ chỉ huy. Đi đôi với việc tự tu dưỡng ,rèn luyện nâng cao phẩm chất mọi mặt
của người chỉ huy ,địi hỏi phải khơng ngừng nâng cao trình độ nhận thức, giác ngộ
chính trị cho tập thể quân nhân, xây dựng tập thể mạnh về mọi mặt là điều kiện
quan trọng để đơn vị hoàn thành nhiệm vụ với năng suất, chất lượng, hiệu quả cao.
Luôn hoàn thành nhiệm vụ là nhân tố quan trọng để nâng cao vị thế của người quân
nhân, củng cố lòng tin của đồng chí đồng đội. Để làm được việc đó cần phải thực
hiên những việc sau: Thường xuyên rèn luyện, học tập nâng cao trình độ mọi mặt,
rèn luyện kĩ xảo, kĩ năng chuyên môn nghề nghiệp quân nhân; thường xuyên tổ
chức học tập, quán triệt những tư tưởng, quan điểm đường lối, chủ trương chính
sách của Đảng, nâng cao giác ngộ chính trị cho bản thân; chú trọng đến việc xây

dựng truyền thống đoàn kết tốt, kỷ luật nghiêm, mọi người sống và làm việc trong
bầu khơng khí tâm lí tích cực, lành mạnh, u thương gắn bó mật thiết với nhau.
Chú ý góp phần xây dựng dư luận tập thể tích cực dám đấu tranh với những hành vi
sai trái, những biểu hiện của uy tín giả có trong đơn vị.


3. Sự chăm lo, bồi dưỡng, tạo điều kiện về mọi mặt của chỉ huy, lãnh đạo cấp
trên là nhân tố thuận lợi củng cố uy tín cho quân nhân cấp dưới hoàn thành
nhiệm vụ:
Sự chăm lo, bồi dưỡng , tạo điều kiện về mọi mặt của chỉ huy,lãnh đạo cấp trên
thể hiện ở chỗ: thường xuyên chăm lo, tạo điều kiện tới việc xây dựng nâng cao sức
mạnh mọi mặt của tập thể, đơn vị. Mọi chính sách, chế độ phải kịp thời, đúng , đủ,
động viên được tinh thần của quân nhân. Mặt khác, phải quan tâm tới việc bồi
dưỡng, nâng cao trình độ mọi mặt của quân nhân cấp dưới, tạo điều kiện thuận lợi
để cấp dưới hoàn thành nhiệm vụ với chất lượng, hiệu quả cao nhất.

PHẦN 3. KẾT THÚC
Uy tín là một hiện tượng tâm lý xã hội mang bản chất xã hội lịch sử. Q trình
hình thành và phát triển uy tín của mỗi quân nhân phải là quá trình vừa hình thành,
phát triển những nhân tố chủ quan thuộc về chủ thể và những điều kiện sống, hoạt
động của tập thể, đơn vị. Uy tín có vai trị ảnh hưởng rất to lớn đến đời sống, hoạt
động của tập thể. Nó liên quan trực tiếp và gián tiếp đến chất lượng hoàn thành
nhiệm vụ của tập thể, đơn vị. Quá trình xây dựng, phát triển của tập thể quân nhân,


phải chú trọng tới việc xây dựng uy tín cá nhân trong tập thể, đặc biệt là uy tín của
cán bộ chỉ huy, lãnh đạo. Trong tập thể, đơn vị càng có nhiều người có uy tín thì tập
thể đơn vị đó càng mạnh. Với tầm quan trọng của uy tín, chúng ta thấy rằng phải
khơng ngừng nâng cao ý thức giác ngộ nâng cao uy tín của cán bộ chiến sĩ. Có như
vậy mới nâng cao được tình đồn kết trong tập thể đơn vị. Chủ tịch Hồ Chí Minh là

một biểu tượng mẫu mực về người có uy tín. Những lời nói và việc làm của Người
có tính cảm hóa rất lớn. Chính vì thế cơng tác tun truyền, vận động mọi người
làm theo tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh là biện pháp tích cực và hiệu quả để
mọi người học tập, tự nhận thức và nâng cao uy tín cho bản thân mình.



×